(HBĐT) - Tỉnh ủy đã ban hành Kế hoạch số 129-KH/TU, ngày 6/2/2018 về thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW, Nghị quyết số 19-NQ/TW, ngày 25/10/2017 của BCH Trung ương Đảng khóa XII; Nghị quyết số 56/2017/QH14, ngày 24/11/2017 của Quốc hội về tiếp tục cải cách bộ máy hành chính Nhà nước tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả. Thời gian qua đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện và đạt được những kết quả đáng ghi nhận.
Bộ máy cấp ủy, chính quyền xã Dân Hạ (Kỳ Sơn) hoạt động ổn định sau sắp xếp.
Trong giai đoạn 2016-2020, tỉnh đã chỉ đạo thực hiện sắp xếp lại các Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng, đối với cấp tỉnh giảm từ 31 Ban còn 3 Ban, cấp huyện giảm từ 145 Ban còn 11 Ban, cấp xã không còn Ban quản lý dự án (trước đây có 365 Ban). Sắp xếp lại các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp cấp tỉnh, cấp huyện đã giảm được 193 đơn vị, cụ thể: Về tổ chức hành chính, thành lập mới 1 tổ chức hành chính; đổi tên 3 chi cục; sáp nhập, hợp nhất, tổ chức lại đối với 6 phòng, Chi cục, Ban, giảm 3 phòng, Chi cục sau khi sắp xếp lại. Đối với đơn vị sự nghiệp, thành lập mới 18 đơn vị sự nghiệp (trong đó có 7 đơn vị tự đảm bảo chi thường xuyên); đổi tên 8 đơn vị; giải thể 8 đơn vị; cổ phần hóa 2 đơn vị; sáp nhập, hợp nhất, tổ chức lại 399 đơn vị; giảm 190 đơn vị sau khi sắp xếp lại.
Bên cạnh đó, thực hiện quy định mới hoặc sửa đổi, bổ sung chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức đối với 22 đơn vị sự nghiệp cấp sở sau khi thành lập mới hoặc sắp xếp, kiện toàn. Trên cơ sở rà soát chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan, đơn vị, tỉnh đã ban hành quyết định quy định vị trí, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định mới của các bộ, ngành Trung ương cho 100% cơ quan chuyên môn của UBND tỉnh, quy định mới chức năng, quyền hạn cho 9 chi cục, UBND cấp huyện, thành phố và 143 phòng chuyên môn trực thuộc. Thực hiện chủ trương "Sắp xếp thu gọn hợp lý các đơn vị hành chính cấp xã chưa đạt 50% tiêu chuẩn theo quy định về quy mô dân số, diện tích tự nhiên và giảm số lượng thôn, tổ dân phố”, tỉnh đã ban hành Đề án và thực hiện việc sắp xếp, tổ chức lại thôn, xóm, tổ dân phố trên địa bàn. Đến nay, toàn tỉnh còn 1.524 thôn, xóm, tổ dân phố (gồm 1.335 thôn, xóm và 189 tổ dân phố), giảm được 535/2.059 thôn, xóm, tổ dân phố, tương ứng 26% so với trước khi thực hiện đề án.
Tỉnh cũng thực hiện tốt công tác quản lý, sử dụng biên chế. Hàng năm đều thực hiện giao biên chế cho các cơ quan, đơn vị, đồng thời thông báo chỉ tiêu và hướng dẫn các cơ quan, đơn vị trong tỉnh thực hiện kế hoạch biên chế được giao; việc xây dựng kế hoạch biên chế hàng năm luôn bảo đảm tiến độ và chất lượng. Tỉnh đã phê duyệt bản mô tả công việc và khung năng lực vị trí việc làm công chức hành chính cho 12 sở, ban, ngành và các cơ quan chuyên môn thuộc UBND huyện, thành phố; phê duyệt Đề án vị trí việc làm gắn với bản mô tả công việc, khung năng lực đối với 100% trường mầm non và phổ thông công lập, 8 đơn vị khác để làm căn cứ thực hiện việc tuyển dụng, tiếp nhận, điều động, bố trí, sắp xếp, sử dụng viên chức đơn vị. Thực hiện Đề án tinh giản biên chế tỉnh Hòa Bình giai đoạn 2015-2021, tổng số tinh giản của tỉnh giai đoạn 2015-2021 là 3.260 biên chế, tương ứng với 10% cán bộ, công chức, viên chức của tỉnh. Kết quả, từ năm 2015 đến nay, toàn tỉnh đã tinh giản được 1.428 người (trong đó, năm 2015 là 180 người; năm 2016 là 200 người; năm 2017 là 525 người; năm 2018 là 338 người; đến tháng 6/2019 là 185 người).
Cùng với thực hiện nghiêm túc Nghị quyết số 18, 19 của T.Ư, tỉnh đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo đổi mới mạnh mẽ quy trình, phương thức tổ chức thực hiện bổ nhiệm, đề bạt cán bộ chủ yếu dựa trên thành tích, kết quả công việc. Năm 2018, đã thực hiện thí điểm thi tuyển lãnh đạo, quản lý cấp Sở của 5 sở, ngành với 6 vị trí, kết quả có 3 cán bộ trúng tuyển được Chủ tịch UBND tỉnh bổ nhiệm. Ngoài ra, có 4 sở, ban, ngành và 4 huyện thực hiện thí điểm thi tuyển chức danh lãnh đạo cấp phòng và tương đương, kết quả có 9 thí sinh trúng tuyển với 9 vị trí thi tuyển. Cùng với đó, Tỉnh ủy, UBND tỉnh đã thực hiện giao việc cụ thể, gắn với trách nhiệm người đứng đầu, thường xuyên kiểm tra, đôn đốc thực hiện các nhiệm vụ chính trị đã tạo chuyển biến rõ nét trong hoạt động của các cơ quan quản lý Nhà nước và thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVI.
L.T
Ngày 6-12-1989, Ban Bí thư, Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Ðảng (khóa VI) đã quyết định thành lập Hội Cựu chiến binh (CCB) Việt Nam, Từ đó, ngày 6-12 hằng năm được lấy là Ngày truyền thống của CCB và Hội CCB Việt Nam. Sự ra đời của Hội CCB Việt Nam là dấu mốc lịch sử quan trọng trong đời sống chính trị, tinh thần, đáp ứng sự mong mỏi, nguyện vọng chính đáng của CCB Việt Nam.
(HBĐT) - Ngày 5/12, Uỷ ban Dân tộc phối hợp với UBND tỉnh long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 60 năm ngày thành lập trường Cán bộ dân tộc miền Nam (1959 – 2019) và khánh thành Khu di tích lịch sử trường Cán bộ dân tộc miền Nam. Dự lễ kỷ niệm có các đồng chí: Đỗ Văn Chiến, Ủy viên BCH T.Ư Đảng, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Uỷ ban Dân tộc; Bùi Văn Tỉnh, Ủy viên BCH T.Ư Đảng, Bí thư Tỉnh ủy; Ksor Phước, nguyên Ủy viên BCH T.Ư Đảng, nguyên Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội; Bùi Văn Khánh, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh, lãnh đạo các sở, ban, ngành tỉnh và 210 đại biểu là cựu cán bộ, học sinh nhà trường qua các thời kỳ.
(HBĐT) - Chiều 5/12, HĐND tỉnh đã tổ chức họp báo thông tin về Kỳ họp thứ 12, HĐND tỉnh khóa XVI, nhiệm kỳ 2016 - 2021. Đồng chí Nguyễn Hữu Chương, Chánh Văn phòng HĐND tỉnh chủ trì cuộc họp báo. Tham dự có đại diện một số sở, ngành tỉnh, các cơ quan thông tấn báo chí trên địa bàn.
Hỏi: Đồng chí A. bị Ủy ban Kiểm tra Huyện uỷ kỷ luật bằng hình thức cảnh cáo, đồng chí có khiếu nại lên BTV Huyện uỷ. Sau khi xem xét, giải quyết, BTV Huyện uỷ quyết định thay đổi hình thức kỷ luật từ cảnh cáo lên cách chức.
Vậy, BTV Huyện uỷ có phải ban hành riêng quyết định kỷ luật cách chức đối với đồng chí A. không, hay chỉ cần ghi thay đổi hình thức cảnh cáo thành cách chức trong quyết định giải quyết khiếu nại kỷ luật.
(HBĐT) - Bám sát nhiệm vụ chính trị của Đảng bộ huyện và chỉ đạo của Ủy ban Kiểm tra (UBKT) cấp trên, UBKT Huyện ủy Lương Sơn đã chủ động tham mưu giúp cấp ủy lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện nhiệm vụ kiểm tra, giám sát (KTGS) theo đúng quy định Điều lệ Đảng và nhiệm vụ cấp ủy giao.
Ngày 4-12, tại cố đô Siem Reap, Vương quốc Cambodia, đã diễn ra Hội nghị tư pháp các tỉnh có chung đường biên giới Việt Nam - Cambodia lần thứ hai. Bộ trưởng Tư pháp Việt Nam Lê Thành Long và người đồng nhiệm nước chủ nhà Ang Vong Vathana đồng chủ trì hội nghị.