Ngày 28-12, tại Hà Nội, Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng chống tham nhũng đã họp phiên thứ 11 dưới sự chủ trì của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Trưởng ban Chỉ đạo.

 

Tại phiên họp, các thành viên Ban Chỉ đạo thống nhất đánh giá: Năm 2016, với quyết tâm cao và sự tập trung chỉ đạo của Ban Chỉ đạo, Thường trực Ban Chỉ đạo mà trực tiếp là sự chỉ đạo quyết liệt của đồng chí Tổng Bí thư, Trưởng ban Chỉ đạo, sự nỗ lực cố gắng của các cơ quan tiến hành tố tụng, tiến độ điều tra, truy tố, xét xử các vụ án tham nhũng, kinh tế nghiêm trọng, phức tạp có chuyển biến rõ rệt. Ban Chỉ đạo đã tích cực, chủ động, sáng tạo trong thực hiện nhiệm vụ được giao, vừa chỉ đạo định hướng chủ trương xử lý, vừa chỉ đạo cụ thể từng nội dung vụ việc, gắn với trách nhiệm của cơ quan chức năng và người có thẩm quyền; với chủ trương “tài liệu đến đâu xử lý đến đó, sau đó điều tra, xử lý tiếp nhằm tạo sự lan tỏa và chuyển biến tích cực trong phát hiện, xử lý tham nhũng”. Đồng thời, Ban Chỉ đạo ban hành cơ chế chỉ đạo công tác phối hợp giữa các cơ quan tiến hành tố tụng Trung ương và cấp tỉnh trong điều tra, truy tố, xét xử sơ thẩm các vụ án tham nhũng, kinh tế… Nhờ vậy, nhiều khó khăn, vướng mắc được tháo gỡ. Nhiều vụ án tham nhũng đặc biệt nghiêm trọng, phức tạp, dư luận bức xúc đã được xử lý đúng tiến độ, nghiêm minh theo quy định của pháp luật, như các vụ án Phạm Công Danh, Hà Văn Thắm, Lê Dũng, Phạm Ngọc Ngoạn, Huỳnh Thị Huyền Như (phần điều tra lại). Các vụ án thuộc diện Ban Chỉ đạo theo dõi, chỉ đạo, đã truy tố, xét xử sơ thẩm 8 vụ với 121 bị cáo, xét xử phúc thẩm 6 vụ với 55 bị cáo. Các vụ án thuộc diện Ban Nội chính Trung ương theo dõi, đôn đốc, đã truy tố, xét xử sơ thẩm 3 vụ với 10 bị cáo, xét xử phúc thẩm 2 vụ với 3 bị cáo.

 

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng phát biểu chỉ đạo tại phiên họp thứ 11, Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng chống tham nhũng ngày 28-12

 

Sau 3 năm, từ khi thành lập Ban Chỉ đạo và Ban Nội chính Trung ương đến nay, trong tổng số 40 vụ án, 7 vụ việc thuộc diện Ban Chỉ đạo theo dõi, chỉ đạo, đã kết luận điều tra, đề nghị truy tố 26 vụ với 330 bị can; đã truy tố, xét xử sơ thẩm 21 vụ với 247 bị cáo, xét xử phúc thẩm 14 vụ với 137 bị cáo. Trong số 29 vụ án thuộc diện Ban Nội chính Trung ương theo dõi, đôn đốc đã kết luận điều tra, đề nghị truy tố 21 vụ với 93 bị can, đã truy tố xét xử sơ thẩm 18 vụ với 68 bị cáo, xét xử phúc thẩm 10 vụ với 24 bị cáo, mức án rất nghiêm khắc, qua đó cảnh tỉnh, răn đe, phòng ngừa tham nhũng, được nhân dân đồng tình ủng hộ. Bên cạnh đó, công tác kiểm tra, giám sát, thanh tra, kiểm toán phục vụ phòng chống tham nhũng được tăng cường. Ban Chỉ đạo đã thành lập 7 đoàn công tác đi kiểm tra, giám sát việc thanh tra các vụ việc, khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử các vụ án tham nhũng, kinh tế nghiêm trọng, phức tạp, dư luận xã hội quan tâm tại 14 tỉnh; qua kiểm tra, giám sát đã kiến nghị 42 vấn đề về cơ chế, chính sách, pháp luật; kiến nghị đôn đốc, theo dõi, chỉ đạo xử lý 87 vụ việc, vụ án…

Phát biểu tại phiên họp, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nêu rõ, sau Đại hội toàn quốc lần thứ XII của Đảng, điểm thuận lợi là có khí thế mới, đồng thuận cao, không khí làm việc khác trước nhưng yêu cầu, đòi hỏi đối với công tác đấu tranh phòng chống tham nhũng, tiêu cực, lãng phí cũng nặng nề hơn, tính chất công việc phức tạp hơn. Trong bối cảnh đó, Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng đã có nhiều cố gắng thực hiện các chương trình kế hoạch đề ra, với tinh thần làm việc quyết liệt và đã có chuyển biến tích cực trên thực tế. Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng cũng nêu rõ, bên cạnh những kết quả đạt được, hoạt động của Ban Chỉ đạo còn một số tồn tại, hạn chế. Một số thành viên Ban Chỉ đạo dành thời gian chưa nhiều cho việc thực hiện nhiệm vụ của Ban Chỉ đạo, nhất là trong kiểm tra, đôn đốc công tác phòng chống tham nhũng ở địa bàn được phân công theo dõi, chỉ đạo. Việc điều tra, truy tố, xét xử một số vụ án tham nhũng, kinh tế đặc biệt nghiêm trọng, phức tạp, dư luận đặc biệt quan tâm vẫn còn kéo dài, số vụ còn ít, chưa đáp ứng yêu cầu, mong đợi của nhân dân. Một số vụ án tham nhũng - kinh tế chuyển hóa lẫn nhau, khó tách bạch, nhất là khi làm kinh tế với động cơ vụ lợi, lợi ích nhóm. Do vậy, phải căn cứ vào bản chất sự việc để kết luận. “Không tham ô, tham nhũng thì tiền đâu mà lắm thế, xây nhà xây cửa, chạy ra nước ngoài như thế? Căn cứ vào luật là đương nhiên, nhưng đừng khô cứng quá vào câu chữ trong luật. Luật pháp không phải là các khuôn cứng. Thực tiễn là tiêu chuẩn của chân lý, luật pháp là tối thượng, nhưng có những cái luật pháp chưa đủ, ta còn phải điều chỉnh”, Tổng Bí thư phân tích. Bên cạnh đó, khâu điều tra giám định vẫn còn chậm; việc thu hồi tài sản mặc dù có tiến bộ nhưng còn ít. Phát hiện tham nhũng, tiêu cực từ nội bộ còn ít, phần nhiều là do tố cáo, công luận, báo chí; Trung ương làm mạnh nhưng cơ sở, địa phương làm ít, chuyển động chưa rõ; khu vực tư nhân, đầu tư nước ngoài, phát hiện còn ít. Sự phối hợp giữa các cơ quan nói chung là tiến bộ, nhưng còn chưa chặt chẽ; khen thưởng, kỷ luật chưa kịp thời, chưa được chú ý đúng mức.

Về nhiệm vụ công tác trọng tâm năm 2017, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng cho rằng, muốn làm tốt hơn công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực, phải có quyết tâm cao hơn nữa, nỗ lực lớn hơn nữa và hành động quyết liệt hơn nữa. Tổng Bí thư nhấn mạnh, phải chú ý thêm một số vụ án lớn, nghiêm trọng; đưa một số vụ án “đắp chiếu” vào diện Ban Chỉ đạo chỉ đạo, kiên quyết xử lý; chú ý thêm ở địa phương, cơ sở, các lĩnh vực tài nguyên, môi trường, thuế và hải quan, khu vực tư nhân, đầu tư nước ngoài; hạn chế tối đa tình trạng bỏ trốn, bỏ chạy, tăng cường khâu thanh tra, kiểm tra trách nhiệm người đứng đầu; kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện các kết luận, kiến nghị của các đoàn kiểm tra, giám sát của Ban Chỉ đạo. Đồng thời, tiếp tục đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền, phổ biến, giáo dục về phòng chống tham nhũng, gắn với việc thực hiện Chỉ thị 05 của Bộ Chính trị về học tập, làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh; Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XII) về xây dựng, chỉnh đốn Đảng.

 

                                                   Theo SGGP

Các tin khác

Các đồng chí lãnh đạo tỉnh dự hội nghị tại điểm cầu Hoà Bình.

Tổng kết công tác Văn phòng cấp ủy năm 2016, triển khai nhiệm vụ năm 2017

(HBĐT) - Chiều 28/12, Văn Phòng Tỉnh ủy đã tổ chức hội nghị tổng kết công tác Văn phòng cấp ủy năm 2016, triển khai nhiệm vụ năm 2017. Tới dự và chỉ đạo hội nghị có đồng chí Trần Đăng Ninh, Phó Bí thư TT Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh; đại diện Cục Lưu trữ, Văn phòng T.Ư Đảng và Khối thi đua các cơ quan Đảng tỉnh; lãnh đạo Văn phòng HĐND, UBND, Đoàn ĐBQH tỉnh, các Huyện, Thành ủy và Đảng ủy trực thuộc.

MTTQ và các tổ chức Chính trị - xã hội ký kết chương trình công tác phối hợp năm 2017

(HBĐT) - Ngày 28/12, UBMTTQ tỉnh và các tổ chức CT- XH, các tổ chức thành viên đã tiến hành ký kết chương trình công tác hành động năm 2017. Dự hội nghị có lãnh đạo Ủy ban MTTQ tỉnh, các tổ chức Hội, đoàn thể và một số hội đặc thù.

Tổng kết khối thi đua các cơ quan QLNN về kinh tế kỹ thuật năm 2016

(HBĐT) - Chiều 28/12, tại Sở TN&MT đã diễn ra hội nghị tổng kết khối thi đua các cơ quan quản lý nhà nước về kinh tế, kỹ thuật năm 2016. Khối thi đua các cơ quan QLNN về kinh tế, kỹ thuật gồm 9 sở, ngành, đơn vị là: KH&CN,TN&MT, NN&PTNT, GTVT, Xây dựng, Công thương; Ban Quản lý các KCN, Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình dân dụng và công nghiệp tỉnh và Trung tâm Xúc tiến đầu tư thương mại tỉnh. Sở TN&MT làm trưởng khối thi đua năm 2016.

Kiểm tra vụ bổ nhiệm cán bộ ở BCĐ Tây Nam Bộ gây xôn xao dư luận

Ủy ban Kiểm tra TƯ sẽ kiểm tra 2 đảng viên có dấu hiệu vi phạm trong vụ tuyển dụng, bổ nhiệm Phó Vụ trưởng Vụ Kinh tế đối với ông Vũ Minh Hoàng

CCB Phúc Tiến nhân rộng mô hình kinh tế giỏi

(HBĐT) - Hội CCB xã Phúc Tiến hiện có 4 chi hội với hơn 140 hội viên. Trong đó có 114 hội viên (chiếm 84%) thuộc diện khá, giàu; 17 hội viên có kinh tế trung bình, 4 hộ hội viên thuộc diện hộ nghèo theo tiêu chí mới. Với phương châm xưa thắng giặc, nay thắng đói nghèo, CCB xã Phúc Tiến luôn tiên phong trong việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi, tích cực lao động sáng tạo xóa đói giảm nghèo.

Hiệu quả từ các hoạt động hỗ trợ hộ nghèo

(HBĐT) - Hưởng ứng cuộc vận động (CVĐ) “Ngày vì người nghèo”, những năm qua, ủy ban MTTQ huyện Lương Sơn đã triển khai thực hiện một cách thiết thực và đạt được két quả khả quan. Thông qua CVĐ tạo sự chuyển biến trong đời sống những hộ nghèo, góp phần bảo đảm an sinh xã hội, thực hiện hiệu quả các phong trào thi đua yêu nước.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục