(HBĐT) - LTS: Là "Năm đoàn kết hữu nghị Việt - Lào 2017”, cùng với các sự kiện: 55 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam - Lào (5/9/1962 - 5/9/2017), 40 năm ngày ký Hiệp ước hữu nghị và hợp tác Việt Nam - Lào (18/7/1977 -18/7/2017), PV Báo Hòa Bình phỏng vấn đồng chí Nguyễn Văn Chương, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Chủ tịch Liên hiệp các tổ chức hữu nghị tỉnh Hòa Bình.


PV: Trong lịch sử mối quan hệ hữu nghị đặc biệt và hợp tác toàn diện của hai nước Việt - Lào, những năm qua, tỉnh Hòa Bình đã có những đóng góp đáng kể như thế nào vào mối quan hệ đó, thưa đồng chí?

Đồng chí Nguyễn Văn Chương: Tỉnh Hòa Bình tuy không có biên giới với Lào nhưng rất gần Lào về khoảng cách địa lý, núi liền núi, sông liền sông, chung điểm đầu dãy Trường Sơn và dòng sông Mã; có đường bộ rất gần từ thị xã Sầm Nưa, tỉnh Hủa Phăn (Lào) đến phố Vãng, huyện Mai Châu. Suối Rút, Chợ Bờ… con đường bộ đội Tây Tiến năm xưa, con đường bí mật mà Chủ tịch Cay xỏn Phom vi hản đã đi để sang Việt Bắc gặp Chủ tịch Hồ Chí Minh những năm kháng chiến chống Pháp.

Đảng bộ và nhân dân các dân tộc Hoà Bình đã góp phần vun đắp cho tình hữu nghị đặc biệt, thuỷ chung, trong sáng Việt - Lào. Trong kháng chiến chống thực dân Pháp, nhân dân Hòa Bình đã ủng hộ, giúp đỡ lương thực, thực phẩm, nơi ăn ở, chăm sóc thương, bệnh binh và cử hàng trăm thanh niên ra nhập đoàn quân Tây Tiến trong nhiệm vụ sát cánh cùng quân dân Lào đánh bại thực dân Pháp với chiến thắng Mường Láp vang dội tháng 10/1946 góp phần giải phóng thị xã Sầm Nưa. Khi đoàn vũ trang công tác Miền Tây được thành lập, đã lấy Mai Châu là địa bàn đứng chân để sang giúp bạn làm công tác tiếp quản xây dựng chính quyền ở vùng mới giải phóng . Trong thời kỳ xây dựng CNXH và chống Mỹ cứu nước (1954-1975), Đảng bộ và nhân dân các dân tộc Hòa Bình luôn luôn khắc sâu lời dạy của Bác Hồ: "Phải coi sự nghiệp cách mạng của Đảng và nhân dân các bộ tộc Lào như sự nghiệp cách mạng của chính mình”.


Đồng chí Nguyễn Văn Chương, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Chủ tịch Liên hiệp các tổ chức hữu nghị tỉnh tặng bức ảnh Tượng đài Bác Hồ trên công trình thủy điện Hòa Bình cho đại diện lãnh đạo tỉnh Xiêng Khoảng (Lào).

Trên lĩnh vực kinh tế - chính trị- xã hội, dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Ban Bí thư Trung ương Đảng, từ năm 1965 – 1975, Tỉnh uỷ và ủy ban Hành chính tỉnh Hoà Bình đã cử hàng chục đoàn cán bộ gồm cán bộ Đảng, chính quyền, cán bộ quản lý kinh tế trực tiếp sang các tỉnh Uđôm Xay, Luông Prabăng giúp bạn tiếp quản vùng mới giải phóng, xây dựng chính quyền và phát triển kinh tế - văn hoá; kết nghĩa với tỉnh Luông Pra băng và có nhiều hoạt động phối hợp hiệu quả. Từ năm 1980 - 1989, hàng chục đoàn cán bộ kỹ thuật và cán bộ quản lý trên nhiều lĩnh vực được cử sang Luông Pra băng làm nhiệm vụ hướng dẫn, giúp đỡ các địa phương của nước bạn Lào xây dựng và phát triển KT-XH. Hội CCB tỉnh chung tay, ủng hộ CCB Lào hàng chục triệu đồng. Hiện nay, giữa tỉnh Hòa Bình và tỉnh Hủa Phăn kết nghĩa đã có nhiều hoạt động thiết thực, ý nghĩa…Những quan hệ hợp tác về kinh tế, văn hóa – xã hội giữa hai tỉnh ngày càng được nhân rộng và phát triển mạnh mẽ hơn.

PV: Thưa đồng chí, trên địa bàn tỉnh ta hiện có một di tích lịch sử cách mạng cấp quốc gia gắn bó với lịch sử cách mạng Lào anh em. Đồng chí có thể chia sẻ thêm về điều này.

Đồng chí Nguyễn Văn Chương: Tại Hội trường của tỉnh ở khu vực Chăm Mát (nay là Bộ CHQS tỉnh Hòa Bình) vào cuối tháng 12/1971 đã diễn ra Đại hội trù bị Đại hội II, Đảng Nhân dân Lào (nay là Đảng nhân dân cách mạng Lào). Dưới sự chỉ đạo của Ban Bí thư T.ư Đảng, Tỉnh uỷ Hoà Bình, tỉnh ta đã gìn giữ bí mật, chuẩn bị đầy đủ, toàn diện cơ sở vật chất phục vụ Đại hội trù bị Đảng Nhân dân Lào và huấn luyện quân sự trên ba tháng. Đây là sự kiện lịch sử đặc biệt của Đảng nhân dân cách mạng Lào anh em diễn ra ở Hoà Bình và cũng được bổ sung trong lịch sử của Đảng bộ và nhân dân các dân tộc Hoà Bình trong hơn nửa thế kỷ qua. Địa điểm này đã được công nhận là di tích lịch sử cách mạng cấp quốc gia. Nhiều đoàn công tác của Lào nói chung và hai tỉnh Luông Pha băng, Hủa Phăn nói riêng từng đến thăm quan và có các hoạt động ý nghĩa nhằm lan tỏa rộng hơn với nhân dân hai nước về ý nghĩa lịch sử của di tích quan trọng này.

PV: Những năm qua, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị và các hội hữu nghị tỉnh ta đã có những hoạt động gì, hiệu quả ra sao để củng cố thêm vào tỉnh cảm đặc biệt của hai nước. Năm 2017, tỉnh ta và Hội hữu nghị Việt Nam - Lào tỉnh có những hoạt động nào để hưởng ứng "năm đoàn kết hữu nghị Việt-Lào”, thưa đồng chí?

Đồng chí Nguyễn Văn Chương: Trong tình cảm, trách nhiệm chung của tỉnh đối với nước bạn Lào nói chung và các tỉnh kết nghĩa nói riêng, nhiều năm qua, các hội hữu nghị đã có nhiều hoạt động hiệu quả. Hội thân nhân Việt kiều Lào - Thái, Ban Liên lạc quân tình nguyện Việt Nam làm nghĩa vụ quốc tế tại Lào…đã duy trì các hoạt động mít tinh, gặp mặt nhằm ôn lại truyền thống, tăng cường, thắt chặt hơn nữa tình đoàn kết giữa hai dân tộc, tiếp tục có các hoạt động quảng bá cho hình ảnh đoàn kết, hữu nghị giữa hai dân tộc. Với những đóng góp cụ thể, năm 2014, Hội Việt kiều Lào - Thái đã được Thủ tướng Chính phủ tặng bằng khen vì đã có nhiều đóng góp vào thành công của Năm đoàn kết hữu nghị Việt - Lào. Năm 2015, từ tiền thân là Ban Liên lạc bộ đội tình nguyện chiến đấu tại Lào, UBND tỉnh đã có Quyết định số 15/QĐ-UBND, ngày 7/1/2015 về việc cho phép thành lập Hội Hữu nghị Việt Nam - Lào tỉnh Hòa Bình.

Trong những năm qua, các tổ chức hội đã làm tốt công tác tuyên truyền, vận động đến các hội viên; tiếp tục làm tốt công tác quảng bá, nhân lên tình cảm tốt đẹp giữa hai dân tộc. Các tổ chức, hội viên đã có nhiều đóng góp để làm nên thành công các cuộc thi viết về kỷ niệm do tỉnh ta tổ chức "Tìm hiểu lịch sử quan hệ đặc biệt Việt Nam - Lào, Lào - Việt Nam” (năm 2012). Hiện nay, Hội Hữu nghị Việt Nam - Lào có 100 hội viên (8 chi hội) thuộc địa bàn thành phố Hòa Bình, huyện Kỳ Sơn…Trong hướng phát triển mới của Hội, nhất là sau Đại hội đại biểu liên hiệp các tổ chức hữu nghị tỉnh lần I, nhiệm kỳ 2017 - 2022, Hội hữu nghị Việt Nam - Lào càng có thêm cơ hội để phát triển mạnh mẽ hơn (củng cố tổ chức hội, tăng số hội viên, phát triển các chi hội tới các huyện trong tỉnh, đẩy mạnh hơn các hoạt động…).

Hưởng ứng "Năm đoàn kết hữu nghị Việt - Lào”, Tỉnh ủy, UBND tỉnh đã có những chỉ đạo, định hướng sát thực, cụ thể: Tỉnh ta từng bước làm tốt công tác tuyên truyền, cổ động trên các phương tiện thông tin đại chúng. Thành lập Ban Tổ chức cuộc thi "Tìm hiểu lịch sử quan hệ đặc biệt Việt Nam - Lào năm 2017” cấp tỉnh. Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy và các ngành thành viên tiếp tục triển khai tới các tầng lớp nhân dân nhằm thu hút số lượng người tham gia đông đảo nhất. Các cơ quan báo chí địa phương, trang thông tin điện tử của các ngành, UBND các huyện, thành phố đều đưa tin, nội dung, đề cương tới các tầng lớp nhân dân. Bên cạnh đó, các hoạt động tuyên truyền khác sẽ được triển khai như tọa đàm trao đổi, gặp mặt ôn lại truyền thống, liên hoan văn nghệ… giữa tỉnh Hòa Bình và một số tỉnh bạn của Lào cũng được triển khai tại một số địa điểm của tỉnh và nước bạn. Tỉnh ta với những cố gắng ở mức cao nhất để góp phần vào thành công của "Năm đoàn kết hữu nghị Việt - Lào 2017”.

PV: Xin cảm ơn đồng chí!


                                                                                                     Bùi Huy(thực hiện)

Các tin khác


Quy định chuẩn mực đạo đức cách mạng của cán bộ, đảng viên giai đoạn mới

Thay mặt Bộ Chính trị, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã ký ban hành Quy định số 144-QĐ/TW (ngày 9/5/2024) Quy định chuẩn mực đạo đức cách mạng của cán bộ, đảng viên giai đoạn mới (Quy định số 144).

Phát huy vai trò nêu gương của cán bộ, đảng viên

Những năm qua, việc thực hiện Quy định số 34-QĐi/TU, ngày 28/01/2019 của Ban Chấp hành (BCH) Đảng bộ tỉnh quy định trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên (CB,ĐV), trước hết là Ủy viên Ban Thường vụ (BTV) Tỉnh ủy, Ủy viên BCH Đảng bộ tỉnh đã đạt kết quả tích cực. Tỉnh ủy coi đây là phương thức lãnh đạo quan trọng của Đảng; là biện pháp thiết thực, hiệu quả góp phần xây dựng, chỉnh đốn Đảng.

Đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức phong cách Hồ Chí Minh, xây dựng tỉnh Hòa Bình ngày càng giàu đẹp, văn minh

Bùi Đức Hinh, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh 


Chủ tịch Hồ Chí Minh, vị lãnh tụ thiên tài, kiệt xuất của dân tộc, người thầy vĩ đại của cách mạng Việt Nam. Người "là biểu tượng cao đẹp nhất của chủ nghĩa yêu nước và chủ nghĩa anh hùng cách mạng Việt Nam. Người là kết tinh rạng ngời của đạo đức, trí tuệ, khí phách, lương tri của dân tộc và thời đại”. Trọn cả cuộc đời, Người dâng hiến cho sự nghiệp giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp và giải phóng con người. Tư tưởng, đạo đức, phong cách của Người là tài sản tinh thần vô giá của Đảng và dân tộc ta. Học tập và làm theo Người là nhiệm vụ hết sức quan trọng, không thể thiếu đối với tất cả các tổ chức đảng, đảng viên trong việc tu dưỡng, rèn luyện, cống hiến và phụng sự đất nước.

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Cần đa dạng hóa nguồn lực phát triển nhà ở xã hội

Chiều tối 17/5, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì họp với các bộ, ngành bàn các giải pháp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong đầu tư phát triển nhà ở xã hội, thực hiện Đề án "Đầu tư xây dựng ít nhất 01 triệu căn hộ nhà ở xã hội cho đối tượng thu nhập thấp, công nhân khu công nghiệp giai đoạn 2021-2030”. Cùng dự có Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà; lãnh đạo các bộ, ngành, cơ quan Trung ương.

Triển khai hiệu quả nhiệm vụ khoa học lý luận chính trị, bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng

Sáng 17/5, tại Hà Nội, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức Lễ kỷ niệm Ngày Khoa học và Công nghệ Việt Nam (18/5).

Đường Hồ Chí Minh từ kỳ tích đến mạch máu đất nước - Bài cuối: Đi tới tương lai thịnh vượng

Đất nước thống nhất, sứ mệnh của đường mòn Trường Sơn đã hoàn thành. Nhưng một ước muốn lại cháy bỏng, đó là phát huy giá trị của tuyến đường lịch sử này trong phát triển kinh tế - xã hội hôm nay. Ước vọng đó thành hiện thực khi ngày 5/4/2000, tại bến phà Xuân Sơn, huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình, Thủ tướng Chính phủ đã phát lệnh khởi công xây dựng công trình đường Hồ Chí Minh.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục