(HBĐT) - Theo cánh quân hướng Tây Nam từ vùng sông nước Cửu Long do Trung tướng Lê Đức Anh (sau này là Đại tướng, Chủ tịch nước) làm Tư lệnh tiến về Sài Gòn, đúng 10h30p ngày 30/4/1975, ông có mặt tại trung tâm Sài Gòn trong chiến dịch mùa xuân lịch sử ấy...

 


Dù đã nghỉ hưu nhưng cựu chiến binh Vũ Công Đào, quyền Chủ tịch Hội nạn nhân chất độc da cam tỉnh vẫn tích cực tham gia các hoạt động xã hội ở địa phương. 

Dù 45 năm đã trôi qua, nhưng cảm xúc chiến thắng trưa ngày 30/4/1975 vẫn còn vẹn nguyên trong ký ức của cựu chiến binh (CCB) Vũ Công Đào, nguyên Đại đội trưởng Đại đội 36, Tiểu đoàn 24 thiết giáp miền Đông Nam Bộ, hiện là quyền Chủ tịch Hội nạn nhân chất độc da cam (CĐDC) tỉnh.

Trò chuyện với chúng tôi, ông kể: Năm 1968, tôi nhập ngũ. Sau 4 tháng huấn luyện tại Đồng Hỷ (Thái Nguyên), tháng 11/1967 lên đường vào thẳng chiến trường Quảng Trị, bổ sung cho Sư đoàn 304 để đánh địch tại Đường 9, Khe Sanh. Trong quá trình chiến đấu, tôi đã vinh dự được kết nạp Đảng.

Năm 1971, sau khi kết thúc chiến dịch giải phóng tỉnh Quảng Trị, ông được điều ra Bắc đi học. Năm 1973, ông được điều về làm Đại đội phó Đại đội xe tăng, thuộc Trung đoàn 201 đóng ở Xuân Mai. Sau đó, Trung đoàn 201 được điều động lên Đồng Đăng (Lạng Sơn) nhận những chiếc chiến tăng T54 do Liên Xô (cũ) viện trợ. Từ đây, suốt 4 tháng ròng, ông cùng đồng đội và những chiếc xe tăng vượt hàng nghìn km vào thẳng Bù Đăng, Bù Đốp, Lộc Ninh làm nhiệm vụ phối thuộc, bảo vệ mặt trận vùng giải phóng. Tại đây, ông trực tiếp tham gia các trận đánh tại Bến Cát. Đến năm 1975, đơn vị ông tham gia chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử ở cánh quân hướng Tây Nam, do Trung tướng Lê Đức Anh làm Tư lệnh. Khi đó, ông đang là trung úy, Đại đội trưởng Đại đội 36, Tiểu đoàn 24 thiết giáp miền Đông Nam Bộ (sau khi vào chiến dịch đổi tên thành Bộ Tư lệnh (BTL) miền Đông Nam Bộ). Các đơn vị được giao nhiệm vụ đánh chia cắt đường số 4, không cho địch rút chạy từ Sài Gòn xuống các tỉnh dồng bằng. Đồng thời, thọc sâu vào Sài Gòn đánh chiếm các quận 5, 6, 7, 8, 10, 11 và BTL Biệt khu thủ đô, Tổng Nha cảnh sát.

Theo hiệu lệnh tấn công, đúng 22h00 ngày 26/4, đơn vị của ông được lệnh xuất kích. Cùng với các đơn vị bộ binh, công binh, Đại đội tăng thiết giáp do ông chỉ huy đã kết hợp với với Sư đoàn Bộ binh 5 mở đầu chiến dịch ở hướng Tây Nam, bằng đòn đánh chia cắt đường số 4 rồi tiến về trung tâm Sài Gòn. Đêm 29/4, đơn vị ông cùng Sư đoàn 9 vượt chướng ngại vật vào đến ngã năm Vĩnh Lộc, tấn công BTL Biệt khu thủ đô của chính quyền Ngụy. Đến 10h30p ngày 30/4, ông cùng đồng đội hân hoan trong niềm vui chiến thắng khi đã làm chủ được một trong những trung tâm chỉ huy đầu não của chính quyền Ngụy giữa Sài Gòn. Tin chiến thắng liên tiếp báo về từ các cánh quân. Đúng 11h30p, khi tin chiếc xe tăng mang số hiệu 390 húc đổ cổng Dinh Độc Lập báo về, ông cùng đồng đội vỡ òa vui trong niềm vui chiến thắng, sau 21 năm chiến tranh trường kỳ gian khổ. Từ đây, non sông đã thu về một mối.

Kết thúc cuộc chiến, ông xin phục viên ra Bắc, về làm Phó Bí thư Đoàn Thanh niên Tổng công ty Sông Đà, rồi được điều chuyển làm Phó Giám đốc Công ty 3/2. Năm 1993, ông nghỉ hưu. Tuy nghỉ hưu nhưng ông vẫn tham gia làm trưởng đoàn Hội thẩm nhân dân TAND TP Hòa Bình 17 năm, sau này tham gia làm Phó Chủ tịch Hội Nạn nhân CĐDC, mới đây là quyền Chủ tịch Hội Nạn nhân CĐDC tỉnh. 

Ngoài CCB Vũ Công Đào, hiện trên địa bàn tỉnh vẫn còn nhiều người đã từng hưởng trọn ngày vui đại thắng giữa Sài Gòn trong ngày 30/4/1975 như CCB Tạ Duy Sản, ở tổ 1 phường Tân Thịnh; đại tá Tạ Phương Đông, Phó Chủ tịch Hội CCB tỉnh; hay thiếu tướng Bùi Đình Phái, nguyên Chỉ huy trưởng Bộ CHQS tỉnh trong chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử đã cùng đồng đội tiến vào giải phóng tỉnh Bà Rịa, Côn Đảo, Cần Giờ... Và còn rất nhiều người con ưu tú của đất Mường Hòa Bình đã góp một phần xương máu cho ngày vui chiến thắng cách đây vừa tròn 45 năm. Chiến thắng đó, giờ đã trở thành một cuộc hành trình ký ức của những người từng cầm súng chiến đấu...


 Mạnh Hùng

Các tin khác


Kỷ niệm 134 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh: Lãnh đạo Đảng, Nhà nước vào Lăng viếng Bác

Trước anh linh Chủ tịch Hồ Chí Minh, Đoàn đại biểu đã bày tỏ lòng biết ơn vô hạn, thành kính tưởng nhớ công lao to lớn của Người đối với sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc ta.

Quy định chuẩn mực đạo đức cách mạng của cán bộ, đảng viên giai đoạn mới

Thay mặt Bộ Chính trị, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã ký ban hành Quy định số 144-QĐ/TW (ngày 9/5/2024) Quy định chuẩn mực đạo đức cách mạng của cán bộ, đảng viên giai đoạn mới (Quy định số 144).

Phát huy vai trò nêu gương của cán bộ, đảng viên

Những năm qua, việc thực hiện Quy định số 34-QĐi/TU, ngày 28/01/2019 của Ban Chấp hành (BCH) Đảng bộ tỉnh quy định trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên (CB,ĐV), trước hết là Ủy viên Ban Thường vụ (BTV) Tỉnh ủy, Ủy viên BCH Đảng bộ tỉnh đã đạt kết quả tích cực. Tỉnh ủy coi đây là phương thức lãnh đạo quan trọng của Đảng; là biện pháp thiết thực, hiệu quả góp phần xây dựng, chỉnh đốn Đảng.

Đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức phong cách Hồ Chí Minh, xây dựng tỉnh Hòa Bình ngày càng giàu đẹp, văn minh

Bùi Đức Hinh, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh 


Chủ tịch Hồ Chí Minh, vị lãnh tụ thiên tài, kiệt xuất của dân tộc, người thầy vĩ đại của cách mạng Việt Nam. Người "là biểu tượng cao đẹp nhất của chủ nghĩa yêu nước và chủ nghĩa anh hùng cách mạng Việt Nam. Người là kết tinh rạng ngời của đạo đức, trí tuệ, khí phách, lương tri của dân tộc và thời đại”. Trọn cả cuộc đời, Người dâng hiến cho sự nghiệp giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp và giải phóng con người. Tư tưởng, đạo đức, phong cách của Người là tài sản tinh thần vô giá của Đảng và dân tộc ta. Học tập và làm theo Người là nhiệm vụ hết sức quan trọng, không thể thiếu đối với tất cả các tổ chức đảng, đảng viên trong việc tu dưỡng, rèn luyện, cống hiến và phụng sự đất nước.

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Cần đa dạng hóa nguồn lực phát triển nhà ở xã hội

Chiều tối 17/5, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì họp với các bộ, ngành bàn các giải pháp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong đầu tư phát triển nhà ở xã hội, thực hiện Đề án "Đầu tư xây dựng ít nhất 01 triệu căn hộ nhà ở xã hội cho đối tượng thu nhập thấp, công nhân khu công nghiệp giai đoạn 2021-2030”. Cùng dự có Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà; lãnh đạo các bộ, ngành, cơ quan Trung ương.

Triển khai hiệu quả nhiệm vụ khoa học lý luận chính trị, bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng

Sáng 17/5, tại Hà Nội, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức Lễ kỷ niệm Ngày Khoa học và Công nghệ Việt Nam (18/5).

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục