(HBĐT) - Chiến dịch Xuân Lộc (từ ngày 9 - 21/4/1975), chiến dịch tiến công của Quân giải phóng miền Nam Việt Nam vào thị xã Xuân Lộc, khu vực phòng thủ trọng yếu trong tuyến phòng thủ cơ bản (Biên Hòa - Xuân Lộc - Bà Rịa - Vũng Tàu) của quân đội Sài Gòn nhằm tiêu diệt lực lượng địch phòng giữ phía đông Sài Gòn, tạo thuận lợi cho chiến dịch Hồ Chí Minh (từ ngày 26-30/4/1975).
5 giờ 30 phút ngày 9/4, chiến dịch mở màn, ta đồng loạt nổ súng tiến công Xuân Lộc và tiểu khu Long Khánh. Tuy nhiên, chỉ có Sư đoàn 6 tập kích chiếm 6 chốt của địch và làm chủ một đoạn quốc lộ 1 từ Hưng Nghĩa đến đèo Mẹ Bồng Con. Ngày 10/4, ta tiếp tục đột phá Xuân Lộc, chiếm sân bay, đánh thiệt hại nặng Trung đoàn 43 (Sư đoàn 18), đánh Lữ đoàn 1 dù vừa đổ xuống Tân Phong. Địch phải điều thêm 1 liên đoàn biệt động quân, Trung đoàn 8 (Sư đoàn bộ binh 5)... tăng viện cho Xuân Lộc. Ngày 11/4, ở thị xã Xuân Lộc, trên các hướng ta và địch giằng co quyết liệt. ở hướng chia cắt Sư đoàn 6 tổ chức tiến công Tiểu đoàn 1 của chiến đoàn 52, nhưng diệt không gọn.
Chỉ huy Trung đoàn 3 (Sư đoàn 304) bàn phương án tác chiến trong chiến dịch Xuân Lộc. ảnh: TL
Quyết giữ Xuân Lộc, ngày 12/4/1975, địch tăng cường thêm Lữ đoàn 1 dù, Lữ đoàn 3 thiết giáp, Chiến đoàn 3 (Sư đoàn 5), Liên đoàn biệt động quân, các Trung đoàn thiết giáp số 315, 318, 320; toàn bộ hỏa lực pháo binh của Quân đoàn 3 và của không quân từ 2 sân bay Biên Hòa và Tân Sơn Nhất trực tiếp tham gia chi viện các các mũi phản kích; thậm chí địch còn sử dụng cả loại bom cháy CBU mà thế giới cấm sử dụng để đối phó với ta. Như vậy, lực lượng địch ở Xuân Lộc - Long Khánh đã chiếm 50% bộ binh và 60% pháo binh, hầu hết số lượng xe tăng, xe thiết giáp của Quân đoàn 3 và lực lượng tổng dự bị chiến lược (tương đương 1 sư đoàn) của Quân đội Sài Gòn.
Sự biến động lớn về tương quan so sánh lực lượng giữa ta và địch tại Xuân Lộc đã khiến chiến sự tại đây trở nên hết sức căng thẳng, quyết liệt. Qua 3 ngày chiến đấu, mặc dù ta đã chiếm được một số mục tiêu, diệt một bộ phận sinh lực địch và giữ được một số địa bàn quan trọng nhưng ta vẫn chưa tiêu diệt gọn được một tiểu đoàn nào của địch, hơn nữa bộ đội ta bị thương vong nhiều, buộc phải có phương án thay thế. Do đó, ngày 13/4/1975, Bộ Tư lệnh chiến dịch quyết định ngừng tiến công, chuyển từ phương án tiến công trực diện sang đánh bao vây, chia cắt…
Ngày 15/4/1975, các đơn vị ta được pháo binh chi viện tiến công giải phóng hoàn toàn Chi khu Gia Kiệm, ngã ba Dầu Giây, cắt đứt quốc lộ 1 (đoạn Xuân Lộc - Bàu Cá) và quốc lộ 20 (đoạn Túc Trưng - ngã ba Dầu Giây), bao vây, cô lập thị xã Xuân Lộc. Để cứu vãn tình hình, trong hai ngày (16 và 17/4), Bộ Chỉ huy Quân đoàn 3, Quân đội Việt Nam Cộng hòa tức tốc điều Lữ đoàn 3 thiết giáp, Chiến đoàn 8 (Sư đoàn 5), với hơn 100 khẩu pháo cỡ lớn ở các căn cứ: Nước Trong, Hốc Bà Thức, Long Bình, Đại An và 125 lần chiếc máy bay chiến đấu chi viện mỗi ngày, thực hiện phản kích hòng chiếm lại Dầu Giây. Các trận đánh diễn ra ác liệt ở Hưng Nghĩa, điểm cao 122, lực lượng địch bị đẩy lùi về Bàu Cá.
Cùng thời gian này, cánh quân Duyên Hải đã đập tan “lá chắn thép” Phan Rang, giải phóng Phan Thiết, Hàm Tân; đồng thời, tiến vào khu vực Rừng Lá, uy hiếp trực tiếp Xuân Lộc. Trong khi đó, tại khu vực Xuân Lộc, Sư đoàn 7 và Sư đoàn 341 tiếp tục tiến công, đánh bại các chiến đoàn 43 và 48, tiêu hao nặng Lữ đoàn 1 dù của địch…
Trước nguy cơ bị tiêu diệt hoàn toàn, Bộ Tổng Tham mưu Quân đội Việt Nam Cộng hòa ra lệnh rút quân khỏi Xuân Lộc để bảo toàn lực lượng. Để khỏi bị truy diệt, ngày 20/4/1975, địch huy động hàng chục khẩu pháo đặt ở các căn cứ Nước Trong, Trảng Bom bắn hàng trăm quả đạn vào trận địa Quân đoàn 4 đang chốt giữ để nghi binh thu hút sự chú ý của ta; đồng thời, lợi dụng trời mưa lớn, toàn bộ quân địch ở Xuân Lộc tháo chạy về Bà Rịa - Vũng Tàu theo hướng quốc lộ 2.
Ngày 21/4/1975, Chiến dịch tiến công Xuân Lộc kết thúc thắng lợi, thị xã Xuân Lộc và toàn tỉnh Long Khánh được hoàn toàn giải phóng.
(Trích theo Bảo tàng Lịch sử quân sự Việt
Ngày 18-4, Chủ tịch nước Trần Đại Quang cùng đoàn công tác đã kiểm tra công tác chuẩn bị Tuần lễ Cấp cao APEC 2017 tại TP Đà Nẵng.
Ngày 18-4, tại Hà Nội, Ban Tuyên giáo T.Ư tổ chức họp báo phát động cuộc thi “Tìm hiểu lịch sử quan hệ đặc biệt Việt Nam - Lào” năm 2017. Đồng chí Phạm Văn Linh, Phó Trưởng ban Tuyên giáo T.Ư, Trưởng Ban Chỉ đạo cuộc thi chủ trì.
(HBĐT) - Ngày 18/4, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã tổ chức phiên chất vấn đối với Bộ trưởng Bộ Lao động- Thương binh & Xã hội và Bộ trưởng Bộ Thông tin & Truyền thông về một số vấn đề mà cử tri, nhân dân và Quốc hội quan tâm.
(HBĐT) - Khai thác tiềm năng cảnh quan thiên thiên tươi đẹp, núi non kỳ vĩ, rừng già nguyên sinh, nhiều hang động, thác nước kỳ ảo, đặc biệt là những giá trị văn hóa truyền thống đặc sắc của đồng bào các dân tộc phát triển các loại hình du lịch cộng đồng, du lịch khám phát tìm hiểu thiên nhiên, bản sắc văn hóa, con người địa phương đang đã và đang tạo nên những tín hiệu vui cho hoạt động du lịch của huyện vùng cao còn nhiều khó khăn Đà Bắc.
(HBĐT) - Vận động, trao tặng quà trị giá hơn 100 triệu đồng cho hội viên Hội người mù tỉnh trong các dịp lễ, tết. Quỹ thiện tâm - tập đoàn vingroup bàn giao 200 con bê cho hộ nghèo huyện Kim Bôi. Tập huấn chương trình giảm nghèo năm 2017. Quý I, thu Ngân sách nhà nước đạt 707 tỷ đồng. Bàn giao giải phóng mặt bằng cho 16 dự án.
(HBĐT) - Số hộ chính sách thuộc diện hộ nghèo giảm; hộ khá tăng lên; nhiều hộ có mức sống khá hơn các hộ trong cộng đồng dân cư; các chính sách ưu đãi được thực hiện ngày càng tốt hơn… Đó là những chuyển biến rõ nét nhất trong công tác chăm sóc người có công trên địa bàn xã Thung Nai (Cao Phong) những năm gần đây.