Sáng 21-11, tiếp tục chương trình làm việc, Quốc hội thảo luận ở hội trường về dự án Luật Quy hoạch.

 

 

 

       Đại biểu Ngọ Duy Hiểu (TP Hà Nội) phát biểu thảo luận. Ảnh: TTXVN.

Qua thảo luận, các đại biểu khẳng định sự cần thiết ban hành Luật Quy hoạch nhằm khắc phục những hạn chế, yếu kém trong công tác quy hoạch thời gian qua, bảo đảm tính pháp lý cụ thể hóa chiến lược phát triển kinh tế-xã hội, bám sát nhu cầu phát triển, nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn lực của đất nước và là công cụ quan trọng trong điều hành phát triển kinh tế-xã hội. Đồng thời, một số ý kiến nhấn mạnh nguyên tắc xây dựng dự án Luật này cần đáp ứng yêu cầu: Tạo sự thống nhất của hệ thống quy hoạch từ Trung ương đến địa phương, hạn chế ảnh hưởng tiêu cực tới các hoạt động quy hoạch đang thực hiện theo quy định của pháp luật hiện hành; tăng cường liên kết vùng, phát huy tối đa tiềm năng và lợi thế của từng vùng, từng địa phương; phát huy hiệu quả trong khai thác và sử dụng nguồn lực của đất nước để thúc đẩy phát triển bền vững, góp phần bảo vệ môi trường và thích ứng với biến đổi khí hậu. Mặt khác, việc ban hành Luật quy hoạch sẽ là công cụ giúp quản lý phát triển một cách đồng bộ, khắc phục tình trạng quản lý chia cắt, cục bộ ngành và tính cát cứ địa phương.

 

Đại biểu Phạm Tất Thắng (Vĩnh Long) cho rằng, do chưa có quy hoạch đúng nghĩa nên dẫn đến tình trạng “trăm hoa đua nở”. Tính đến hết năm 2014, các bộ, ngành, địa phương đã lập hơn 12.800 quy hoạch mà không có sự tích hợp, thống nhất, bổ sung cho nhau nên đã dẫn đến tình trạng “lạm phát” quy hoạch; trong khi đó, người dân ở nhiều nơi vẫn phải sống trong quy hoạch “treo”. Do đó, cần ban hành Luật để tạo hành lang pháp lý thống nhất về quy hoạch chung trên cả nước, ban hành quy chuẩn chung cho công tác quy hoạch cho tương lai.

Mở đầu phiên thảo luận, nhấn mạnh đến sự cần thiết lập quy hoạch tổng thể quốc gia, công tác tư vấn lập quy hoạch, song đại biểu Phạm Văn Tuân (Thái Bình) cho rằng quy định về quản lý nhà nước trong dự thảo luật còn chung chung, tính khả thi không cao. 

Về vấn đề công khai thông tin quy hoạch, đại biểu Phạm Văn Tuân đề nghị bổ sung thêm quy định các quy hoạch có liên quan nhiều đến cộng đồng dân cư cần được công bố công khai, rộng rãi để nhân dân được biết, tại trụ sở Ủy ban nhân dân các cấp. Đại biểu tỉnh Thái Bình cũng đề nghị Ban soạn thảo cần nghiên cứu, bổ sung, làm rõ các nguyên tắc để bảo đảm tính dự báo kịp thời, khách quan, ổn định, khả thi của hoạt động quy hoạch, tránh tình trạng quy hoạch thường xuyên thay đổi phá vỡ quy hoạch như thời gian qua. Đồng thời, cần bổ sung nguyên tắc quy hoạch phải bảo đảm yêu cầu công khai, minh bạch, phát huy lợi thế, tiềm năng của từng vùng, từng địa phương nhưng không làm gia tăng sự chênh lệch về phát triển giữa các vùng và các địa phương. Do đó, đại biểu cho rằng cần lập quy hoạch tổng thể quốc gia để bảo đảm tính thống nhất đồng bộ của hệ thống quy hoạch trong cả nước, tránh tình trạng quản lý chia cắt cục bộ, thiếu liên kết vùng và liên kết các địa phương và sản phẩm ngành; đồng thời, tạo không gian phát triển thống nhất, khắc phục sự mâu thuẫn giữa quy hoạch quốc gia với quy hoạch vùng, ngành và quy hoạch cấp tỉnh; bảo đảm tính dự báo kịp thời, khách quan, ổn định, tính khả thi và thực tế của hoạt động quy hoạch.

 

Còn đại biểu Ngọ Duy Hiểu (TP Hà Nội) nhấn mạnh: Các quy định liên quan đến quy hoạch, nhất là căn cứ quy hoạch, nội dung quy hoạch cần được thể hiện rõ ràng trong Luật. Trong đó, thể hiện rõ quan điểm quy hoạch không dừng lại ở việc chỉ sử dụng đất đai, tài nguyên mà cần tính toán và sử dụng hiệu quả các nguồn nhân lực, tài lực khác. Bên cạnh đó, các yếu tố văn hóa truyền thống, đặc điểm dân cư phải được phân tích, cân nhắc kỹ khi lập quy hoạch. 

Đại biểu TP Hà Nội  cũng đề nghị Ban soạn thảo cần thể hiện rõ hơn phương án đổi mới, sắp xếp lại hệ thống quy hoạch theo hướng tích hợp liên ngành để đạt được nhiều hơn các quy định đề ra và nguyên tắc cải cách hệ thống quy hoạch. “Nếu không làm tốt việc này dễ xảy ra tình trạng đùn đẩy, bất hợp tác, mạnh ai nấy làm trong quá trình các địa phương thực hiện quy hoạch vùng”, đại biểu Ngọ Duy Hiểu nhấn mạnh.

Về mối quan hệ giữa các loại quy hoạch, đại biểu Phạm Trọng Nhân (Bình Dương) tán thành với quan điểm, việc quy hoạch cần lập theo thứ bậc từ trên xuống dưới, quy hoạch tổng thể quốc gia là cơ sở để lập quy hoạch ngành quốc gia, quy hoạch vùng, quy hoạch tỉnh và quy hoạch đô thị, nông thôn trên cả nước; quy hoạch cấp dưới phải tuân thủ quy hoạch cấp trên.

Chung quan điểm này, đại biểu Phùng Đức Tiến (Hà Nam) phân tích: Quy định quy hoạch được tạo lập theo thứ tự từ trên xuống dưới nếu được thực hiện sẽ tạo thành sự thống nhất trong quy hoạch, tránh sự chồng chéo, lãng phí trong xây dựng và thực hiện quy hoạch, hạn chế tình trạng manh mún, chắp vá, tạo cho đất nước một bộ mặt khang trang, đồng bộ. Để làm được điều này, cần bảo đảm nguyên tắc quy hoạch cấp trên phải có trước quy hoạch cấp dưới. Đặc biệt các quy hoạch tổng thể quốc gia, quy hoạch gốc phải được làm trước, có như vậy mới nâng cao trách nhiệm của Chính phủ với tư cách là cơ quan quản trị quốc gia đối với tương lai phát triển của đất nước, đúng với tinh thần Chính phủ kiến tạo.

 

 Đại biểu Phùng Đức Tiến (Hà Nam) phát biểu thảo luận. Ảnh: Cổng TTĐT Quốc hội.

Đại biểu tỉnh Hà Nam nhấn mạnh: Cần mạnh dạn quy định một cách dứt khoát rằng khi chưa có quy hoạch tổng thể quốc gia thì chưa được lập quy hoạch ngành, vùng, địa phương và ngược lại, muốn điều chỉnh quy hoạch ngành, vùng, địa phương phải điều chỉnh quy hoạch tổng thể quốc gia. Quy định như vậy vừa bảo đảm tính nghiêm minh trong quản lý quy hoạch, vừa tránh tình trạng quy hoạch tổng thể quốc gia ''chạy'' theo quy hoạch ngành, vùng, địa phương như đã diễn ra từ lâu khi các tỉnh đua nhau xây dựng khu công nghiệp trước khi có quy hoạch, làm quy hoạch khu sinh thái, nghỉ dưỡng trên biển trước khi có quy hoạch tổng thể các khu sinh thái, nghỉ dưỡng...

Về thời kỳ quy hoạch, đại biểu Nguyễn Văn Thể (Sóc Trăng) cho rằng, quy định “cứng” thời kỳ quy hoạch đặt ra là 10 năm, định hướng 20 năm, kết cấu hạ tầng từ 20 đến 30 năm như trong dự thảo luật chưa hợp lý. Đại biểu phân tích, trong quá trình quy hoạch, nhiều quy hoạch ngành, lĩnh vực do tính bền vững, lâu dài như quy hoạch giao thông, quy hoạch phát triển đô thị... không thể điều chỉnh trong vòng 10 năm mà cần có định hướng lâu dài. Do đó, đại biểu đề nghị xem xét một số ngành, lĩnh vực đặc thù có thời gian quy định dài hơn, chỉ có như thế mới bảo đảm sự phát triển bền vững của quy hoạch.

Đồng tình với 8 điều cấm như trong dự thảo luật song đại biểu tỉnh Sóc Trăng lại bày tỏ băn khoăn khi các tổ chức, cá nhân vi phạm các điều cấm thì việc xử lý nghiêm minh sẽ được thực hiện ra sao. Đại biểu giải thích hiện nay có nhiều quy định nhưng khi thực hiện lại bị “rối”. Do đó, đại biểu đề nghị bên cạnh các điều cấm thì luật cũng cần quy định rõ ràng cách xử lý nhằm bảo đảm tính răn đe các tổ chức, cá nhân để không vi phạm điều cấm.

                                                                                      Theo QĐND

Các tin khác

Không có hình ảnh
Không có hình ảnh

Thông báo kết luận kỳ họp thứ 6 UBKT Tỉnh uỷ khóa XVI

(HBĐT) - UBKT Tỉnh uỷ vừa tổ chức kỳ họp thứ 6/2016, dưới sự chủ trì của đồng chí Hoàng Văn Đức, UVBTV, Chủ nhiệm UBKT Tỉnh ủy. Sau khi xem xét báo cáo của các đoàn KTGS, UBKT Tỉnh uỷ đã thảo luận và kết luận như sau: về báo cáo kết quả giải quyết khiếu nại của đảng viên Nguyễn Đức Thọ, Chấp hành viên Chi cục THADS huyện Cao Phong, UBKT Tỉnh uỷ cơ bản nhất trí cao và đã có ý kiến đóng góp làm rõ thêm nội dung dự thảo báo cáo kết quả thẩm tra, xác minh giải quyết khiếu nại kỷ luật đảng của đồng chí Nguyễn Đức Thọ do đoàn kiểm tra của BTV Tỉnh uỷ tổ chức lấy ý kiến của UBKT Tỉnh uỷ. Đồng thời, tập thể UBKT Tỉnh uỷ đã biểu quyết đề nghị giữ nguyên hình thức kỷ luật cảnh cáo đối với đồng chí Nguyễn Đức Thọ.

Trực tuyến Lễ kỷ niệm 130 năm thành lập tỉnh, 25 năm tái lập tỉnh, đón nhận Huân chương Độc lập hạng Nhất

(HBĐT) - Tại Quảng trường Hòa Bình, Tỉnh ủy, HĐND, UBND, UBMTTQ tỉnh long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 130 năm thành lập tỉnh (22/6/1886 - 22/6/2016); 25 năm tái lập tỉnh (01/10/1991 - 01/10/2016); đón nhận Huân chương Độc lập hạng Nhất; công bố Quy hoạch khu du lịch Quốc gia hồ Hòa Bình và đón nhận bằng công nhân Di sản văn hóa phi vật thể cấp Quốc gia cho 2 di sản văn hóa Mo Mường và nghệ thuật Chiêng Mường Hòa Bình.

Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc dự Hội nghị xúc tiến đầu tư thương mại và du lịch tỉnh Hòa Bình

(HBĐT) - Chiều 19/11, Ban Chỉ đạo Tây Bắc- UBND tỉnh- Ngân hàng Công thương Việt Nam đã phối hợp tổ chức Hội nghị Xúc tiến đầu tư, thương mại và du lịch tỉnh Hòa Bình với chủ đề “Hợp tác- phát triển- bền vững” có sự góp mặt của đông đảo nhà đầu tư. Dự hội nghị có Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc; đồng chí Nguyễn Văn Bình, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Kinh tế Trung ương, Trưởng ban Chỉ đạo Tây Bắc; Mai Tiến Dũng, Ủy viên BCH T.Ư Đảng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ; Hầu A Lềnh, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó trưởng Ban TT BCĐ Tây Bắc; đại diện các bộ, ban, ngành trung ương, đại diện các cơ quan ngoại giao của các nước tại Việt Nam. Tỉnh ta có các đồng chí: Bùi Văn Tỉnh, Ủy viên BCH T.Ư Đảng, Bí thư Tỉnh ủy; Trần Đăng Ninh, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh; Nguyễn Văn Quang, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh; các sở, ban, ngành, tổ chức trong tỉnh

Nơi ươm mầm “hạt giống đỏ” của cách mạng Việt Nam trên đất Hòa Bình

(HBĐT) - Tháng 3/1943, thực dân Pháp chuyển một số tù chính trị từ Sơn La về giam giữ ở nhà tù Hoà Bình để giảm bớt số lượng, đồng thời chờ điều kiện thuận lợi để di lý một số tù nhân ra Côn Đảo. Từ đó, nơi đây trở thành nơi giam cầm và đày ải của gần 200 tù chính trị cũng là nơi chi bộ đầu tiên của Đảng trên đất Hòa Bình bắt đầu hoạt động. Vượt lên gông cùm và tội ác của thực dân Pháp, những người cộng sản kiên trung ấy đã biến nhà tù thực dân thành trường học cách mạng, biến những bức tường lạnh lẽo thành những viên gạch hồng ấm tình đồng chí, biến bóng đêm thành những tia sáng cách mạng lan tỏa khắp núi rừng.

Bồi dưỡng nghiệp vụ công tác Đảng cho cấp ủy cơ sở

(HBĐT) - Ban Thường vụ Đảng ủy Công an tỉnh vừa tổ chức lớp bồi dưỡng nghiệp vụ công tác Đảng cho các đồng chí bí thư chi, Đảng bộ cơ sở trực thuộc Đảng bộ Công an tỉnh.

Chung tay xây dựng nông thôn mới

(HBĐT) - Có dịp đến Công an huyện Tân Lạc, cái nôi vùng đất cổ Mường Bi, chúng tôi cảm nhận không khí làm việc hăng say của cán bộ, chiến sỹ đơn vị. Để chuẩn bị các hoạt động kỷ niệm 60 năm thành lập huyện (10/1957 - 10/2017), ngay từ lúc này, Đảng ủy, lãnh đạo Công an huyện Tân Lạc đã phát động đợt thi đua đặc biệt, tạo khí thế sôi nổi trong toàn đơn vị. Một trong những nhiệm vụ trọng tâm đó là chung tay cùng cấp ủy, chính quyền và nhân dân xây dựng NTM.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục