Đảng đoàn MTTQ Việt Nam tỉnh hiện có 5 đồng chí. Sau khi BTV Tỉnh ủy ban hành Chỉ thị số 38, Chỉ thị số 41 và Quyết định 1312, Đảng đoàn và Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh đã tổ chức quán triệt sâu rộng trong cán bộ, công chức cơ quan thực hiện nghiêm túc.
Về thực hiện Chỉ thị 38-CT/TU của BTV Tỉnh ủy, Ủy ban MTTQ Việt Nam các cấp trong tỉnh đã mở rộng, đa dạng hóa các hình thức tập hợp, kết nạp Ủy viên Ủy ban là các doanh nhân tiêu biểu, doanh nhân thành đạt. Qua đó, đẩy mạnh các hoạt động tập hợp, tuyên truyền trong cán bộ, nhân viên trong các doanh nghiệp thực hiện các phong trào thi đua yêu nước, cuộc vận động, chương trình nhân đạo, an sinh xa hội,… Bên cạnh đó, phối hợp với các tổ chức thành viên hỗ trợ cho công nhân, người lao động nghèo dưới nhiều hình thức như xây dựng nhà tình nghĩa, trao tặng quà tết, hỗ trợ khám chữa bệnh, mua bảo hiểm y tế,… Từ đó, chăm lo tốt đời sống vật chất và tinh thần cho người lao động.
Đồng chí Nguyễn Thị Oanh, UV BTV, Trưởng Ban Dân vận Tỉnh ủy phát biểu kết luận buổi làm việc.
Việc thực hiện Chỉ thị số 41-CT/TU và Quyết định 1312-QĐ/TU đã góp phần quan trọng tạo chuyển biến về nhận thức và hành động của cả hệ thống chính trị. Đặc biệt, nâng cao chất lượng, hiệu lực và hiệu quả của MTTQ các cấp trong tỉnh. Nội dung và phương thức hoạt động của MTTQ không ngừng đổi mới theo hướng trọng tâm, thiết thực, hướng mạnh về cơ sở, khắc phục hành chính hóa trong công tác Mặt trận. Các phong trào, cuộc vận động có sức lan tỏa, thu hút được sự hưởng ứng và tham gia tích cực của các tầng lớp nhân dân. Hệ thống tổ chức, bộ máy được củng cố và kiện toàn, trình độ và năng lực của cán bộ làm công tác Mặt trận được nâng lên. Ban thanh tra nhân dân, Ban giám sát đầu tư của cộng đồng hoạt động nề nếp và ngày càng phát huy hiệu quả. Cơ sở vật chất, điều kiện hoạt động từng bước được đảm bảo.
Đảng đoàn MTTQ Việt Nam tỉnh thẳng thắn chỉ ra một số hạn chế, yếu kém trong việc thực hiện. Về thực hiện Chỉ thị số 38, công tác phối hợp giữa MTTQ và các tổ chức thành viên trong việc tuyên truyền, triển khai Chỉ thị có lúc, có nơi chưa chặt chẽ, chưa có nội dung cụ thể; công tác xây dựng Đảng và các đoàn thể trong doanh nghiệp chưa kịp thời. về thực hiện Chỉ thị số 41 và Quyết định số 1312, công tác Mặt trận tại một số địa phương chưa thật sự đổi mới, chưa đi vào chiều sâu, có nơi còn mang tính hình thức; công tác tham mưu, đề xuất tranh thủ sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác Mặt trận chưa chủ động; cán bộ chủ chốt MTTQ tại một số nơi chưa năng động, ngại va chạm, ít sâu sát cơ sở.
Phát biểu kết luận buổi làm việc, đồng chí Nguyễn Thị Oanh, UV BTV, Trưởng Ban Dân vận Tỉnh ủy đánh giá cao những kết quả mà Đảng đoàn MTTQ Việt Nam tỉnh đã đạt được trong thời gian qua. Đồng chí đề nghị: thời gian tới, trong thực hiện Chỉ thị số 38, Đảng đoàn MTTQ Việt Nam tỉnh cần tiếp tục phối hợp chặt chẽ với các tổ chức thành viên đẩy mạnh tuyên truyền, xây dựng kế hoạch triển khai Chỉ thị đến đông đảo cán bộ, đảng viên và nhân dân. Tăng cường phát triển đoàn viên, hội viên trong các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh. Cần phát hiện nhiều hơn các nhân tố tích cực, tiêu biểu để phát huy tối đa vai trò của MTTQ. Tăng cường thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở theo Pháp lệnh 34. Xây dựng Quỹ hoạt động của MTTQ. Hình thành đội ngũ cán bộ Mặt trận cốt cán ở xã, xóm, khu dân cư và phát huy vai trò người có uy tín trong cộng đồng.
Về thực hiện Chỉ thị số 41 và Quyết định số 1312, đồng chí yêu cầu Ủy ban MTTQ Việt Nam các cấp và các tổ chức thành viên tiếp tục tham mưu cho cấp ủy để việc thực hiện đạt hiệu quả cao hơn. Tiếp tục mở rộng, đa dạng các hình thức vận động, tập hợp, đoàn kết rộng rãi các tầng lớp nhân dân thông qua các phong trào thi đua, cuộc vận động để nhân rộng các mô hình, điển hình tiên tiến. Thực hiện có hiệu qủa các hoạt động giám sát và phản biện xã hội theo Quyết định 217 và góp ý xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền theo Quyết định 218 của Bộ Chính trị. Đổi mới nội dung, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của Ủy ban MTTQ Việt Nam các cấp và Ban công tác Mặt trận ở KDC. Nâng cao chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ làm công tác Mặt trận, nhất là ở cấp xã.
(HBĐT) - Sáng 22/5, Đoàn giám sát của Ban Pháp chế (HĐND tỉnh) do đồng chí Phạm Thanh Bình, Phó Ban Pháp chế làm trưởng đoàn đã tiến hành giám sát việc chấp hành pháp luật trong công tác quản lý người bị tạm giữ, tạm giam, cải tạo phạm nhân và thi hành án phạt tù tại Trại tạm giam (Công an tỉnh). Tham gia đoàn có đồng chí Đinh Văn Dực, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh, lãnh đạo UB MTTQ tỉnh, các Ban của HĐND tỉnh, Hội luật gia và các cơ quan khối nội chính tỉnh.
Sáng 22-5, kỳ họp thứ ba, Quốc hội khóa XIV chính thức khai mạc tại thủ đô Hà Nội. Tại kỳ họp này, Quốc hội dành nhiều thời gian cho công tác xây dựng pháp luật và lần đầu tiên, Quốc hội sẽ dành ba ngày làm việc để tổ chức hoạt động chất vấn và trả lời chất vấn.