Tiếp tục lãnh đạo đưa tỉnh ta ngày một phát triển hơn

Bà Lê Thị Tâm, cán bộ Lão thành cách mạng,  tổ 13 B, phường Phương Lâm (TP.Hòa Bình).

Từ những năm kháng chiến chống Pháp, tôi được Đảng giác ngộ đi theo con đường cách mạng giải phóng dân tộc. Sau khi tỉnh Hòa Bình được giải phóng, tôi vinh dự được Đảng và nhân dân tín nhiệm giao giữ nhiều trọng trách quan trọng của tỉnh và thị xã Hoà Bình. Đến nay, đã 95 tuổi với 70 năm tuổi Đảng, chứng kiến nhiều thăng trầm của lịch sử, tôi luôn tự hào được đứng trong hàng ngũ của Đảng, được sống, chiến đấu, hy sinh vì sự nghiệp của Đảng, hạnh phúc, ấm no của nhân dân.

 

Từ một tỉnh Mường bị thực dân Pháp đô hộ, nhân dân sống lầm than, dưới lá cờ của Đảng và Bác Hồ lựa chọn đã trở thành tỉnh độc lập, kinh tế phát triển, ai cũng có cơm ăn áo mặc. Mỗi ngày thấy tỉnh Hoà Bình thêm giàu mạnh tôi rất hạnh phúc và tự hào vì con đường mà mình lựa chọn hoàn toàn đúng đắn. Tôi mong muốn các cấp lãnh đạo tỉnh kế thừa và phát huy truyền thống lịch sử cách mạng vẻ vang của dân tộc, tiếp tục lãnh đạo đưa tỉnh ta ngày càng phát triển vững mạnh về kinh tế - chính trị, văn hoá – xã hội, an ninh - quốc phòng. Xứng đáng với sự tín nhiệm và niền tin mà Đảng, Nhà nước và nhân dân giao phó.

 

Người nông dân đã có  vị thế mới

 

 

Ông Tạ Đình Đào, khu 5B, thị trấn Cao Phong, Huyện Cao Phong.

 

Sau thời kỳ bao cấp, chúng tôi được Đảng và Nhà nước kêu gọi đi làm kinh tế mới. Hòa Bình là một trong những vùng đất được nhiều thanh niên hồi đó chọn làm nơi lập nghiệp.

 

Từ hai bàn tay trắng, chúng tôi được cấp ủy, chính quyền địa phương, các cấp, ngành tạo điều kiện cho đi học, tập huấn kỹ thuật, vay vốn  và tạo cơ chế, chính sách thuận lợi để phát triển kinh tế hộ gia đình. Nhiều gia đình có thu nhập hàng tỷ đồng một năm. Không chỉ làm giàu cho mình mà người nông dân còn làm giàu cho xã hội.

 

Trong bối cảnh hội nhập hiện nay, nông nghiệp vẫn là mũi nhọn phát triển của đất nước nên người nông dân ngày càng đóng vai trò quan trọng phát triển kinh tế. Chúng tôi mong muốn Đảng và Nhà nước tạo điều kiện hơn nữa cho người nông dân lao động sản xuất, tiêu thụ sản phẩm, giúp bà con quản lý tốt những thương hiệu để góp phần thúc đẩy kinh tế của tỉnh ngày càng phát triển bền vững.

 

Tạo điều kiện cho thế hệ trẻ được cống hiến nhiều hơn

 

 

Bùi Văn Thắng, phó Bí thư Huyện đoàn Kim Bôi.

 

Thời gian qua, các cấp ủy, chính quyền đặc biệt quan tâm, tạo điều kiện cho thanh niên về học tập, rèn luyện. Tỷ lệ người trẻ tuổi tham gia cấp ủy các cấp tăng nhiều. Thanh niên nhận được sự tin tưởng của các cấp, các ngành giao phó những trọng trách quan trọng trong hệ thống chính trị, thử nghiệm các mô hình kinh tế mới, xây dựng NTM. Thanh niên được ưu tiên, tạo điều kiện vay vốn phát triển kinh tế. Tuy nhiên, tỷ lệ này chưa nhiều và chưa đáp ứng được hết sự kỳ vọng của thế hệ thanh niên, tuổi trẻ trên địa bàn tỉnh. Do đó, trong thời gian tới, tuổi trẻ Hòa Bình mong muốn tiếp tục được các cấp ủy, chính quyền tạo điều kiện cho học tập, công tác, lao động sản xuất. Chúng tôi cũng mong muốn những thanh niên ưu tú sẽ được lựa chọn, bồi dưỡng, rèn luyện để sớm đứng trong hàng ngũ của Đảng; được tin tưởng giao những nhiệm vụ quan trọng, góp phần xây dựng tỉnh nhà ngày càng phát triển, giàu mạnh, xứng đáng là thế hệ kế cận của cha anh.

 

Tin tưởng vào sự phát triển mạnh mẽ của tỉnh nhà

 

 

Ông Nguyễn Văn Cửu, nguyên Phó Bí thư TT Tỉnh ủy (1991 - 1997)

 

Sau chia tách, tỉnh Hòa Bình đối mặt với rất nhiều khó khăn như: thiếu cán bộ, thiếu trụ sở làm việc, ngân sách eo hẹp và đặc biệt là nạn thiếu đói ở một số xã của huyện Yên Thủy, Lạc Sơn.

 

Nhiệm vụ được đặt ra lúc này là phải đẩy mạnh sản xuất cây lương thực, rau màu ngắn ngày để nhanh chóng khắc phục nạn thiếu đói, ổn định đời sống nhân dân. Nhờ sự đồng thuận, đồng lòng từ chính quyền cho tới nhân dân, tình hình sản xuất dần ổn định. Cây trồng, vật nuôi đã từng bước phát triển theo hướng sản xuất hàng hóa.

 

Là những người đặt nền móng đầu tiên từ khi tái lập tỉnh cho đến nay, chúng tôi vô cùng vui mừng nhận thấy sự đổi thay, phát triển mạnh mẽ của tỉnh nhà. Nông nghiệp hình thành các vùng chuyên canh mang lại hiệu quả kinh tế cao. Công nghiệp từ chỗ nhỏ lẻ giờ đã hình thành các khu công nghiệp sản xuất đa ngành nghề, có tốc độ tăng trưởng khá. Cơ sở hạ tầng được đầu tư xây dựng khang trang, Đời sống người dân được nâng lên rõ rệt. Chứng kiến sự đổi thay trong 25 năm qua, tôi tin tưởng trong thời gian tới tỉnh ta tiếp tục có những bước phát triển nhanh và mạnh mẽ.

 

Mong muốn đóng góp ngày càng nhiều cho xã hội

 

 

Bùi Thị Bình, Chủ tịch Hội Liên hiệp phụ nữ huyện Yên Thủy

 

Phụ nữ tỉnh ta đã đóng góp cho quá trình hình thành và phát triển của tỉnh trên các lĩnh vực: chính trị, kinh tế, văn hóa - xã hội. Là tỉnh miền núi nhưng vị thế của người phụ nữ được khẳng định khi trên địa bàn tỉnh xuất hiện ngày càng nhiều phụ nữ làm kinh tế giỏi; lãnh đạo các cơ quan, sở, ban, ngành là nữ. Đặc biệt, tỷ lệ cán bộ nữ, cán bộ lãnh đạo là nữ ngày càng tăng.

 

Trong bối cảnh phát triển và hội nhập, người phụ nữ cần không ngừng học hỏi ở nhà trường, các tổ chức, đội nhóm, nhà văn hóa, câu lạc bộ… Tích cực tham gia các hoạt động xã hội để tích lũy tri thức và kinh nghiệm sống. Mở rộng các mối quan hệ, giao lưu, giao tiếp trong xã hội. Tạo thói quen suy nghĩ tích cực, sẵn sàng chia sẻ, siêng năng lao động, rèn luyện và chăm sóc sức khoẻ cho bản thân.

 

Phụ nữ trên địa bàn tỉnh  mong muốn tiếp tục nhận được sự quan tâm, tin tưởng, tạo điều kiện hơn nữa của các cấp ủy Đảng, chính quyền để phát triển kinh tế, làm giàu cho gia đình và xã hội. Chúng tôi luôn mong muốn những định kiến về giới dần bị loại bỏ. Phụ nữ sẽ được học tập, đào tạo, bồi dưỡng, quy hoạch và bổ nhiệm vào những chức danh chủ chốt phù hợp, có tiếng nói, khẳng định vị thế và đóng góp cho sự phát triển, tiến bộ của tỉnh.

 

Quan tâm nâng cao hơn nữa chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức

 

 

Hà Mạnh Thắng, Sở Lao động - Thương binh và xã hội

 

Trong những năm qua, việc xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức (CB,CC) được Đảng bộ, chính quyền các cấp, ngành trong tỉnh quan tâm. Đã có nhiều chính sách phù hợp và tạo điều kiện học tập, nâng cao trình độ học vấn, chuyên môn, nghiệp vụ tới đội ngũ CB, CC trên địa bàn tỉnh. Bản thân tôi là công chức ngành LĐ -TB&XH đã được tạo điều kiện, môi trường để học tập, rèn luyện nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, hoàn thành tốt chức trách, nhiệm vụ được giao.

 

Để tiếp tục nâng cao chất lượng đội ngũ CB, CC,  theo tôi, trong thời gian tới cần đổi mới, nâng cao chất lượng công tác đánh giá, sắp xếp và bố trí đội ngũ cán bộ đảm bảo dân chủ, công khai, minh bạch; lấy hiệu quả công tác làm thước đo phẩm chất, năng lực cán bộ. Nâng cao chất lượng quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, điều động, luân chuyển, miễn nhiệm và thực hiện chính sách cán bộ. Đổi mới công tác quản lý và tuyển dụng CB, CC; tăng cường kiểm tra, giám sát, đấu tranh phòng - chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực trong CB, CC. Đối chiếu với tiêu chuẩn quy định để làm cơ sở quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng; bố trí, sử dụng theo tiêu chuẩn

chức danh được xác định đối với từng vị trí công việc.

Các tin khác


Quy định chuẩn mực đạo đức cách mạng của cán bộ, đảng viên giai đoạn mới

Thay mặt Bộ Chính trị, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã ký ban hành Quy định số 144-QĐ/TW (ngày 9/5/2024) Quy định chuẩn mực đạo đức cách mạng của cán bộ, đảng viên giai đoạn mới (Quy định số 144).

Phát huy vai trò nêu gương của cán bộ, đảng viên

Những năm qua, việc thực hiện Quy định số 34-QĐi/TU, ngày 28/01/2019 của Ban Chấp hành (BCH) Đảng bộ tỉnh quy định trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên (CB,ĐV), trước hết là Ủy viên Ban Thường vụ (BTV) Tỉnh ủy, Ủy viên BCH Đảng bộ tỉnh đã đạt kết quả tích cực. Tỉnh ủy coi đây là phương thức lãnh đạo quan trọng của Đảng; là biện pháp thiết thực, hiệu quả góp phần xây dựng, chỉnh đốn Đảng.

Đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức phong cách Hồ Chí Minh, xây dựng tỉnh Hòa Bình ngày càng giàu đẹp, văn minh

Bùi Đức Hinh, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh 


Chủ tịch Hồ Chí Minh, vị lãnh tụ thiên tài, kiệt xuất của dân tộc, người thầy vĩ đại của cách mạng Việt Nam. Người "là biểu tượng cao đẹp nhất của chủ nghĩa yêu nước và chủ nghĩa anh hùng cách mạng Việt Nam. Người là kết tinh rạng ngời của đạo đức, trí tuệ, khí phách, lương tri của dân tộc và thời đại”. Trọn cả cuộc đời, Người dâng hiến cho sự nghiệp giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp và giải phóng con người. Tư tưởng, đạo đức, phong cách của Người là tài sản tinh thần vô giá của Đảng và dân tộc ta. Học tập và làm theo Người là nhiệm vụ hết sức quan trọng, không thể thiếu đối với tất cả các tổ chức đảng, đảng viên trong việc tu dưỡng, rèn luyện, cống hiến và phụng sự đất nước.

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Cần đa dạng hóa nguồn lực phát triển nhà ở xã hội

Chiều tối 17/5, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì họp với các bộ, ngành bàn các giải pháp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong đầu tư phát triển nhà ở xã hội, thực hiện Đề án "Đầu tư xây dựng ít nhất 01 triệu căn hộ nhà ở xã hội cho đối tượng thu nhập thấp, công nhân khu công nghiệp giai đoạn 2021-2030”. Cùng dự có Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà; lãnh đạo các bộ, ngành, cơ quan Trung ương.

Triển khai hiệu quả nhiệm vụ khoa học lý luận chính trị, bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng

Sáng 17/5, tại Hà Nội, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức Lễ kỷ niệm Ngày Khoa học và Công nghệ Việt Nam (18/5).

Đường Hồ Chí Minh từ kỳ tích đến mạch máu đất nước - Bài cuối: Đi tới tương lai thịnh vượng

Đất nước thống nhất, sứ mệnh của đường mòn Trường Sơn đã hoàn thành. Nhưng một ước muốn lại cháy bỏng, đó là phát huy giá trị của tuyến đường lịch sử này trong phát triển kinh tế - xã hội hôm nay. Ước vọng đó thành hiện thực khi ngày 5/4/2000, tại bến phà Xuân Sơn, huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình, Thủ tướng Chính phủ đã phát lệnh khởi công xây dựng công trình đường Hồ Chí Minh.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục