HBĐT) - Huyện Cao Phong được thành lập (tách ra từ huyện Kỳ Sơn) và chính thức đi vào hoạt động từ ngày 15/3/2002. Trên bản đồ hành chính, huyện Cao Phong là cái tên còn khá mới lạ, chỉ được biết đến là vùng đất Mường Thàng - một trong bốn vùng Mường lớn của tỉnh đã đi vào huyền thoại sử thi đất Mường Hòa Bình. Nơi đây có nhiều danh lam thắng cảnh, chứa đựng nhiều truyền thuyết, huyền thoại gắn liền với nét đẹp truyền thống văn hóa. Nhân dân có truyền thống đoàn kết, tương thân, tương ái, thủy chung, nghĩa tình; cần cù, sáng tạo trong lao động sản xuất.
Bộ trưởng Bộ NN &PTNT Nguyễn Xuân Cường và Bí thư Tỉnh ủy Bùi Văn Tỉnh thăm vùng cam hàng hóa huyện Cao Phong.
Cùng với đó, nơi đây còn được biết đến với nhiều chiến công vang dội, những năm tháng hào hùng của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân các dân tộc huyện nhà trong sự nghiệp đấu tranh chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Tuy nhiên, khi mới thành lập, Cao Phong là huyện nghèo của tỉnh, thu nhập bình quân đầu người mới đạt 2, 7 triệu đồng/người; tỷ lệ hộ nghèo trên 65%; tăng trưởng kinh tế đạt thấp; sản xuất nông, lâm nghiệp chiếm tỷ trọng trên 70% trong cơ cấu kinh tế; thu NSNN dưới 1, 5 tỷ đồng; hệ thống hạ tầng kinh tế, văn hoá, xã hội: điện, đường, trường, trạm chưa được đầu tư, còn phải sử dụng tạm bợ; thiếu thốn. Đội ngũ cán bộ vừa thiếu, vừa yếu, nhất là đội ngũ cán bộ cơ sở. Số cán bộ cấp huyện chủ yếu được tăng cường từ huyện Kỳ Sơn vào công tác. Cán bộ tại chỗ được đào tạo cơ bản chiếm tỷ lệ thấp. Đảng bộ huyện mới có trên 1.000 đảng viên sinh hoạt ở 15 chi, đảng bộ trực thuộc, trong đó vẫn còn xóm trắng đảng viên. Nhiều khu dân cư chưa có chi bộ Đảng, đảng viên phải sinh hoạt ghép.
Trước bối cảnh đó, được sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo trực tiếp, toàn diện của cấp ủy Đảng, chính quyền trong tỉnh, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân các dân tộc huyện Cao Phong đã nhận thức đúng đắn những thuận lợi, khó khăn, thách thức đặt ra, đồng sức, đồng lòng, tận dụng, phát huy tốt những tiềm năng, thế mạnh của địa phương để vươn mình hướng đến những thành công nhất định góp phần thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội Đảng các cấp, các mục tiêu, kế hoạch phát triển KT -XH trong từng thời kỳ. Sau 15 năm xây dựng và phát triển, trải qua bốn kỳ Đại hội Đảng bộ huyện, nhiều chủ trương, nghị quyết lãnh đạo được ban hành, khẳng định quyết tâm chính trị của Đảng bộ, chính quyền trước yêu cầu vừa phải chủ động đổi mới, sáng tạo vừa phải kiên trì, bền bỉ thực hiện mục tiêu phát triển bền vững, vì lợi ích, nguyện vọng của nhân dân. Nhờ vậy, trên tất cả các lĩnh vực đời sống xã hội đã và đang đạt được những thành quả quan trọng. Kinh tế duy trì đà tăng trưởng ổn định, bình quân tăng 11%/năm. Thu nhập bình quân đầu người tăng nhanh, năm 2016 đạt 32, 8 triệu đồng/người, tăng gấp 12 lần so với thời điểm thành lập huyện. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực, tăng dần tỷ trọng CN -TTCN và dịch vụ, giảm dần tỷ trọng nông nghiệp (tỷ trọng nông, lâm nghiệp 46%; CN-TTCN 28%; dịch vụ 26%). Thu NSNN trên địa bàn đạt gần 30 tỷ đồng, đạt 142% chỉ tiêu Nghị quyết năm.
Đặc biệt, xác định đây là vùng đất thuần nông, lấy nông nghiệp làm chủ đạo. Từ quan điểm và tầm nhìn chiến lược, vừa có lợi thế về thổ nhưỡng, khí hậu phù hợp, cộng thêm “thiên thời, địa lợi, nhân hòa”, huyện đã định hướng và thực hiện linh hoạt các biện pháp, giải pháp trong phát triển kinh tế gắn với quy hoạch vùng sản xuất cây ăn quả có múi, cây công nghiệp nằm trong tổng thể quy hoạch phát triển KT -XH của tỉnh. Đồng thời, phát huy tối đa sức mạnh nội lực của địa phương, kinh nghiệm trong canh tác nông nghiệp lâu đời theo hướng sản xuất hàng hoá của Nông trường Cao Phong trước đây, khơi dậy sự cần cù, sáng tạo của người dân, biến vùng đất được thiên nhiên ưu đãi thành xứ sở của cam, của mía. Bên cạnh những giải pháp nhằm đưa ngành sản xuất cây có múi đi vào chiều sâu, huyện luôn điều tiết cơ cấu kinh tế hợp lý, đảm bảo an ninh lương thực. Năm 2016, cây mía trên 2.500 ha, giá trị kinh tế ước đạt 120 - 160 triệu đồng /ha; diện tích cây ăn quả có múi trên 2.000 ha (diện tích thời kỳ thu hoạch trên 900 ha, sản lượng ước đạt trên 23.000 tấn, giá trị kinh tế đạt từ 600 - 800 triệu đồng /ha).
Cùng với đó, huyện thực hiện linh hoạt, thông thoáng về cơ chế, nhằm thu hút các doanh nghiệp, nguồn lực đầu tư trên địa bàn. Bằng nhiều nguồn vốn khác nhau, nhiều công trình trọng điểm đã có đóng góp quan trọng đến sự phát triển KT -XH của huyện. Hệ thống giao thông và kết cấu hạ tầng kỹ thuật được quan tâm đầu tư đồng bộ, hiệu quả cùng với những dấu ấn mới trong phát triển VH -XH đã tạo bước đi cân bằng trong mục tiêu phát triển chung. Sự nghiệp giáo dục, y tế phát triển đồng bộ, đúng hướng. Hiện nay, toàn huyện có 20/40 trường đạt chuẩn quốc gia, 7/13 xã, thị trấn đạt bộ tiêu chí quốc gia về y tế; an sinh xã hội được đảm bảo, tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 21,8% (theo phương pháp tính đa chiều), đời sống nhân dân không ngừng được cải thiện. Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM được triển khai hiệu quả, đến nay có 3 xã đạt chuẩn NTM, chiếm 25%. Quốc phòng được đảm bảo; ANCT – TTATXH được giữ vững.
Công tác xây dựng Đảng được tăng cường, năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức Đảng được nâng cao. Hệ thống chính trị được kiện toàn, củng cố TS -VM; năng lực, hiệu quả trong lãnh đạo, chỉ đạo, quản lý, điều hành được nâng cao. Từ 15 tổ chức cơ sở Đảng với trên 1 nghìn đảng viên, đến nay, toàn Đảng bộ đã có 33 chi đảng bộ trực thuộc với trên 3.400 đảng viên. Công tác tổ chức bộ máy chính quyền, các cơ quan, đơn vị được sắp xếp tinh gọn, hoạt động hiệu quả. MTTQ và các tổ chức chính trị xã hội ngày càng phát huy tốt hơn vai trò giám sát, phản biện xã hội, tập hợp, vận động hội viên, đoàn viên và nhân dân tham gia tích cực, hiệu quả vào cuộc vận động xây dựng NTM, đô thị văn minh và sự nghiệp phát triển của quê hương.
Để đạt được những kết quả trên có nhiều nguyên nhân, ngoài sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo toàn diện, trực tiếp, có hiệu quả của cấp ủy, chính quyền tỉnh, sự phối hợp, giúp đỡ của các sở, ban, ngành của tỉnh, về chủ quan phải khẳng định ở một số nguyên nhân chủ yếu sau:
Thứ nhất, biết vận dụng linh hoạt, sáng tạo quan điểm, đường lối của Đảng lấy nhiệm vụ phát triển kinh tế làm trung tâm, xây dựng Đảng là nhiệm vụ then chốt, trên cơ sở đó đã đề ra nhiều chủ trương, nghị quyết đúng đắn, phù hợp với điều kiện thực tiễn địa phương, nhất là các nghị quyết chuyên đề lãnh đạo phát triển KT -XH, Nghị quyết về phát triển cây ăn quả, cây công nghiệp.
Thứ hai, kiên quyết, kiên trì mục tiêu xây dựng Cao Phong trở thành vùng chuyên canh nông nghiệp chất lượng cao. Vừa tận dụng tiềm năng lợi thế về thổ nhưỡng, khí hậu, vừa biết khơi dậy truyền thống cần cù, sáng tạo trong học tập, lao động của vùng đất đã có kinh nghiệm, truyền thống trong sản xuất nông nghiệp hàng hoá để có hướng đi đúng trong phát triển KT -XH.
Thứ ba, phát huy dân chủ, đoàn kết, thống nhất trong Đảng, quán triệt quan điểm lấy dân làm gốc để từ đó chăm lo xây dựng Đảng, củng cố chính quyền nhân dân, xây dựng hệ thống chính trị TS -VM. Thực hiện tốt công tác an sinh xã hội, nâng cao thu nhập, đời sống cho người dân, đưa Cao Phong trở thành huyện phát triển khá của tỉnh vào năm 2020.
Phát huy những kinh nghiệm, thành quả đã đạt được, trong những năm tới, Đảng bộ và nhân dân các dân tộc huyện Cao Phong tiếp tục thực hiện tốt một số nhiệm vụ chủ yếu như:
1. Quán triệt, triển khai thực hiện có hiệu quả Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVI, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XXVII, nhiệm kỳ 2015 - 2020.
2. Tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện tốt công tác xây dựng Đảng, xây dựng hệ thống chính trị thật sự trong sạch - vững mạnh. Nâng cao chất lượng tổ chức cơ sở Đảng, chất lượng đội ngũ cán bộ, đảng viên. Gắn việc thực hiện Nghị quyết T.ư 4 (khóa XII) về tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng với việc thực hiện Chỉ thị số 05 của Bộ Chính trị về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh.
3. Tập trung lãnh đạo thực hiện đổi mới, sắp xếp bộ máy tổ chức tinh gọn, hiệu quả; kiện toàn tổ chức bộ máy của cấp ủy, chính quyền, đoàn thể chính trị - xã hội các cấp trên địa bàn; triển khai đồng bộ các khâu trong công tác cán bộ, xây dựng đội ngũ cán bộ có tính chiến lược đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới.
4. Quan tâm củng cố quốc phòng, an ninh, xây dựng huyện trở thành khu vực phòng thủ vững chắc; giữ vững ANCT – TTATXH trên địa bàn. Thực hiện tốt các chính sách đối với người có công, đối tượng bảo trợ xã hội, không ngừng nâng cao đời sống của nhân dân.
5. Tập trung thực hiện quyết liệt, hiệu quả tái cơ cấu ngành nông nghiệp gắn với thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM; coi trọng nâng cao chất lượng, giá trị sản phẩm nông nghiệp, đặc biệt là cây ăn quả có múi và các sản phẩm có giá trị kinh tế cao gắn với giữ vững Chỉ dẫn địa lý và mở rộng thị trường tiêu thụ cho các mặt hàng nông sản của địa phương.
6. Tranh thủ tối đa các nguồn lực đầu tư nâng cấp kết cấu hạ tầng KT -XH, từng bước mở rộng quy hoạch thị trấn Cao Phong và phát triển các xã lân cận khu vực thị trấn. Tiếp tục khai thác có hiệu quả tiềm năng phát triển du lịch, huy động các nguồn vốn đầu tư kết cấu hạ tầng nhằm khai thác hiệu quả các tuyến, điểm đã được quy hoạch nhằm phát triển du lịch, dịch vụ.
Võ Ngọc Kiên
Tỉnh ủy viên, Bí thư Huyện ủy,
Chủ tịch HĐND huyện Cao Phong
(HBĐT) - Ký kết chương trình phối hợp công tác dân vận giai đoạn 2017 - 2021. Giám sát tình hình thực hiện chính sách y tế, dân số đối với đồng bào dân tộc thiểu số huyện Kỳ Sơn. Triển khai tháng hành động vì an toàn thực phẩm năm 2017. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ quý I đạt 2.272 tỷ đồng. Triển khai kế hoạch năm cao điểm hành động vệ sinh an toàn thực phẩm trong lĩnh vực nông nghiệp 2017.
(HBĐT) - Ngày 24/3, Đoàn ĐBQH tỉnh đã có buổi làm việc với UBND tỉnh, nội dung giám sát việc thực hiện chính sách pháp luật về cải cách tổ chức bộ máy hành chính Nhà nước (BMHCNN) giai đoạn 2011-2016 trên địa bàn tỉnh. Đồng chí Trần Đăng Ninh, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh, Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh chủ trì, điều hành hội nghị. Dự hội nghị đồng chí Bùi Văn Cửu, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, đại diện Thường trực Uỷ ban MTTQ tỉnh, Sở Nội vụ, Sở Giáo dục& Đào tạo.
(HBĐT) - Ngày 23/3, Công đoàn xã Xuất Hóa, huyện Lạc Sơn đã tổ chức Đại hội lần thứ IV, nhiệm kỳ 2017 – 2022. Đây là Đại hội công đoàn cơ sở điểm tại huyện Lạc Sơn.
(HBĐT) - Đến xóm Chiềng 5, xã Vĩnh Đồng (Kim Bôi), dấu ấn NTM hiện hữu ngay từ đường làng, ngõ xóm. Mặt đường rộng 6 m, phong quang, sạch đẹp được đổ bê tông, thuận lợi cho nhu cầu đi lại, trao đổi hàng hóa của bà con.
(HBĐT) - Hướng tới kỷ niệm 110 năm ngày sinh Tổng Bí thư Lê Duẩn (7/4/1907 - 7/4/2017), thực hiện chỉ đạo của Ban Tuyên giáo T.ư, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, Báo Hòa Bình mở chuyên mục tuyên truyền về cuộc đời, sự nghiệp cách mạng của Tổng Bí thư Lê Duẩn nhằm giúp cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân trong tỉnh hiểu rõ hơn những cống hiến to lớn của đồng chí Lê Duẩn cho sự nghiệp cách mạng của Đảng và nhân dân ta.
(HBĐT) - Chiều ngày 23/3, Văn phòng Đoàn ĐBQH tỉnh đã tổ chức lễ trao quyết định bổ nhiệm Phó Chánh Văn phòng Đoàn ĐBQH tỉnh. Đến dự có đồng chí Trần Đăng Ninh, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh, Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh.