Theo đặc phái viên TTXVN, chiều 25/11, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc dẫn đầu đoàn cấp cao Việt Nam dự Hội nghị thượng đỉnh CEO Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN)-Hàn Quốc.



Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc phát biểu tại phiên bế mạc Hội nghị. Ảnh: Thống Nhất/TTXVN
Hội nghị có sự tham gia của hơn 500 lãnh đạo các doanh nghiệp lớn của Hàn Quốc và các nước ASEAN, thảo luận các phương án hợp tác nhằm tăng trưởng đổi mới và vai trò của ASEAN trước sự thay đổi của môi trường thương mại toàn cầu. 

Phát biểu tại đây,  Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đánh giá cao các nhà đầu tư có những đề xuất về kiến tạo môi trường chính sách, tận dụng khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, phát triển chuỗi giá trị khu vực và liên khu vực. Thủ tướng cho biết Việt Nam cùng các nước ASEAN luôn đồng hành và tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp. 

Nhấn mạnh phát triển bền vững, kết nối toàn diện là ưu tiên cao của ASEAN, trong đó các doanh nghiệp vừa là chủ thể vừa là lực lượng triển khai chủ đạo, Thủ tướng khẳng định, các chính phủ tạo điều kiện tối đa, hỗ trợ doanh nghiệp kết nối phát huy sáng tạo với nhiều ý tưởng mới để hiện thực hóa kế hoạch kinh doanh trong thị trường ASEAN 630 triệu dân, quy mô GDP năm ngoái gần 3.000 tỷ USD, là nền kinh tế thứ ba tại châu Á và thứ năm trên thế giới. Trong thời đại của cách mạng công nghiệp lần thứ tư, Thủ tướng mong các doanh nghiệp hợp tác với các chính phủ trong phát huy các thành tựu khoa học công nghệ để tạo bứt phá trong phát triển.

Thủ tướng cho rằng, "Chính sách hướng Nam mới" do Tổng thống Hàn Quốc khởi xướng là sự đồng điệu với ý tưởng về Cộng đồng ASEAN-Hàn Quốc: kết nối tương lai, sẽ góp phần nâng tầm quan hệ hai bên. Hàn Quốc sẽ sát cánh cùng ASEAN, xây dựng cộng đồng ASEAN 2025 hướng tới mục tiêu chung là hòa bình, thịnh vượng ở Đông Á. Theo đó, Thủ tướng tin rằng hai bên sẽ hợp tác thành công đưa kim ngạch thương mại từ 160 tỷ USD năm ngoái tăng lên 200 tỷ USD vào năm 2020, trong đó riêng kim ngạch Việt Nam-Hàn Quốc năm nay đã đạt gần 67 tỷ USD, bằng trên 40% kim ngạch của ASEAN.

Thủ tướng cho biết, Việt Nam-Hàn Quốc đang phấn đấu đạt 100 tỷ USD kim ngạch thương mại song phương năm 2020, chiếm 50% kim ngạch ASEAN-Hàn Quốc, đồng thời nêu rõ Việt Nam là đối tác thương mại đứng thứ ba của Hàn Quốc, chỉ sau Mỹ và Trung Quốc. Đây là con số tăng lên rất nhanh trong thời gian vừa qua. Đặc biệt, Việt Nam có 9.000 dự án của Hàn Quốc đã đầu tư rất thành công, trong đó có nhiều doanh nghiệp công nghệ như Samsung... Thủ tướng đề nghị các nhà lãnh đạo cấp cao doanh nghiệp chủ động thích ứng, linh hoạt, sáng tạo bởi đây là nền tảng cho thành công trong tình hình kinh tế thế giới biến động khó lường. ASEAN và Hàn Quốc cần kiên định thúc đẩy thương mại đa phương thông qua nâng cấp khuôn khổ Hiệp định thương mại tự do ASEAN-Hàn Quốc, để dưới mái nhà thương mại tự do rộng mở này, các doanh nghiệp hai bên thêm vững niềm tin, chủ động thích ứng, linh hoạt, sáng tạo, mở rộng đầu tư sản xuất kinh doanh, nhất là trong các dự án về hạ tầng bền vững, năng lượng xanh, công nghệ thông tin.

Thủ tướng mong muốn các doanh nghiệp Hàn Quốc, đứng Top 5 về công nghệ thông tin toàn cầu, cần tăng cường đầu tư vào ASEAN. Chú trọng vai trò con người, người dân vừa là mục tiêu của phát triển, vừa là đối tượng phục vụ. Cần khuyến khích tạo thuận lợi để mọi tầng lớp nhân dân tham gia tích cực vào quá trình phát triển với sức sáng tạo mạnh mẽ, gắn kết các nguồn lực qua kết nối linh hoạt và hành động; đồng thời cần đào tạo, kiến tạo nên thế hệ nguồn nhân lực mới có tri thức, hình thành những người tiêu dùng mới thông thái, hướng tới mục tiêu phát triển bền vững, để không ai bị bỏ lại phía sau. 

Trong môi trường quốc tế chuyển động không ngừng, thuận lợi, thách thức đan xen, Thủ tướng mong muốn thấy nhiều hơn nữa doanh nghiệp hai bên đầu tư vào phát triển công nghệ thân thiện với môi trường, ứng phó biến đổi khí hậu, giảm nhẹ thiên tai, phòng, chống dịch bệnh, quản lý nguồn nước, cùng xây dựng môi trường tươi đẹp cho thế hệ mai sau. 

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nêu rõ: "Là Chủ tịch ASEAN năm 2020, cùng với các nước ASEAN, Việt Nam chào đón các doanh nghiệp Hàn Quốc đi theo chính sách hướng Nam mới để tiến đến và cùng hợp tác, cùng thành công với ASEAN, một cộng đồng hòa bình, thân thiện, cởi mở và năng động”.

Việt Nam đã tăng rất nhiều bậc về môi trường đầu tư kinh doanh, tăng nhiều bậc trong đổi mới sáng tạo được các tổ chức quốc tế ghi nhận. Việt Nam sẽ tiếp tục đổi mới hơn nữa để tạo thuận lợi cho mọi người, mọi nhà, mọi doanh nghiệp tiếp tục thành công ở Việt Nam. 

Trước đó, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã thăm gian hàng Việt Nam tại Triển lãm Hàn Quốc – ASEAN Invest, một sự kiện xúc tiến thương mại quy mô lớn trong khuôn khổ  Hội nghị cấp cao kỷ niệm 30 năm Quan hệ đối thoại ASEAN-Hàn Quốc tại thành phố Busan. Các nước thành viên ASEAN và Hàn Quốc có các gian hàng tham gia triển lãm với phần giới thiệu những công nghệ tiên tiến, hiện đại hàng đầu thế giới và khu vực. Tại triển lãm, các doanh nghiệp, nhà đầu tư cũng trao đổi, tìm hiểu cơ hội và ký kết các hợp đồng hợp tác kinh doanh.


                                   Theo TTXVN

Các tin khác


Tiếp tục trình Quốc hội thảo luận hai phương án rút bảo hiểm một lần

Sáng 27/5, Quốc hội họp phiên toàn thể ở hội trường, thảo luận về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi).

Quản lý, sử dụng hiệu quả gói hỗ trợ Chương trình phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội, tránh thất thoát, lãng phí

Hôm nay 25/5, ngày làm việc thứ 6, Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV, Quốc hội đã dành phần lớn thời gian xem xét kết quả giám sát việc thực hiện Nghị quyết số 43/2022/QH15 về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ Chương trình phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội. Đại biểu Đặng Bích Ngọc, Phó trưởng Đoàn chuyên trách phụ trách Đoàn ĐBQH tỉnh Hòa Bình đã phát biểu đóng góp ý kiến. Báo Hòa Bình giới thiệu toàn văn bài phát biểu.

Tăng cường phòng chống tham nhũng, lãng phí trong các dự án quan trọng quốc gia

Đoàn giám sát của Quốc hội đánh giá, các chính sách tại Nghị quyết số 43 là kịp thời, hợp lòng dân song vẫn còn tồn tại, hạn chế cần khắc phục trong quá trình thực hiện.

Giải quyết đơn thư, khiếu nại, tố cáo: Phát huy vai trò người đứng đầu giải quyết thấu đáo việc liên quan đến người dân

Với phương châm, quan điểm lãnh đạo xây dựng chính quyền liêm chính, phục vụ, thực sự "vì nhân dân phục vụ”; xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức (CBCCVC) có phong cách làm việc "trọng dân, gần dân, hiểu dân, học dân và có trách nhiệm với dân”... thời gian qua, cấp ủy, chính quyền các cấp của tỉnh luôn chú trọng giải quyết thấu đáo các vấn đề liên quan đến người dân, nhất là công tác tiếp nhận, giải quyết đơn thư, khiếu nại, tố cáo (KNTC) của công dân.

Huyện Cao Phong đưa việc học tập và làm theo Bác đi vào thực chất

Đồng chí Nguyễn Quang Hưng, Phó Bí thư TT Huyện ủy Cao Phong cho biết: Xác định tầm quan trọng và ý nghĩa của việc tiếp tục đẩy mạnh học tập và làm theo (HT<) tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh theo tinh thần Kết luận số 01-KL/TW, ngày 18/5/2021 của Bộ Chính trị (Kết luận số 01-KL/TW) về tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW của Bộ Chính trị, Ban Thường vụ Huyện ủy Cao Phong đã ban hành các văn bản lãnh đạo, chỉ đạo, thực hiện nghiêm túc Kết luận số 01 và thực hiện chuyên đề toàn khóa, chuyên đề hàng năm gắn với thực hiện NQT.Ư 4 (khóa XII) và Kết luận số 21, ngày 25/10/2021 của BCH T.Ư Đảng (khóa XIII) về "đẩy mạnh xây dựng, chỉnh đốn đảng và hệ thống chính trị; kiên quyết ngăn chặn, đẩy lùi, xử lý nghiêm cán bộ, đảng viên suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, biểu hiện "tự diễn biến”, "tự chuyển hóa” và nhiệm vụ chính trị của từng cơ quan, đơn vị, địa phương… Trong đó chú trọng đưa nội dung HT< tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh vào chương trình, kế hoạch thực hiện nghị quyết của đảng bộ cấp mình gắn với thực hiện nhiệm vụ chính trị của địa phương, đơn vị; lựa chọn nội dung trọng tâm, đột phá, những vấn đề bức xúc, nổi cộm của địa phương, đơn vị để lãnh đạo thực hiện, tránh qua loa, hình thức ở cơ sở...

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục