(HBĐT) - Sáng ngày 29/7, đại biểu Trần Đăng Ninh, Phó Bí thư TT Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh, Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh đã tham gia phát biểu tại hội trường về tình hình thực hiện ngân sách nhà nước năm 2018, dự toán ngân sách nhà nước 2019. Nhằm thông tin cụ thể đến bạn đọc, Báo Hòa Bình điện tử xin giới thiệu toàn văn bài phát biểu của đồng chí Trần Đăng Ninh, Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh Hòa Bình. 


Đồng chí Trần Đăng Ninh, Phó Bí thư TT Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh, Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh phát biểu tại hội trường. 

Trước hết, tôi đồng tình với các báo cáo, tờ trình của Chính phủ về tình hình thực hiện ngân sách nhà nước năm 2018, dự toán ngân sách nhà nước 2019. Các báo cáo, tờ trình số 39, 40, 41, 42, 43, 44, 45 của Chính phủ cho thấy sự chuẩn bị rất kỹ lưỡng của Chính phủ. Qua các năm qua, có một số khó khăn trong quản lý thu chi ngân sách nhà nước như lần đầu tiên thực hiện kế hoạch tài chính 5 năm, kế hoạch đầu tư công trung hạn, những khó khăn trong sản xuất kinh doanh. Tuy nhiên, sự chỉ đạo sát sao của Thủ tướng Chính phủ và các thành viên Chính phủ, sự cố gắng cao, trực tiếp của ngành tài chính, công tác quản lý thu chi ngân sách nhà nước cơ bản đảm bảo được các cân đối lớn, các chỉ số tài chính tiền tệ vĩ mô được bảo đảm và độ tin cậy cao như các chỉ số về nợ công, chỉ số về lạm phát, dự trữ ngoại hối, chính sách lãi suất, điều hành tỷ giá ổn định đồng tiền Việt Nam cho thấy sự điều hành khá chắc chắn và có kinh nghiệm của Chính phủ.

Tôi góp ý vào đánh giá giữa kỳ thực hiện đầu tư công trung hạn. Khi lập kế hoạch vốn đầu tư công trung hạn, khi bố trí vốn ODA trong kế hoạch thì không tích hợp đầy đủ các dự án trong hiệp định đã ký kết dẫn đến giao kế hoạch vốn trung hạn ODA không đủ vốn cho các dự án trong hiệp định đã ký. Nhiều dự án trong hiệp định dự kiến hết hạn vào năm 2020 nhưng không đủ vốn trong kế hoạch trung hạn. Kế hoạch hàng năm không theo tiến độ dự án được ký kết dẫn đến nhiều dự án đạt tiến độ ký kết nhưng không có vốn để thực hiện kế hoạch giải ngân. Trong điều hành thì cơ quan cấp tỉnh, cấp bộ không được quyền cân đối điều chỉnh trong nội bộ nguồn vốn được giao, điều chỉnh từ dự án có giải ngân thấp sang, các dự án có giải ngân cao dẫn đến nhiều dự án có khối lượng nhưng không có vốn đê giải ngân.

Tôi đồng tình với kiến nghị của Chính phủ và thẩm tra của Ủy ban Tài chính, Ngân sách kiến nghị Quốc hội xem xét, cho phép Chính phủ trong điều hành ngân sách được điều hòa, điều chỉnh lẫn nhau giữa nguồn vốn ODA và nguồn vốn trái phiếu Chính phủ, đảm bảo cho thực hiện dự án, đồng thời, tổng mức vốn không vượt quá 2 triệu tỷ và đảm bảo chỉ tiêu nợ công và bội chi.

Về dự phòng trong kế hoạch đầu tư công. Trong kế hoạch đầu tư công trung hạn đã thực hiện được 3 năm, đến thời điểm để chúng ta thực hiện vốn dự phòng trong kế hoạch. Tôi đồng tình với những nguyên tắc, tiêu chí sử dụng vốn dự phòng trong việc giao vốn. Cụ thể, trong báo cáo 3 năm thực hiện chính sách cho người dân tộc thiểu số và miền núi đã được thảo luận 2 ngày trong tuần trước thì thấy nhiều nguồn vốn trong chính sách chưa bố trí đủ cho khu vực này. Đề nghị Quốc hội và Chính phủ quan tâm khi triển khai sử dụng nguồn vốn dự phòng để các chính sách, cơ chế cho dân tộc thiểu số và miền núi được thực hiện đầy đủ. Trong bố trí vốn cho các dự án tái định cư, các dự án thủy điện, tôi đề nghị Chính phủ xem xét, bố trí nguồn kinh phí từ lợi nhuận và khấu hao của các nhà máy thủy điện để bố trí cho các dự án này.

Về thực hiện vốn đầu tư công, tôi đồng tình với Báo cáo thẩm tra số 1272 của Ủy ban Tài chính, Ngân sách đánh giá giữa kỳ đầu tư công trung hạn, giải ngân năm 2016 - 2017 đạt thấp, nhất là vốn trái phiếu Chính phủ đạt rất thấp. Khả năng giải ngân vốn đầu tư phát triển trung ương khó đạt nếu không có sự quyết liệt và phối hợp tốt. Theo tôi, một phần chậm giải ngân là do sự chuẩn bị dự án để đưa vào kế hoạch chưa được tốt, hầu hết các dự án khi được phê duyệt chưa xác định rõ nguồn vốn, đến khi có nguồn vốn được giao thì dự án này lại phải xem xét lại để chuẩn bị được kỹ càng hơn.

Thứ hai, kế hoạch vốn đầu tư công trung hạn được thực hiện trong khuôn khổ pháp lý của các luật như Luật Đầu tư công năm 2014, Luật Đất đai năm 2013 và nhiều luật khác. Về thủ tục hành chính, thực hiện rất phức tạp, mất nhiều thời gian làm thủ tục dẫn dến chậm triển khai dự án. Trong kỳ họp này, Quốc hội mới thảo luận về Luật Đầu tư công (sửa đổi). Khả năng kỳ sau mới được thông qua. Tôi đề nghị sớm sửa các luật khác để thúc đẩy thực hiện kế hoạch vốn đầu tư công để nguồn vốn sớm phát huy được hiệu quả.

Về các dự án BT, đây là các dự án thực hiện hợp đồng được ký giữa cơ quan nhà nước và nhà đầu tư, doanh nghiệp để thực hiện công trình hạ tầng. Sau khi hoàn thành công trình, nhà đầu tư chuyển giao công trình đó cho cơ quan nhà nước và được thanh toán bằng quỹ đất, trụ sở làm việc, tài sản và kết cấu hạ tầng hoặc nguồn, quyền kinh doanh, khai thác công trình. Vướng mắc hiện nay của các dự án hợp đồng BT là đang dừng thanh toán từ quỹ đất, chờ khi có hướng dẫn mới. Đề nghị Chính phủ sớm chỉ đạo việc này để các nhà đầu tư đã xây dựng các công trình bỏ vốn ra được thanh toán bằng quỹ đất theo hợp đồng đã ký. Ngoài ra, khi có hướng dẫn thanh toán thì các dự án BT đang nghiên cứu hoặc đang thẩm định mới có căn cứ để triển khai các bước thủ tục trong quy trình phê duyệt dự án và lập hợp đồng dự án.

Trong dự thảo nghị quyết, tôi đồng tình với Quốc hội sẽ ra Nghị quyết về sử dụng nguồn thu từ cổ phần hóa doanh nghiệp để đảm bảo khoản thu này minh bạch, rõ ràng và có hiệu quả. Hiện nay, trong báo cáo mới chỉ nêu là nộp vào ngân sách nhà nước mà chưa rõ báo cáo hiệu quả sử dụng nguồn vốn này. Xin hết. Xin cảm ơn Quốc hội.


Các tin khác


Tiếp tục trình Quốc hội thảo luận hai phương án rút bảo hiểm một lần

Sáng 27/5, Quốc hội họp phiên toàn thể ở hội trường, thảo luận về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi).

Quản lý, sử dụng hiệu quả gói hỗ trợ Chương trình phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội, tránh thất thoát, lãng phí

Hôm nay 25/5, ngày làm việc thứ 6, Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV, Quốc hội đã dành phần lớn thời gian xem xét kết quả giám sát việc thực hiện Nghị quyết số 43/2022/QH15 về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ Chương trình phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội. Đại biểu Đặng Bích Ngọc, Phó trưởng Đoàn chuyên trách phụ trách Đoàn ĐBQH tỉnh Hòa Bình đã phát biểu đóng góp ý kiến. Báo Hòa Bình giới thiệu toàn văn bài phát biểu.

Tăng cường phòng chống tham nhũng, lãng phí trong các dự án quan trọng quốc gia

Đoàn giám sát của Quốc hội đánh giá, các chính sách tại Nghị quyết số 43 là kịp thời, hợp lòng dân song vẫn còn tồn tại, hạn chế cần khắc phục trong quá trình thực hiện.

Giải quyết đơn thư, khiếu nại, tố cáo: Phát huy vai trò người đứng đầu giải quyết thấu đáo việc liên quan đến người dân

Với phương châm, quan điểm lãnh đạo xây dựng chính quyền liêm chính, phục vụ, thực sự "vì nhân dân phục vụ”; xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức (CBCCVC) có phong cách làm việc "trọng dân, gần dân, hiểu dân, học dân và có trách nhiệm với dân”... thời gian qua, cấp ủy, chính quyền các cấp của tỉnh luôn chú trọng giải quyết thấu đáo các vấn đề liên quan đến người dân, nhất là công tác tiếp nhận, giải quyết đơn thư, khiếu nại, tố cáo (KNTC) của công dân.

Huyện Cao Phong đưa việc học tập và làm theo Bác đi vào thực chất

Đồng chí Nguyễn Quang Hưng, Phó Bí thư TT Huyện ủy Cao Phong cho biết: Xác định tầm quan trọng và ý nghĩa của việc tiếp tục đẩy mạnh học tập và làm theo (HT<) tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh theo tinh thần Kết luận số 01-KL/TW, ngày 18/5/2021 của Bộ Chính trị (Kết luận số 01-KL/TW) về tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW của Bộ Chính trị, Ban Thường vụ Huyện ủy Cao Phong đã ban hành các văn bản lãnh đạo, chỉ đạo, thực hiện nghiêm túc Kết luận số 01 và thực hiện chuyên đề toàn khóa, chuyên đề hàng năm gắn với thực hiện NQT.Ư 4 (khóa XII) và Kết luận số 21, ngày 25/10/2021 của BCH T.Ư Đảng (khóa XIII) về "đẩy mạnh xây dựng, chỉnh đốn đảng và hệ thống chính trị; kiên quyết ngăn chặn, đẩy lùi, xử lý nghiêm cán bộ, đảng viên suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, biểu hiện "tự diễn biến”, "tự chuyển hóa” và nhiệm vụ chính trị của từng cơ quan, đơn vị, địa phương… Trong đó chú trọng đưa nội dung HT< tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh vào chương trình, kế hoạch thực hiện nghị quyết của đảng bộ cấp mình gắn với thực hiện nhiệm vụ chính trị của địa phương, đơn vị; lựa chọn nội dung trọng tâm, đột phá, những vấn đề bức xúc, nổi cộm của địa phương, đơn vị để lãnh đạo thực hiện, tránh qua loa, hình thức ở cơ sở...

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục