Sáng 6.11, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Thường trực QH Tòng Thị Phóng, QH đã thảo luận về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục đại học.


Đổi mới, nâng cao chất lượng giáo dục đại học một cách thực chất

Trình bày Báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục đại học, Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục TN, TN và NĐ Phan Thanh Bình nêu rõ, qua thảo luận tại Kỳ họp thứ Năm, tại các phiên họp lần thứ 26, 27 của UBTVQH và tại Hội nghị ĐBQH chuyên trách (tháng 9.2018) cũng như góp ý của các Đoàn ĐBQH, đa số ý kiến đều tán thành sự cần thiết, nội dung, phạm vi sửa đổi và cho rằng dự án Luật đã đáp ứng yêu cầu, có thể trình QH xem xét thông qua. Thực tế, mặc dù có quan hệ chặt chẽ với Luật Giáo dục song Luật Giáo dục đại học chỉ tuân thủ nguyên tắc, nguyên lý cơ bản về giáo dục và đào tạo. Cho đến nay, hầu hết các nội dung giữa hai dự thảo Luật cơ bản đã thống nhất, không có xung đột, mâu thuẫn. Việc thông qua Luật Giáo dục đại học tại Kỳ họp này là cần thiết để tạo hành lang pháp lý một cách kịp thời cho các cơ sở giáo dục đại học phát huy tự chủ, góp phần vào đổi mới, nâng cao chất lượng giáo dục đại học một cách thực chất.


Toàn cảnh Phiên họp sáng 6.11 

Ảnh: Lâm Hiển 

Liên quan đến quy định về cơ sở giáo dục đại học, các đại biểu đề nghị quy định rõ ràng, mạch lạc mô hình cơ sở giáo dục đại học, phân biệt và giải thích rõ các khái niệm đại học, trường đại học, học viện; làm rõ địa vị pháp lý của các loại hình trường. Tiếp thu ý kiến đại biểu, Dự thảo Luật quy định rõ hệ thống giáo dục đại học Việt Nam bao gồm: trường đại học, học viện (gọi chung là trường đại học); đại học (là tổ hợp các trường đại học; trường trực thuộc) và các cơ sở giáo dục đại học khác phù hợp với quy định của pháp luật. Hạt nhân cơ bản của hệ thống là trường đại học với cơ cấu tổ chức chuẩn mực theo thông lệ quốc tế. Học viện được điều chỉnh chung với trường đại học do đây chỉ là tên gọi của một số cơ sở giáo dục đại họcđã hình thành và đang tồn tại trong thực tiễn mà không có sự khác biệt so với trường đại học cả về cơ cấu tổ chức, chức năng, sứ mệnh. Đại học là nhóm các trường đại học, viện nghiên cứu thành viên; trường và các đơn vị trực thuộc khác, cùng hoạt động trong một khuôn khổ pháp lý nhằm gia tăng giá trị, khả năng cạnh tranh và đóng góp của toàn hệ thống đối với xã hội.

Dự thảo Luật cũng quy định nguyên tắc để các trường đại học và đại học tự chủ quyết định mô hình và cấu trúc của cơ sở giáo dục đại học; theo đó, các trường đại học có thể tự phát triển và thành lập các trường trực thuộc bên trong (theo điều kiện, tiêu chuẩn do Chính phủ quy định) để trở thành đại học; hoặc trên cơ sở tự nguyện hay được Nhà nước quy định, các trường đại học được sáp nhập với nhau để trở thành một đại học. Các đại học quyết định cấu trúc và cơ chế quản lý của mình theo quy định pháp luật.

Sớm có trường đại học mạnh, đạt chuẩn khu vực, quốc tế


ĐBQH Bùi Thị Quỳnh Thơ (Hà Tĩnh) phát biểu tại Phiên họp sáng 6.11 

Ảnh: Lâm Hiển

ĐBQH Huỳnh Thành Đạt (TP Hồ Chí Minh) thống nhất với định hướng hình thành, phát triển các đại học lớn trong tương lai như quy định của dự thảo luật. Quan điểm mới, mang tính chiến lược lâu dài là trường đại học có thể chuyển thành đại học, các trường đại học có thể liên kết với nhau thành đại học. Theo cách như thế có thể sớm có trường đại học mạnh, đạt chuẩn mực khu vực, quốc tế. Ở Mỹ, Pháp, Châu Âu xu thế này đang diễn ra rất mạnh và có hiệu quả. Tuy nhiên, ĐBQH Bùi Thị Quỳnh Thơ (Hà Tĩnh) lại bày tỏ ngại về quan điểm này. Theo ĐB Bùi Thị Quỳnh Thơ, Ban soạn thảo cần xem xét lại mô hình trường đại học trong đại học. Và chỉ nên thống nhất một mô hình trường đại học chung, bỏ đại học vùng tức là trường đại học trong đại học, nhằm đơn giản hóa mô hình giáo dục đại học. Bởi lẽ theo khái niệm trường đại học và đại học như dự thảo luật thì ở nước ta, ngoài Đại học quốc gia Hà Nội, Đại học quốc gia TP Hồ Chí Minh, Đại học Đà Nẵng, Đại học Huế, Đại học Thái Nguyên, còn lại đều gọi là trường đại học, việc cho sáp nhập trường đại học thành đại học tức là mở đường cho việc ồ ạt thành lập các trường đại học.  


ĐBQH Lê Quang Trí (Tiền Giang) phát biểu tại Phiên họp sáng 6.11 

Ảnh: Lâm Hiển

Đối với xếp hạng cơ sở giáo dục đại học, ngành đào tạo (Điều 9), một số ý kiến ĐBQH cho rằng đây là quy định rất cần thiết, tạo động lực cho các cơ sở giáo dục đại học phấn đấu nâng cao chất lượng đào tạo, giúp người học có thêm thông tin để chọn trường. Theo ĐBQH Lê Quang Trí (Tiền Giang), để bảo đảm việc xếp hạng minh bạch, khách quan, trung thực, ban soạn thảo cần nghiên cứu, bổ sung quy định về các tổ chức xếp hạng như điều kiện thành lập, tiêu chí, tiêu chuẩn xếp hạng, trách nhiệm, quyền hạn của tổ chức này… Vì nếu các tổ chức xếp hạng này không trung thực, không khách quan thì ảnh hưởng rất lớn đến uy tín của các cơ sở giáo dục đại học cũng như quyết định chọn trường của sinh viên.

 

                                      TheoĐaibieunhandan

Các tin khác


Quy định chuẩn mực đạo đức cách mạng của cán bộ, đảng viên giai đoạn mới

Thay mặt Bộ Chính trị, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã ký ban hành Quy định số 144-QĐ/TW (ngày 9/5/2024) Quy định chuẩn mực đạo đức cách mạng của cán bộ, đảng viên giai đoạn mới (Quy định số 144).

Phát huy vai trò nêu gương của cán bộ, đảng viên

Những năm qua, việc thực hiện Quy định số 34-QĐi/TU, ngày 28/01/2019 của Ban Chấp hành (BCH) Đảng bộ tỉnh quy định trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên (CB,ĐV), trước hết là Ủy viên Ban Thường vụ (BTV) Tỉnh ủy, Ủy viên BCH Đảng bộ tỉnh đã đạt kết quả tích cực. Tỉnh ủy coi đây là phương thức lãnh đạo quan trọng của Đảng; là biện pháp thiết thực, hiệu quả góp phần xây dựng, chỉnh đốn Đảng.

Đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức phong cách Hồ Chí Minh, xây dựng tỉnh Hòa Bình ngày càng giàu đẹp, văn minh

Bùi Đức Hinh, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh 


Chủ tịch Hồ Chí Minh, vị lãnh tụ thiên tài, kiệt xuất của dân tộc, người thầy vĩ đại của cách mạng Việt Nam. Người "là biểu tượng cao đẹp nhất của chủ nghĩa yêu nước và chủ nghĩa anh hùng cách mạng Việt Nam. Người là kết tinh rạng ngời của đạo đức, trí tuệ, khí phách, lương tri của dân tộc và thời đại”. Trọn cả cuộc đời, Người dâng hiến cho sự nghiệp giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp và giải phóng con người. Tư tưởng, đạo đức, phong cách của Người là tài sản tinh thần vô giá của Đảng và dân tộc ta. Học tập và làm theo Người là nhiệm vụ hết sức quan trọng, không thể thiếu đối với tất cả các tổ chức đảng, đảng viên trong việc tu dưỡng, rèn luyện, cống hiến và phụng sự đất nước.

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Cần đa dạng hóa nguồn lực phát triển nhà ở xã hội

Chiều tối 17/5, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì họp với các bộ, ngành bàn các giải pháp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong đầu tư phát triển nhà ở xã hội, thực hiện Đề án "Đầu tư xây dựng ít nhất 01 triệu căn hộ nhà ở xã hội cho đối tượng thu nhập thấp, công nhân khu công nghiệp giai đoạn 2021-2030”. Cùng dự có Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà; lãnh đạo các bộ, ngành, cơ quan Trung ương.

Triển khai hiệu quả nhiệm vụ khoa học lý luận chính trị, bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng

Sáng 17/5, tại Hà Nội, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức Lễ kỷ niệm Ngày Khoa học và Công nghệ Việt Nam (18/5).

Đường Hồ Chí Minh từ kỳ tích đến mạch máu đất nước - Bài cuối: Đi tới tương lai thịnh vượng

Đất nước thống nhất, sứ mệnh của đường mòn Trường Sơn đã hoàn thành. Nhưng một ước muốn lại cháy bỏng, đó là phát huy giá trị của tuyến đường lịch sử này trong phát triển kinh tế - xã hội hôm nay. Ước vọng đó thành hiện thực khi ngày 5/4/2000, tại bến phà Xuân Sơn, huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình, Thủ tướng Chính phủ đã phát lệnh khởi công xây dựng công trình đường Hồ Chí Minh.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục