Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh khẳng định Việt Nam coi trọng và sẽ tích cực cùng các nước ASEAN đóng góp nhằm mở rộng và làm sâu sắc hơn nữa quan hệ giữa ASEAN và các đối tác.


Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh dự Hội nghị Bộ trưởng ASEAN-LMI. (Ảnh: Hữu Kiên/Thái Lan)

Trong khuôn khổ Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN lần thứ 52 (AMM-52) và các hội nghị liên quan tại Bangkok, trong ngày 1/8, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh đã cùng các Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN và những Đối tác tham dự các Hội nghị Bộ trưởng giữa ASEAN với Australia, Ấn Độ, Liên minh châu Âu (EU), Hàn Quốc và Canada.

Tại Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN-Australia, các nước ASEAN đánh giá Australia là đối tác lâu năm, là người bạn tin cậy của ASEAN, đã tích cực hợp tác hiệu quả, hỗ trợ ASEAN trong liên kết khu vực và xây dựng cộng đồng cũng như trong thúc đẩy đối thoại, xây dựng lòng tin, ứng phó với các thách thức an ninh đang nổi lên.

Hai bên nhất trí thúc đẩy các ưu tiên hợp tác như triển khai hiệu quả Sáng kiến chống buôn bán người ASEAN-Australia (2018-2028), tăng cường hợp tác về an ninh biển, chống khủng bố và tội phạm xuyên quốc gia, thúc đẩy và bảo vệ quyền của phụ nữ và trẻ em, giáo dục-đào tạo, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao...

Hai bên khẳng định tiếp tục nỗ lực hướng tới nâng cấp Hiệp định Thương mại Tự do ASEAN-Australia-New Zealand (AAZFTA), tạo điều kiện phát triển cho các doanh nghiệp vừa, nhỏ và siêu nhỏ, mở rộng đầu tư, tăng cường kết nối, hợp tác tiểu vùng, trong đó có tiểu vùng Mekong.

Nhân dịp này, các Bộ trưởng đã nhất trí thông qua Kế hoạch hành động ASEAN-Australia cho giai đoạn mới 2020-2024.

Tại Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN-Ấn Độ, các Bộ trưởng ghi nhận những phát triển tích cực trong quan hệ đối tác chiến lược ASEAN-Ấn Độ thời gian qua, nhất là kết quả tốt đẹp của Cấp cao kỷ niệm 25 năm quan hệ đối tác giữa hai bên trong năm 2018.

Hai bên nhất trí tiếp tục đẩy mạnh hợp tác trên các lĩnh vực như hợp tác biển và kinh tế biển xanh, công nghệ thông tin, thích ứng cách mạng công nghiệp 4.0, y tế-dược phẩm, phát triển nguồn nhân lực, kết nối, phát triển hạ tầng, trong đó có kế hoạch kết nối mạng đường bộ cao tốc từ các nước ASEAN tới Ấn Độ.

Bộ trưởng Ngoại giao Ấn Độ chia sẻ về một số vấn đề còn tồn tại trong đàm phán, khẳng định Ấn Độ sẽ nỗ lực cùng các nước sớm kết thúc đàm phán Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện (RCEP).

Ấn Độ cũng cảm ơn và đánh giá cao Việt Nam đã tích cực đóng góp thúc đẩy quan hệ giữa hai bên trong vai trò nước điều phối quan hệ ASEAN-Ấn Độ giai đoạn 2015-2018.

Tại Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN-EU, hai bên khẳng định EU và ASEAN là các tổ chức khu vực được đánh giá là thành công nhất, đi đầu trong thúc đẩy liên kết khu vực, hợp tác đa phương và tự do hóa thương mại-đầu tư. ASEAN và EU cũng chia sẻ nhiều điểm tương đồng về các vấn đề khu vực và quốc tế, là những người bạn tin cậy lâu năm và là đối tác kinh tế hàng đầu của nhau.



Các Bộ trưởng ASEAN-EU. (Ảnh: Hữu Kiên/TTXVN)

EU tiếp tục là nhà đầu tư nước ngoài trực tiếp (FDI) nhiều nhất vào ASEAN và có lượng khách du lịch viếng thăm ASEAN lớn thứ 2 trong số các Đối tác.

Các Bộ trưởng khẳng định nỗ lực sớm chính thức nâng cấp quan hệ lên Đối tác chiến lược; nhất trí tăng cường hợp tác về an ninh mạng, quản lý biên giới, phòng chống khủng bố và tội phạm xuyên quốc gia, an ninh biển, biến đổi khí hậu, bảo vệ môi trường và phát triển bền vững...

Hai bên ghi nhận việc EU đã phê chuẩn Hiệp định thương mại tự do (FTA) với Singapore và ký kết FTA với Việt Nam, coi đây là những bước đi quan trọng giúp hai bên tiến tới xây dựng Hiệp định Thương mại Tự do ASEAN-EU trong tương lai.

Tại Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN-Hàn Quốc, các nước ASEAN hoan nghênh Hàn Quốc tích cực triển khai Chính sách Hướng Nam Mới tăng cường hợp tác với ASEAN trên ba trụ cột hòa bình-thịnh vượng-con người (3P).

Hai bên nhất trí tiếp tục đẩy mạnh hợp tác kinh tế, thương mại, đầu tư, tăng cường kết nối doanh nghiệp, phát triển các doanh nghiệp nhỏ, siêu nhỏ và vừa (MSMEs), phát triển kinh tế số, thương mại điện tử, thành phố thông minh, biến đổi khí hậu, tăng trưởng xanh...

ASEAN hoan nghênh đề xuất của Hàn Quốc thúc đẩy hợp tác lao động tay nghề cao và mở rộng các chương trình học bổng và đào tạo nghề dành cho các nước ASEAN.

Hai bên nhất trí nỗ lực sớm hoàn tất Hiệp định Dịch vụ hàng không ASEAN-Hàn Quốc; gia tăng lượng khách du lịch lên 15 triệu người đến năm 2020. Các Bộ trưởng nhất trí sẽ phối hợp chặt chẽ chuẩn bị tổ chức Hội nghị Cấp cao kỷ niệm 30 năm quan hệ ASEAN-Hàn Quốc tại Busan, Hàn Quốc vào cuối năm 2019.

Tại Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN-Canada, các nước ASEAN ghi nhận sự ủng hộ của Canada đối với vai trò trung tâm của ASEAN, cũng như hỗ trợ của Canada đối với ASEAN trong liên kết khu vực và xây dựng Cộng đồng. ASEAN và Canada nhất trí tiếp tục đẩy mạnh hợp tác trên các lĩnh vực như chống khủng bố và bạo lực cực đoan, tội phạm xuyên quốc gia, mở rộng thương mại-đầu tư, kết nối, khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo, bảo vệ môi trường, ứng phó thiên tai, biến đổi khí hậu, đào tạo nguồn nhân lực và gia tăng lượng khách du lịch giữa hai bên.

Hai bên cũng khẳng định cam kết củng cố hệ thống thương mại đa phương công bằng, dựa trên luật lệ, tăng cường cơ chế đối thoại về thương mại giữa ASEAN và Canada, phối hợp chặt chẽ trong các khuôn khổ Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á-Thái Bình Dương (APEC), Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP)...

Trao đổi về tình hình khu vực và quốc tế, các Bộ trưởng ASEAN và các Đối tác chia sẻ quan ngại về những diễn biến phức tạp gần đây trên Biển Đông, nhấn mạnh tầm quan trọng của đảm bảo hòa bình, ổn định, an toàn, tự do hàng hải và hàng không trên Biển Đông; đề cao tuân thủ luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước Liên hợp quốc về luật biển năm 1982 (UNCLOS 1982), giải quyết hòa bình các tranh chấp và tránh không tiến hành các hoạt động làm gia tăng căng thẳng, phức tạp tình hình, không có lợi cho các nỗ lực duy trì hòa bình, an ninh và ổn định ở khu vực.


Các Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN-Hàn Quốc chụp ảnh chung. (Ảnh: Ngọc Quang/TTXVN).

Phát biểu tại các Hội nghị nói trên, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh khẳng định Việt Nam coi trọng và sẽ tích cực cùng các nước ASEAN đóng góp nhằm mở rộng và làm sâu sắc hơn nữa quan hệ hợp tác thực chất, hiệu quả giữa ASEAN với các đối tác trên các lĩnh vực thuộc quan tâm và lợi ích chung như trao đổi thương mại, đầu tư, kết nối, phát triển tiểu vùng, đào tạo, phát triển nguồn nhân lực, nhất là nhân lực chất lượng cao đáp ứng các yêu cầu của nền kinh tế số, hợp tác biển, an ninh mạng, du lịch...

Về tình hình quốc tế và khu vực, Phó Thủ tướng bày tỏ quan ngại về diễn biến phức tạp trên thực địa ở Biển Đông, trong đó có việc tiếp diễn các hoạt động quân sự hóa và các hành động đơn phương đi ngược lại luật pháp quốc tế, trái với tinh thần Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC), làm xói mòn lòng tin, tác động tiêu cực đến hòa bình, an ninh và ổn định ở khu vực.

Phó Thủ tướng khẳng định lại lập trường nguyên tắc của ASEAN, trong đó nhấn mạnh tầm quan trọng của tăng cường lòng tin, không quân sự hóa, kiềm chế, không sử dụng và đe dọa sử dụng vũ lực, tuân thủ nghiêm túc luật pháp quốc tế trong đó có UNCLOS 1982, thực hiện nghiêm chỉnh, đầy đủ Tuyên bố DOC và sớm hoàn tất Bộ Quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC) hiệu quả, thực chất, phù hợp với luật pháp quốc tế.

Trong khuôn khổ Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN lần thứ 52 và các Hội nghị liên quan tại Bangkok, ngày 1/8, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh đã gặp Ủy viên Quốc vụ, Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị.

Tại cuộc gặp, Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh nhấn mạnh Việt Nam coi trọng quan hệ láng giềng với Trung Quốc. Về các vấn đề trên biển hiện nay, Phó Thủ tướng khẳng định lập trường nguyên tắc của Việt Nam, nêu rõ hai bên cần nỗ lực duy trì hòa bình, ổn định, kiểm soát tốt bất đồng, không có hành động làm phức tạp thêm tình hình, thông qua các biện pháp hòa bình giải quyết thỏa đáng tranh chấp tại Biển Đông trên cơ sở tuân thủ nghiêm túc luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển 1982 (UNCLOS 1982).

Ủy viên Quốc vụ, Ngoại trưởng Vương Nghị khẳng định Đảng, Chính phủ Trung Quốc trân trọng quan hệ với Việt Nam, nỗ lực giữ gìn quan hệ hữu nghị giữa hai nước; nhất trí cùng trao đổi ý kiến, giải quyết thỏa đáng những vấn đề phát sinh trong quan hệ.

Cùng ngày, Phó Thủ tướng Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh có các cuộc tiếp xúc song phương với Ngoại trưởng Canada Chrystia Freeland,háp thúc đẩy quan hệ song phương cũng như một số vấn đề quốc tế và khu vực cùng quan tâm./.

Theo TTXVN

Các tin khác


Quy định chuẩn mực đạo đức cách mạng của cán bộ, đảng viên giai đoạn mới

Thay mặt Bộ Chính trị, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã ký ban hành Quy định số 144-QĐ/TW (ngày 9/5/2024) Quy định chuẩn mực đạo đức cách mạng của cán bộ, đảng viên giai đoạn mới (Quy định số 144).

Phát huy vai trò nêu gương của cán bộ, đảng viên

Những năm qua, việc thực hiện Quy định số 34-QĐi/TU, ngày 28/01/2019 của Ban Chấp hành (BCH) Đảng bộ tỉnh quy định trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên (CB,ĐV), trước hết là Ủy viên Ban Thường vụ (BTV) Tỉnh ủy, Ủy viên BCH Đảng bộ tỉnh đã đạt kết quả tích cực. Tỉnh ủy coi đây là phương thức lãnh đạo quan trọng của Đảng; là biện pháp thiết thực, hiệu quả góp phần xây dựng, chỉnh đốn Đảng.

Đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức phong cách Hồ Chí Minh, xây dựng tỉnh Hòa Bình ngày càng giàu đẹp, văn minh

Bùi Đức Hinh, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh 


Chủ tịch Hồ Chí Minh, vị lãnh tụ thiên tài, kiệt xuất của dân tộc, người thầy vĩ đại của cách mạng Việt Nam. Người "là biểu tượng cao đẹp nhất của chủ nghĩa yêu nước và chủ nghĩa anh hùng cách mạng Việt Nam. Người là kết tinh rạng ngời của đạo đức, trí tuệ, khí phách, lương tri của dân tộc và thời đại”. Trọn cả cuộc đời, Người dâng hiến cho sự nghiệp giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp và giải phóng con người. Tư tưởng, đạo đức, phong cách của Người là tài sản tinh thần vô giá của Đảng và dân tộc ta. Học tập và làm theo Người là nhiệm vụ hết sức quan trọng, không thể thiếu đối với tất cả các tổ chức đảng, đảng viên trong việc tu dưỡng, rèn luyện, cống hiến và phụng sự đất nước.

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Cần đa dạng hóa nguồn lực phát triển nhà ở xã hội

Chiều tối 17/5, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì họp với các bộ, ngành bàn các giải pháp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong đầu tư phát triển nhà ở xã hội, thực hiện Đề án "Đầu tư xây dựng ít nhất 01 triệu căn hộ nhà ở xã hội cho đối tượng thu nhập thấp, công nhân khu công nghiệp giai đoạn 2021-2030”. Cùng dự có Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà; lãnh đạo các bộ, ngành, cơ quan Trung ương.

Triển khai hiệu quả nhiệm vụ khoa học lý luận chính trị, bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng

Sáng 17/5, tại Hà Nội, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức Lễ kỷ niệm Ngày Khoa học và Công nghệ Việt Nam (18/5).

Đường Hồ Chí Minh từ kỳ tích đến mạch máu đất nước - Bài cuối: Đi tới tương lai thịnh vượng

Đất nước thống nhất, sứ mệnh của đường mòn Trường Sơn đã hoàn thành. Nhưng một ước muốn lại cháy bỏng, đó là phát huy giá trị của tuyến đường lịch sử này trong phát triển kinh tế - xã hội hôm nay. Ước vọng đó thành hiện thực khi ngày 5/4/2000, tại bến phà Xuân Sơn, huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình, Thủ tướng Chính phủ đã phát lệnh khởi công xây dựng công trình đường Hồ Chí Minh.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục