(HBĐT) - Trong không khí tháng 5 đầy cảm xúc, chúng tôi về xóm Cóc Lẫm, xã Kim Truy gặp ông Bùi Văn Thông - người vinh dự được gặp Bác cách đây 53 năm. Năm nay gần 90 tuổi, ông vẫn nhớ như in từng lời nói, cử chỉ của Bác.

 

Ông Bùi Văn Thông kể chuyện được gặp Bác Hồ với ĐV-TN xã Kim Truy (Kim Bôi).

Ông kể về Bác với niềm kính yêu: “Vào lúc 9h, ngày 19/9/1964, Bác tới cơ quan Huyện ủy. Tới nơi, Bác đi thăm nhà ăn, nhà bếp, giếng nước và khu nhà vệ sinh. Khi xem giếng nước, Bác nhắc phải xây thành giếng cao, làm nắp đậy, phòng các cháu nhỏ chơi đùa rơi xuống. Đến nhà ăn, thấy chiếc chạn đựng thức ăn có tấm lưới sắt bị thủng, Bác nhắc phải giữ gìn vệ sinh. Bác còn đi thăm nhà trẻ, chia kẹo và hát cùng các cháu. Sau khi nghe đồng chí Bí thư Huyện ủy báo cáo tình hình sản xuất và đời sống của nhân dân, Bác ân cần nhắc nhở: Năng suất cây lương thực còn thấp, diện tích bỏ hoang còn nhiều, cố gắng đi vào thâm canh; cần làm tốt việc trồng cây công nghiệp. Bác khuyên mọi người phải tích cực học tập để nâng cao trình độ văn hóa và căn dặn Huyện ủy cần mạnh dạn chỉ đạo mọi mặt tốt hơn nữa”. 

Với ông Thông, lần gặp Bác là kỷ niệm nhớ nhất cuộc đời. ông ghi lại hồi ký nhưng là để truyền lại cho thế hệ sau, chứ từng chi tiết ông đã khắc ghi trong tâm. “Khi đó, tôi là Trưởng phòng Thống kê kế hoạch. Tôi cảm nhận, Bác quan sát rất nhanh và chỉ đạo công việc sâu sát. Bác còn nhắc, chiếc chạn đựng thức ăn nên ghi bằng tiếng Việt, các bộ phận của chiếc xe đạp cũng nên nói bằng tiếng Việt, thay vì phiên âm từ tiếng nước ngoài. Bác là một lãnh tụ vĩ đại nhưng giản dị, gần gũi với bộ quần áo nâu, đôi dép cao su, những lời thăm hỏi ân cần, đi vào lòng người. Đặc biệt, Huyện ủy mời Bác nghỉ trưa ở chiếc giường to đẹp đóng bằng gỗ lát nhưng Bác lại nghỉ ở giường bình thường. Bác nhắc khéo, mình còn nghèo, cần tiết kiệm. Sau này, khi tôi làm Phó Chủ tịch ủy ban Hành chính huyện đã cùng tập thể lãnh đạo vận dụng lời Bác dạy chỉ đạo thực hiện các lĩnh vực. Tôi coi Bác như người Cha. Ngay khi Lăng Bác vừa khánh thành, tôi đã về thăm. Bất cứ tờ báo nào có ảnh Bác tôi đều lưu lại và dán vào một quyển sổ trang trọng, nay đã sưu tầm được gần 100 ảnh khác nhau. Xen kẽ các bức ảnh là những thông tin về thân thế, sự nghiệp của Người cùng những suy nghĩ của bản thân. Có lúc nửa đêm nghĩ ra thức dậy viết luôn. Tha thiết như vậy!” - ông Bùi Văn Thông chia sẻ.  

Những người được gặp Bác nay người còn, người mất nhưng với tất cả nhân dân huyện Kim Bôi mãi chung một niềm kính yêu Bác. Thế hệ trẻ xã Kim Truy nói riêng và huyện Kim Bôi nói chung cũng vậy. Bí thư Đoàn thanh niên xã Kim Truy Bùi Văn Huấn, công chức xã Nguyễn Hồng Diệu... chăm chú lắng nghe từng chi tiết câu chuyện của ông Thông. Dù không được gặp Bác nhưng tình cảm dành cho Bác luôn sâu sắc. Đó cũng là động lực để Đoàn xã tiếp tục phát huy, đẩy mạnh thực hiện chương trình “Tuổi trẻ làm theo lời Bác”. Để tiếp nối truyền thống, tuổi trẻ huyện Kim Bôi đã có nhiều hình thức để tuyên truyền, lan tỏa. Đồng chí Bùi Văn Huấn, Bí thư Huyện Đoàn cho biết: “Mỗi dịp tháng 5, huyện thường tổ chức cuộc thi tuyên truyền ca khúc cách mạng, chương trình tọa đàm “Nhân chứng lịch sử”, “Đảng với thanh niên, thanh niên với Đảng” mời những người như ông Thông nói chuyện... Bác Hồ đã để lại tình yêu cho muôn triệu trái tim, cho nhân dân Mường Động. Tư tưởng, đạo đức, phong cách của Người luôn được quan tâm giáo dục, thực hiện”.  

Thấm nhuần lời dạy và kính yêu Bác, cán bộ, nhân dân trong huyện  ra sức khắc phục khó khăn, đẩy mạnh sản xuất, góp sức giải phóng miền Nam thống nhất đất nước. Đảng bộ huyện đã chỉ đạo các lĩnh vực, đề ra những nhiệm vụ cụ thể, đưa huyện phát triển mọi mặt. Thời điểm Bác Hồ về thăm, Đảng bộ huyện Kim Bôi mới hoạt động được hơn 5 năm, số lượng đảng viên ít, xóm “trắng” đảng viên còn nhiều. Đến nay đã có 59 TCCS Đảng, 364 chi bộ dưới Đảng uỷ với 6.077 đảng viên. Việc xây dựng TCCS Đảng vững mạnh được quan tâm, đặc biệt là việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Bác Hồ. Hiện nay, Đảng bộ huyện  tiếp tục đẩy mạnh thực hiện Chỉ thị số 05 của Bộ Chính trị. Xây dựng, bổ sung các chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp, đạo đức cá nhân sát với thực tế với từng ngành nghề, vị trí việc làm. Đưa việc thực hiện vào chương trình, kế hoạch hành động thực hiện Nghị quyết Đại hội XII của Đảng gắn với nhiệm vụ chính trị, giải quyết những bức xúc ở cơ sở... Những người như ông Thông phấn khởi khi huyện đã có nhiều tiến bộ hơn trên tất cả các lĩnh vực. 

Đồng chí Nguyễn Mạnh Cương, Bí thư Huyện ủy phác thảo một số nét nổi bật: Hệ thống kết cấu hạ tầng được đầu tư, nâng cấp; các lĩnh vực VH-XH có nhiều tiến bộ; QP-AN được giữ vững, ANCT, TTATXH ổn định; đối tượng chính sách xã hội, người nghèo, hộ nghèo được quan tâm. Đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân tiếp tục được cải thiện. Thu nhập bình quân đầu người (năm 2016) đạt trên 16,5 triệu đồng. Cơ quan Huyện uỷ đã hạn chế sử dụng xe công, tiết kiệm 15% ngân sách. Tỷ lệ học sinh đi học đúng độ tuổi đạt 100%; có 4,6 bác sỹ/vạn dân. Người dân đã đi vào thâm canh với nhiều mô hình cho thu nhập cao. Tiêu biểu như mô hình trồng cây có múi ở các xã: Kim Sơn, Nam Thượng, Mỵ Hòa, Sào Báy, Bắc Sơn, Đú Sáng, Bình Sơn, Vĩnh Tiến; trồng nấm ở xã Mỵ Hòa; trồng nhãn ở xã Sơn Thủy; trồng măng tây ở xã Nam Thượng...

 

                                                                 Cẩm Lệ

 

Các tin khác


Quản lý, sử dụng hiệu quả gói hỗ trợ Chương trình phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội, tránh thất thoát, lãng phí

Hôm nay 25/5, ngày làm việc thứ 6, Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV, Quốc hội đã dành phần lớn thời gian xem xét kết quả giám sát việc thực hiện Nghị quyết số 43/2022/QH15 về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ Chương trình phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội. Đại biểu Đặng Bích Ngọc, Phó trưởng Đoàn chuyên trách phụ trách Đoàn ĐBQH tỉnh Hòa Bình đã phát biểu đóng góp ý kiến. Báo Hòa Bình giới thiệu toàn văn bài phát biểu.

Tăng cường phòng chống tham nhũng, lãng phí trong các dự án quan trọng quốc gia

Đoàn giám sát của Quốc hội đánh giá, các chính sách tại Nghị quyết số 43 là kịp thời, hợp lòng dân song vẫn còn tồn tại, hạn chế cần khắc phục trong quá trình thực hiện.

Giải quyết đơn thư, khiếu nại, tố cáo: Phát huy vai trò người đứng đầu giải quyết thấu đáo việc liên quan đến người dân

Với phương châm, quan điểm lãnh đạo xây dựng chính quyền liêm chính, phục vụ, thực sự "vì nhân dân phục vụ”; xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức (CBCCVC) có phong cách làm việc "trọng dân, gần dân, hiểu dân, học dân và có trách nhiệm với dân”... thời gian qua, cấp ủy, chính quyền các cấp của tỉnh luôn chú trọng giải quyết thấu đáo các vấn đề liên quan đến người dân, nhất là công tác tiếp nhận, giải quyết đơn thư, khiếu nại, tố cáo (KNTC) của công dân.

Huyện Cao Phong đưa việc học tập và làm theo Bác đi vào thực chất

Đồng chí Nguyễn Quang Hưng, Phó Bí thư TT Huyện ủy Cao Phong cho biết: Xác định tầm quan trọng và ý nghĩa của việc tiếp tục đẩy mạnh học tập và làm theo (HT<) tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh theo tinh thần Kết luận số 01-KL/TW, ngày 18/5/2021 của Bộ Chính trị (Kết luận số 01-KL/TW) về tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW của Bộ Chính trị, Ban Thường vụ Huyện ủy Cao Phong đã ban hành các văn bản lãnh đạo, chỉ đạo, thực hiện nghiêm túc Kết luận số 01 và thực hiện chuyên đề toàn khóa, chuyên đề hàng năm gắn với thực hiện NQT.Ư 4 (khóa XII) và Kết luận số 21, ngày 25/10/2021 của BCH T.Ư Đảng (khóa XIII) về "đẩy mạnh xây dựng, chỉnh đốn đảng và hệ thống chính trị; kiên quyết ngăn chặn, đẩy lùi, xử lý nghiêm cán bộ, đảng viên suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, biểu hiện "tự diễn biến”, "tự chuyển hóa” và nhiệm vụ chính trị của từng cơ quan, đơn vị, địa phương… Trong đó chú trọng đưa nội dung HT< tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh vào chương trình, kế hoạch thực hiện nghị quyết của đảng bộ cấp mình gắn với thực hiện nhiệm vụ chính trị của địa phương, đơn vị; lựa chọn nội dung trọng tâm, đột phá, những vấn đề bức xúc, nổi cộm của địa phương, đơn vị để lãnh đạo thực hiện, tránh qua loa, hình thức ở cơ sở...

Nghiên cứu, rà soát các quy định bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ

Thảo luận tổ chiều 24/5 về dự thảo Luật Cảnh vệ, Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ, Phó trưởng Đoàn chuyên trách phụ trách Đoàn ĐBQH tỉnh Hòa Bình Đặng Bích Ngọc cơ bản đồng tình với nội dung của 2 dự thảo luật. Tuy nhiên, đại biểu đề nghị: Ban soạn thảo và các cơ quan có liên quan tiếp tục nghiên cứu, rà soát các quy định trong dự thảo Luật bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ của hệ thống pháp luật.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục