Chiều 6-5, tại tỉnh Thừa Thiên - Huế, Ban Chỉ đạo 182 Trung ương (T.Ư), Ban Kinh tế T.Ư, Tỉnh uỷ Thừa Thiên - Huế phối hợp tổ chức Hội nghị Ban Chỉ đạo xây dựng Đề án "Tổng kết 10 năm thực hiện Kết luận số 48 của Bộ Chính trị (khóa X) về xây dựng, phát triển tỉnh Thừa Thiên - Huế và đô thị Huế đến năm 2020” (Kết luận 48).


Đồng chí Nguyễn Văn Bình, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư T.Ư Đảng, Trưởng Ban Kinh tế T.Ư phát biêu chỉ đạo tại hội nghị.

Đồng chí Nguyễn Văn Bình, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư T.Ư Đảng, Trưởng Ban Kinh tế T.Ư dự và chỉ đạo hội nghị. Cùng dự có đại diện lãnh đạo các ban, bộ, ngành T.Ư, lãnh đạo Tỉnh ủy, UBND tỉnh Thừa Thiên - Huế và các tỉnh, thành phố liên quan, các thành viên Ban Chỉ đạo, Tổ Biên tập.

Triển khai Chương trình làm việc của Bộ Chính trị, Ban Bí thư năm 2019, ngày 11-3-2019, Ban Bí thư đã ban hành Quyết định 182-QĐ/TW thành lập Ban Chỉ đạo xây dựng Đề án "Tổng kết 10 năm thực hiện Kết luận 48-KL/TW của Bộ Chính trị (khóa X) về xây dựng, phát triển tỉnh Thừa Thiên - Huế và đô thị Huế đến năm 2020”; trong đó giao Ban Kinh tế T.Ư là cơ quan thường trực giúp Ban Chỉ đạo triển khai xây dựng Đề án này

Để triển khai xây dựng Đề án, Trưởng Ban Chỉ đạo đã thành lập Tổ Biên tập và Tổ đã tiến hành Dự thảo các văn bản có liên quan như Kế hoạch xây dựng Đề án, Đề cương Đề án, Quyết định phân công thành viên Ban chỉ đạo. Ngoài ra, Tỉnh ủy Thừa Thiên - Huế cũng đã xây dựng Dự thảo Báo cáo Tổng kết 10 năm thực hiện Kết luận số 48-KL/TW ngày 25-5-2009 và Thông báo 175-TB/TW ngày 1-8-2014 của Bộ Chính trị về xây dựng, phát triển tỉnh Thừa Thiên - Huế và đô thị Huế đến năm 2020; xây dựng phương hướng phát triển Thừa Thiên - Huế đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2045.

Kết quả sau 10 năm thực hiện Kết luận 48 của Bộ Chính trị

Sau 10 năm thực hiện Kết luận số 48-KL/TW của Bộ Chính trị, trong bối cảnh khó khăn chung của đất nước nhưng Đảng bộ và nhân dân tỉnh Thừa Thiên - Huế đã đoàn kết, nỗ lực phấn đấu, phát huy truyền thống anh dũng, kiên cường, vượt qua khó khăn, đạt được những kết quả quan trọng, toàn diện trên tất cả các lĩnh vực, góp phần tích cực vào sự phát triển chung của vùng kinh tế trọng điểm miền trung và cả nước, phát huy được vai trò, vị thế của trung tâm văn hoá, du lịch đặc sắc, trung tâm giáo dục - đào tạo, trung tâm y tế chuyên sâu, trung tâm khoa học - công nghệ của miền trung và cả nước.

Thừa Thiên - Huế đã có nhiều có nỗ lực lớn trong thực hiện công tác quy hoạch, quản lý quy hoạch, phát triển kết cấu hạ tầng đô thị, ban hành các chương trình, đề án để xây dựng tỉnh Thừa Thiên - Huế trở thành thành phố trực thuộc T.Ư. Đẩy mạnh quy hoạch, định hướng phát triển đô thị Thừa Thiên - Huế theo hướng "di sản, văn hóa, sinh thái, cảnh quan, thân thiện với môi trường” như phê duyệt đồ án điều chỉnh Quy hoạch xây dựng vùng tỉnh Thừa Thiên - Huế. Hiện nay, tỷ lệ phủ kín quy hoạch chung xây dựng đô thị toàn tỉnh đạt 100%.

Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân giai đoạn 2009-2018 là 7,16%/năm. Quy mô nền kinh tế tăng khá từ 17.500 tỷ đồng lên 32.749 tỷ đồng, tăng 1,86 lần (theo giá so sánh 2010). Thu nhập bình quân đầu người năm 2018 đạt 1.794 USD tăng 2,24 lần so với năm 2009, dự kiến năm 2020 là 2000 USD/người. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng dịch vụ - công nghiệp - nông nghiệp. Trong đó, khu vực dịch vụ tăng từ 45,9% năm 2009 lên 54,6% năm 2018; tương ứng với lĩnh vực công nghiệp giảm từ 37,6% xuống 34,1%; nông nghiệp giảm 16,5% xuống 11,3%.

Thừa Thiên - Huế từng bước khẳng định là trung tâm văn hoá, du lịch, y tế chuyên sâu, khoa học - công nghệ và giáo dục - đào tạo đa ngành, đa lĩnh vực, chất lượng cao. Công tác bảo tồn, phát huy các giá trị di sản văn hóa vật thể, phi vật thể được đẩy mạnh. Hệ thống di tích lịch sử cách mạng, Quần thể di tích Cố đô Huế và các danh lam thắng cảnh... được giữ gìn, tôn tạo, khẳng định được vị thế của một trung tâm du lịch lớn của quốc gia.

Một loạt các lĩnh vực khác như: chất lượng khám, chữa bệnh được nâng lên; trở thành một trong những trung tâm giáo dục - đào tạo đa ngành, đa lĩnh vực, chất lượng cao của cả nước; tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề tăng từ 37% năm 2009 lên 62% năm 2018; khoa học - công nghệ phát triển theo hướng khai thác các thế mạnh về khoa học xã hội và nhân văn, y dược, nông nghiệp, công nghệ sinh học, công nghệ thông tin; Quốc phòng - an ninh được giữ vững; vị thế và quan hệ đối ngoại tiếp tục được mở rộng. Năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của Đảng bộ được nâng lên; công tác xây dựng chính quyền được đẩy mạnh; chất lượng hoạt động của Mặt trận và các đoàn thể chính trị - xã hội được nâng cao; khối đại đoàn kết toàn dân được củng cố.

Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đã đạt được, việc triển khai thực hiện các chủ trương, chính sách xây dựng, phát triển Thừa Thiên - Huế và đô thị Huế trong thời gian qua còn một số tồn tại, hạn chế như mục tiêu cơ bản đưa Thừa Thiên - Huế trở thành thành phố trực thuộc T.Ư chưa thực hiện được. Thu ngân sách nhà nước còn thấp, ngành du lịch - dịch vụ phát triển chưa tương xứng với tiềm năng thế mạnh của địa phương, của vùng kinh tế trọng điểm miền trung. Thu nhập bình quân đầu người thấp hơn mức bình quân chung của cả nước...

Đưa phát triển về kinh tế - xã hội của Thừa Thiên - Huế lên một tầm cao mới

Thừa Thiên - Huế là vùng đất có bề dày lịch sử và văn hiến lâu đời, nơi hội tụ tinh hoa văn hoá của dân tộc mang tầm vóc quốc gia và quốc tế; có kho tàng di sản đồ sộ cả về vật thể và phi vật thể. Thành phố Huế - Cố đô cuối cùng của Việt Nam và nay là đô thị loại I, thành phố di sản văn hóa thế giới, thành phố Festival đặc trưng của Việt Nam, thành phố văn hóa ASEAN. Trong lịch sử phát triển của dân tộc, Huế từng là đô thị cấp quốc gia với hơn ba thế kỷ (1636 - 1945). Trong đó hơn nửa thời gian là Kinh đô của nước Đại Việt anh hùng dưới triều Tây Sơn (1788 - 1801) và Kinh đô thống nhất dưới triều đại nhà Nguyễn (1802 - 1945).

Phát biểu kết luận tại hội nghị, đồng chí Nguyễn Văn Bình đánh giá cao tỉnh Thừa Thiên - Huế đã chủ động và có trách nhiệm trong phối hợp với Ban Kinh tế T.Ư tổ chức hội nghị quan trọng này. Đồng cũng ghi nhận sự nỗ lực thực hiện để đạt được những kết quả quan trọng của tỉnh Thừa Thiên - Huế trong 10 năm qua, ghi nhận sự chuẩn bị nghiêm túc của Ban Tổ chức cho công tác tổng kết Kết luận 48, đồng thời nhấn mạnh mục đích, ý nghĩa quan trọng của hội nghị này. Để đảm bảo tiến độ cũng như chất lượng Đề án tổng kết theo chỉ đạo của Bộ Chính trị, đồng chí Nguyễn Văn Bình đề nghị cần bám sát các mục tiêu và giải pháp được đưa ra trong Nghị quyết 48 năm 2009 và Thông báo kết luận của Bộ Chính trị năm 2014 về đẩy mạnh thực hiện Nghị quyết 48 để đánh giá và tổng kết.

Đồng chí Nguyễn Văn Bình nhấn mạnh: Kết luận 48 của Bộ Chính trị đã xác định "Xây dựng Thừa Thiên - Huế trở thành thành phố trực thuộc T.Ư trong vài năm tới, là trung tâm của khu vực miền trung và một trong những trung tâm lớn, đặc sắc của cả nước về văn hoá, du lịch; khoa học - công nghệ, y tế chuyên sâu và giáo dục - đào tạo đa ngành, đa lĩnh vực, chất lượng cao”. Tuy vậy, do nhiều nguyên nhân chủ quan và khách quan, cho đến nay, nhiều mục tiêu và nhiệm vụ đã nêu trong Kết luận 48 chưa hoàn thành. Vì vậy, trách nhiệm của chúng ta cần phân tích và làm rõ các nguyên nhân, đồng thời đề xuất được định hướng phát triển cho tỉnh Thừa Thiên - Huế và đô thị Huế trong thời gian tới.

Đồng chí Nguyễn Văn Bình đề nghị việc đánh giá và tổng kết cần được đặt trong một tổng thể thống nhất với Kết luận số 25-KL/TW ngày 2-8-2012 về "Phát triển kinh tế-xã hội và đảm bảo quốc phòng, an ninh vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ đến năm 2020”; Nghị quyết Đại hội Đảng XII; các Nghị quyết chuyên đề khác của T.Ư khóa XII và Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Thừa Thiên - Huế nhiệm kỳ 2010-2015 và 2015-2020. Việc tổng kết và đánh giá cần mang tính khách quan, bám sát vào thực tế và trên tinh thần cầu thị, thẳng thắn để có thể xác định được một cách thực chất các kết quả đạt được, chỉ ra được những tồn tại, hạn chế và nguyên nhân. Đặc biệt, cần rút ra những bài học kinh nghiệm, nhất là những bài học kinh nghiệm về lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện.

Đồng chí Nguyễn Văn Bình đề cập tới sự cần thiết của một Nghị quyết của Bộ Chính trị về "Xây dựng và phát triển tỉnh Thừa Thiên - Huế đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2045” và đề nghị phân tích những luận điểm, lý giải mang tính thuyết phục về mặt khoa học và thực tiễn để Nghị quyết mới sẽ giúp tỉnh Thừa Thiên - Huế xác định lại được một cách rõ ràng hơn, sát thực hơn những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức của tỉnh trong bối cảnh mới có rất nhiều thay đổi ở cả trong và ngoài nước (với tốc độ nhanh, mạnh và khó lường) cũng như mở đường cho việc đưa ra tầm nhìn, mục tiêu và những giải pháp mang tính khát vọng hơn, đột phá hơn; qua đó giúp thu hút được nhiều nguồn lực hơn để tỉnh có thể phát triển nhanh, bền vững hơn và bao trùm hơn trong thời gian tới.

Đồng chí nêu rõ, nếu được ban hành, Nghị quyết phải có những điểm mới, khác biệt so với các Kết luận đã được ban hành. Các quan điểm, mục tiêu, tầm nhìn và giải pháp được đưa ra phải đặt trong bối cảnh quốc tế và trong nước, cơ hội và thách thức; phải mang tính khát vọng và đột phá, vừa đảm bảo có tính kế thừa, vừa đảm bảo tính phát triển nhưng khả thi, thiết thực, phù hợp với điều kiện cụ thể của tỉnh Thừa Thiên - Huế cũng như xu hướng phát triển chung ở trong nước và quốc tế. Hội nghị đã thống nhất về tư tưởng và hành động nhằm xây dựng thành công Đề án, góp phần đưa sự phát triển về kinh tế - xã hội của tỉnh Thừa Thiên - Huế lên một tầm cao mới, tương xứng với tiềm năng, thế mạnh của tỉnh và đáp ứng được khát vọng về một thành phố "Di sản, văn hóa, xanh, thông minh và hiện đại”, ngang tầm với các thành phố hàng đầu trong khu vực và trên thế giới.

TheoNhanDan

Các tin khác


Tiếp tục trình Quốc hội thảo luận hai phương án rút bảo hiểm một lần

Sáng 27/5, Quốc hội họp phiên toàn thể ở hội trường, thảo luận về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi).

Quản lý, sử dụng hiệu quả gói hỗ trợ Chương trình phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội, tránh thất thoát, lãng phí

Hôm nay 25/5, ngày làm việc thứ 6, Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV, Quốc hội đã dành phần lớn thời gian xem xét kết quả giám sát việc thực hiện Nghị quyết số 43/2022/QH15 về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ Chương trình phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội. Đại biểu Đặng Bích Ngọc, Phó trưởng Đoàn chuyên trách phụ trách Đoàn ĐBQH tỉnh Hòa Bình đã phát biểu đóng góp ý kiến. Báo Hòa Bình giới thiệu toàn văn bài phát biểu.

Tăng cường phòng chống tham nhũng, lãng phí trong các dự án quan trọng quốc gia

Đoàn giám sát của Quốc hội đánh giá, các chính sách tại Nghị quyết số 43 là kịp thời, hợp lòng dân song vẫn còn tồn tại, hạn chế cần khắc phục trong quá trình thực hiện.

Giải quyết đơn thư, khiếu nại, tố cáo: Phát huy vai trò người đứng đầu giải quyết thấu đáo việc liên quan đến người dân

Với phương châm, quan điểm lãnh đạo xây dựng chính quyền liêm chính, phục vụ, thực sự "vì nhân dân phục vụ”; xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức (CBCCVC) có phong cách làm việc "trọng dân, gần dân, hiểu dân, học dân và có trách nhiệm với dân”... thời gian qua, cấp ủy, chính quyền các cấp của tỉnh luôn chú trọng giải quyết thấu đáo các vấn đề liên quan đến người dân, nhất là công tác tiếp nhận, giải quyết đơn thư, khiếu nại, tố cáo (KNTC) của công dân.

Huyện Cao Phong đưa việc học tập và làm theo Bác đi vào thực chất

Đồng chí Nguyễn Quang Hưng, Phó Bí thư TT Huyện ủy Cao Phong cho biết: Xác định tầm quan trọng và ý nghĩa của việc tiếp tục đẩy mạnh học tập và làm theo (HT<) tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh theo tinh thần Kết luận số 01-KL/TW, ngày 18/5/2021 của Bộ Chính trị (Kết luận số 01-KL/TW) về tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW của Bộ Chính trị, Ban Thường vụ Huyện ủy Cao Phong đã ban hành các văn bản lãnh đạo, chỉ đạo, thực hiện nghiêm túc Kết luận số 01 và thực hiện chuyên đề toàn khóa, chuyên đề hàng năm gắn với thực hiện NQT.Ư 4 (khóa XII) và Kết luận số 21, ngày 25/10/2021 của BCH T.Ư Đảng (khóa XIII) về "đẩy mạnh xây dựng, chỉnh đốn đảng và hệ thống chính trị; kiên quyết ngăn chặn, đẩy lùi, xử lý nghiêm cán bộ, đảng viên suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, biểu hiện "tự diễn biến”, "tự chuyển hóa” và nhiệm vụ chính trị của từng cơ quan, đơn vị, địa phương… Trong đó chú trọng đưa nội dung HT< tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh vào chương trình, kế hoạch thực hiện nghị quyết của đảng bộ cấp mình gắn với thực hiện nhiệm vụ chính trị của địa phương, đơn vị; lựa chọn nội dung trọng tâm, đột phá, những vấn đề bức xúc, nổi cộm của địa phương, đơn vị để lãnh đạo thực hiện, tránh qua loa, hình thức ở cơ sở...

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục