Bài 4: Quan tâm đảm bảo an sinh xã hội, chính sách phát triển kinh tế - xã hội

 (HBĐT) - Tỉnh hiện có 131/210 xã, phường là đơn vị hành chính (ĐVHC) thuộc vùng khó khăn. Các ĐVHC cấp xã được thụ hưởng các nguồn hỗ trợ từ: Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới (NTM), Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững, Chương trình 135 và các chính sách khác. Tổng nguồn kinh phí được thụ hưởng hàng nghìn tỷ đồng mỗi năm. Khi thực hiện việc sắp xếp các ĐVHC cấp huyện, cấp xã sẽ có nhiều thay đổi tạo sự tác động lớn đến an sinh xã hội. Cần phải có sự rà soát kỹ lưỡng, điều chỉnh chính sách hợp lý để đảm bảo không làm gián đoạn lộ trình giảm nghèo, nâng cao đời sống cho nhân dân.


"Bức tranh" an sinh xã hội sau sắp xếp đơn vị hành chính

Trung tuần tháng 8 vừa qua, HĐND tỉnh đã ban hành Nghị quyết số 172/NQ-HĐND về việc thông qua chủ trương sắp xếp các ĐVHC cấp huyện, cấp xã trên địa bàn tỉnh. Theo tinh thần nghị quyết, sau khi sắp xếp, tỉnh giảm 1 ĐVHC cấp huyện, 59 ĐVHC cấp xã.

Có thể thấy rõ việc sáp nhập các ĐVHC cấp huyện, cấp xã sẽ giúp bộ máy quản lý ở cơ sở tinh gọn, giảm gánh nặng cho ngân sách, tạo thuận lợi hơn cho công tác chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra thực hiện chính sách ở cơ sở. Một mặt, tạo thuận lợi hơn cho phát triển sản xuất, nhân rộng mô hình hay thực hiện một số chính sách đặc thù hỗ trợ nâng cao đời sống cho nhân dân ở vùng đặc biệt khó khăn (ĐBKK), vùng đồng bào dân tộc thiểu số.

Tuy nhiên cũng cần nhìn nhận rõ, sẽ có một số tác động ảnh hưởng trực tiếp đến việc thụ hưởng các chính sách đặc thù hỗ trợ cho cộng đồng và hỗ trợ trực tiếp cho người dân. Cụ thể như: một số xã cùng khu vực III như: Trung Hòa, Ngòi Hoa (Tân Lạc), Đồng Nghê, Suối Nánh (Đà Bắc)… sau sáp nhập và rà soát, phân định xã mới thành lập vẫn thuộc xã khu vực III. Nhu cầu đầu tư, địa bàn đầu tư không có gì thay đổi, nhưng sau sáp nhập, định mức đầu tư sẽ chỉ còn lại 1 suất, thêm vào đó bị cắt giảm 1 suất đầu tư theo định mức đã quy định đối với từng xã.


Người dân xã Giáp Đắt (Đà Bắc) tìm hiểu về những thay đổi liên quan đến chế độ, chính sách cho người dân sau khi sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã.

Trường hợp xã vùng III sáp nhập với với xã vùng II, hay xã vùng II sáp nhập với xã vùng I phải rà soát mới phân loại được xã khu vực I hay khu vực II. Nếu sau rà soát không đạt các tiêu chí thuộc vùng II, hay vùng III thì sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới quyền lợi của người dân đang sinh sống ở vùng khó khăn và ĐBKK. Tương tự, khi 1 xã đã đạt chuẩn NTM sáp nhập với một xã vừa đạt được một nửa số tiêu chí cũng sẽ bị ảnh hưởng và sẽ bị chững lại ở một thời điểm nhất định.

Cần giải quyết hài hòa những vấn đề phát sinh

Trao đổi với chúng tôi về chủ trương, lộ trình sáp nhập huyện, xã tỉnh đang triển khai, đồng chí Bùi Văn Tiện, Phó Chủ tịch UBND xã Vũ Lâm (Lạc Sơn) thẳng thắn bày tỏ: Là người cán bộ, đảng viên, chúng tôi nhận thức rõ việc sáp nhập ĐVHC, cải cách bộ máy, tiết kiệm ngân sách để đầu tư phát triển là một chủ trương đúng đắn, mang tính đột phá theo tinh thần Nghị quyết T.Ư 6, 7 khóa XII của Đảng. Thời gian qua, xã Liên Vũ chúng tôi và 2 xã Bình Chân, Bình Cảng đã tiến hành nghiêm túc quy trình xin ý kiến nhân dân về sáp nhập xã. Riêng xã Vũ Lâm, tỷ lệ cử tri đồng thuận với đề án sáp nhập xã đạt trên 99%. Đó là sự khởi đầu tốt đẹp! Tuy nhiên, trên thực tế, việc sáp nhập xã không hễ dễ dàng và chúng tôi cũng đã nhận định rõ những yếu tố phát sinh. Xã Vũ Lâm đã được công nhận đạt chuẩn NTM từ năm 2015, nay sáp nhập với 2 xã Bình Chân, Bình Cảng có số tiêu chí đạt thấp, đồng nghĩa với việc chúng tôi trở về điểm xuất phát. Điều chúng tôi trăn trở là suất đầu tư có bị cắt giảm khi 3 xã sáp nhập? Để nhân dân đồng thuận, phấn khởi, chung sức, chung lòng xây dựng quê hương đề nghị tỉnh, huyện quan tâm lắng nghe ý kiến của nhân dân và chính quyền cơ sở, giải quyết hài hòa những vấn đề phát sinh sau sáp nhập.

Trăn trở với việc đảm bảo chế độ, chính sách cho người dân sống ở vùng ĐBKK, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, đồng chí Đinh Thị Thảo, Trưởng Ban Dân tộc tỉnh đề nghị: T.Ư tăng cường nguồn lực đầu tư cơ sở hạ tầng cho phát triển KT-XH đối với các xã, thôn, xóm ĐBKK trên địa bàn tỉnh. Cụ thể, tăng định mức đầu tư cho cấp xã, thôn từ 3-5 lần so với hiện nay, nhất là đối với các xã thuộc diện sáp nhập. Có cơ chế đặc thù đối với các xã ĐBKK khi sáp nhập. Đề nghị T.Ư sớm phê duyệt kết quả rà soát hàng năm đối với các ĐVHC sau sáp nhập. Hàng năm, tỉnh bố trí kinh phí cho công tác rà soát các tiêu chí ở các ĐVHC sau sáp nhập theo đúng quy định. Tiếp tục thực hiện chính sách đặc thù trong tuyển dụng, đào tạo, bồi dưỡng nâng cao chất lượng đối với cán bộ, công chức, viên chức (CB, CC, VC) là người dân tộc thiểu số…

Trao đổi về việc thực hiện sắp xếp các ĐVHC cấp huyện, xã trên địa bàn tỉnh, đồng chí Bùi Văn Cửu, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Phó Trưởng Ban chỉ đạo sắp xếp các ĐVHC cấp huyện, xã tỉnh khẳng định: Việc sắp xếp các ĐVHC cấp huyện, xã trên địa bàn tỉnh đã đáp ứng được chủ trương, quan điểm chỉ đạo và mục tiêu xây dựng bộ máy chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả; góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý của Nhà nước; tinh giản biên chế gắn với cơ cấu lại vị trí việc làm. Tạo thuận lợi cho các địa phương trong việc kêu gọi đầu tư, quy hoạch xây dựng các khu công nghiệp, vùng kinh tế trọng điểm, phát huy tiềm năng, lợi thế của địa phương.

Tuy nhiên, việc sắp xếp các ĐVHC cấp huyện, xã trước mắt có phát sinh một số khó khăn, vướng mắc. Thực tế đó đặt ra yêu cầu các cấp, ngành, các cơ quan, tổ chức, đơn vị phải nêu cao tinh thần trách nhiệm, khẩn trương sắp xếp ổn định tổ chức bộ máy. Quan tâm bố trí, sắp xếp chức danh lãnh đạo, quản lý, đội ngũ CB, CC, VC, người lao động; sắp xếp, giải quyết đối với đội ngũ lãnh đạo, quản lý và CB, CC, VC dôi dư. Xây dựng danh mục, vị trí việc làm; thực hiện tinh giản và cơ cấu lại đội ngũ CB ,CC, VC, người lao động. Tỉnh cũng yêu cầu các cơ quan, đơn vị, sở, ngành căn cứ theo chức năng được giao rà soát, hướng dẫn các đơn vị, địa phương giải quyết các vấn đề sau sắp xếp sao cho hiệu quả, phù hợp, thuận lợi. Đặc biệt, quan tâm việc chuyển đổi các giấy tờ cho cá nhân, tổ chức sau khi thay đổi địa giới ĐVHC cấp huyện, xã... Đó sẽ là cơ sở, nền tảng để củng cố niềm tin của nhân dân đối với Đảng, Nhà nước, với chính quyền địa phương trong lộ trình sắp xếp các ĐVHC cấp huyện, cấp xã trên địa bàn.

 

Thúy Hằng - Dương Liễu


Các tin khác


Hội nghị 50 năm thực hiện Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh và sơ kết 3 năm thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW của Bộ Chính trị

(HBĐT) - Sáng 27/9, tại Hội trường Tỉnh ủy diễn ra Hội nghị 50 năm thực hiện Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh và sơ kết 3 năm thực hiện Chỉ thị số 05 của Bộ Chính trị. Dự hội nghị có các đồng chí: Trần Đăng Ninh, Phó Bí thư TT Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh, Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh; Ngô Văn Tuấn, Phó Bí thư Tỉnh ủy; Bùi Văn Khánh, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh; đại diện Ban Tuyên giáo T.Ư. Tham dự có các đồng chí trong BTV Tỉnh ủy; lãnh đạo các sở, ban, ngành, địa phương trong tỉnh.

Khơi nguồn sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị xây dựng thành công nông thôn mới

BÙI VĂN TỈNH
Ủy viên BCH T.Ư Đảng, Bí thư Tỉnh ủy

(HBĐT) - Thực hiện Nghị quyết số 26-NQ/TW ngày 05/8/2008 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X về nông nghiệp, nông dân, nông thôn; Tỉnh ủy Hòa Bình đã ban hành Nghị quyết số 02-NQ/TU ngày 07/6/2011 về xây dựng nông thôn mới (NTM) giai đoạn 2011-2015, định hướng đến năm 2020 để tổ chức triển khai thực hiện. Đây là chủ trương đúng đắn, kịp thời của Đảng, hợp lòng dân. Do vậy, các cấp ủy, chính quyền và cả hệ thống chính trị trong tỉnh đã tích cực, chủ động, sáng tạo trong triển khai thực hiện.

Sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã, huyện - để ý Đảng hợp lòng dân

Bài 3: Giải quyết chế độ, chính sách vị trí, việc làm cho cán bộ, công chức dôi dư 

(HBĐT) - Trong quá trình sắp xếp các đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã, việc bố trí, sắp xếp cán bộ là khâu khó nhất. Bởi sau sắp xếp đơn vị hành chính sẽ có số lượng lớn cán bộ, công chức, viên chức (CB, CC, VC) dôi dư, nhất là đội ngũ cán bộ lãnh đạo quản lý. Khó những vẫn phải làm và được tỉnh tiến hành một cách thận trọng để đảm bảo thấu tình, đạt lý, an lòng cán bộ.

Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân hội kiến Thủ tướng, hội đàm với Chủ tịch Quốc hội Lào

Theo đặc phái viên TTXVN, sáng 26-9, Chủ tịch Quốc hội (QH) Nguyễn Thị Kim Ngân dẫn đầu Ðoàn đại biểu cấp cao QH Việt Nam đã tới thủ đô Viêng Chăn, bắt đầu chuyến thăm CHDCND Lào, theo lời mời của Chủ tịch QH Lào Pa-ny Y-a-tho-tu. Tham gia Ðoàn có các đồng chí Ủy viên T.Ư Ðảng, Ủy viên Ủy ban Thường vụ QH: Nguyễn Văn Giàu, Chủ nhiệm Ủy ban Ðối ngoại; Nguyễn Hạnh Phúc, Tổng Thư ký QH, Chủ nhiệm Văn phòng QH; Nguyễn Thanh Hải, Trưởng Ban Dân nguyện...

Lực lượng Công an cần tiếp tục nắm chắc tình hình, dự báo tốt để đấu tranh hiệu quả với tội phạm, giữ vững, ổn định ANCT - TTATXH

(HBĐT) - Chiều 26/9, đồng chí Bùi Văn Khánh, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh đã có buổi làm việc với Công an tỉnh về tình hình thực hiện nhiệm vụ 9 tháng năm 2019. Tham gia đoàn công tác có lãnh đạo các sở, ngành của tỉnh.

Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh tiếp xúc cử tri 3 xã huyện Lạc Thủy

(HBĐT) - Ngày 26/9, tại xã Hưng Thi, Đoàn ĐBQH tỉnh gồm các đại biểu: Nguyễn Tiến Sinh, Phó trưởng Đoàn ĐBQH; Bùi Thu Hằng, Phó Giám đốc Sở Y tế đã tiếp xúc cử tri trước Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XIV cử tri 3 xã Hưng Thi, Phú Thành, Đồng Môn, huyện Lạc Thủy. Tham gia buổi tiếp xúc có lãnh đạo các sở, ban, ngành, đoàn thể tỉnh, huyện Lạc Thủy.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục