(HBĐT) - Những ngày này, trên nhiều đoạn đường, ngõ xóm của xã Quyết Thắng rợp sắc đỏ cờ Tổ quốc, băng rôn, khẩu hiệu mừng kỷ niệm 75 năm Cách mạng Tháng Tám và Quốc khánh 2/9. Xã Quyết Thắng - tên gọi rất mới có trong bản đồ hành chính của huyện Lạc Sơn, song vùng Quyết Thắng lại không xa lạ với người dân trong huyện. Đầu tháng 1/2020, thực hiện Nghị quyết số 830 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, xã được thành lập trên cơ sở sáp nhập 3 xã: Phú Lương, Phúc Tuy, Chí Thiện.


Trên nhiều đoạn đường của xã Quyết Thắng được treo băng rôn chào mừng ngày Quốc khánh 2/9. 

"Bàn thảo, đắn đo, đưa ra nhiều cái tên, song tất cả đều đi đến sự thống nhất cao với tên gọi Quyết Thắng. Bởi một phần không muốn mai một tên gọi của một vùng đã đi vào lịch sử; phần quan trọng nữa là muốn khẳng định sự đoàn kết, quyết tâm, tạo sức mạnh của cả hệ thống chính trị vượt qua mọi khó khăn để đi đến thắng lợi" - Chủ tịch UBND xã Bùi Xuân Tiến chia sẻ.

Lịch sử đấu tranh giành độc lập, tự do cho quê hương khắc ghi nhiều chiến công của quân, dân vùng Quyết Thắng, trong đó có chiến công xuất sắc của đội du kích Yên Lương - Phú Lẫm (xã Phú Lương cũ) trong trận đánh địch chống càn bằng rượu cần lá ngón. Đó là ngày 30/10/1948, thực dân Pháp huy động một tiểu đoàn tập trung đánh vào Yên Lương - Phú Lẫm quyết tiêu diệt bằng được lực lượng kháng chiến. Bộ đội và du kích đã phối hợp chặt chẽ, giữ được yếu tố bí mật, bất ngờ. Lúc đầu địch tiến quân thận trọng, do không thấy sự phản ứng, chúng chủ quan tiến sâu vào khu vực xóm Rảy.

Trận đánh diễn ra nhanh gọn bằng mưu kế của đồng chí Bùi Văn Tờn. Các đội viên du kích lấy lá ngón vò ra bỏ vào vò rượu cần đặt giữa nhà ông Bùi Văn Duỗn (Gò Rẽo). Khi tiến đến Gò Rẽo, quân địch lùng sục nhà ông Duỗn, thấy vò rượu cần, chúng khiêng ra và cùng nhau uống. Từ quan tới lính trúng độc say lảo đảo. Tranh thủ thời cơ, các đội viên du kích ở trận địa phục kích Gò Rẽo nổ súng, tung lựu đạn vào đội hình địch. Trong lúc ngộ độc rượu, bị đánh bất ngờ, địch hốt hoảng chạy ra hướng Chiềng Trặng, bị sa vào trận địa phục kích khác của ta. Kết quả, 150 tên địch đã chết và bị thương. Ba ngày sau, địch còn chết thêm gần 100 tên nữa vì uống phải rượu cần lá ngón.

Trận chiến đấu chống càn của du kích Yên Lương - Phú Lẫm đã trở thành hình mẫu cho toàn chiến trường Liên khu III học tập; gây tiếng vang lớn, cổ vũ phong trào chiến tranh du kích phát triển trong toàn tỉnh. Với thành tích đặc biệt xuất sắc, đội du kích được tặng thưởng Cờ luân lưu của Liên khu III, bằng khen của Ủy ban Kháng chiến hành chính tỉnh Hòa Bình. Ghi nhận công lao của quân và dân Phú Lương trong 2 cuộc kháng chiến chống giặc ngoại xâm, Đảng, Nhà nước đã trao tặng xã danh hiệu đơn vị Anh hùng LLVT nhân dân và Huân chương Chiến công hạng nhất.

Truyền thống anh hùng của xã Phú Lương xưa là niềm tự hào và cũng là động lực để xã Quyết Thắng hôm nay phát huy. Chủ tịch UBND xã Bùi Xuân Tiến cho biết: Vượt qua những khó khăn, vướng mắc trong những ngày, tháng đầu sáp nhập, đến nay, mọi hoạt động của xã đã đi vào quy củ. Chính sự đoàn kết đã mang lại kết quả này. Đặc biệt, từ sau Đại hội đại biểu Đảng bộ xã lần thứ II, nhiệm kỳ 2020 - 2025, dưới sự lãnh đạo của Đảng ủy, cả hệ thống chính trị đã đồng thuận đưa nghị quyết đi vào cuộc sống. Trong lĩnh vực kinh tế, bà con tích cực chuyển đổi cơ cấu mùa vụ, cây trồng, vật nuôi; chủ động cải tạo vườn tạp trồng cây ăn quả, dổi. Nhiều hộ mở rộng quy mô chăn nuôi với các mô hình nuôi gà đồi, gà thả vườn, dê núi, lợn nái, lợn thịt... Xã đang tập trung xây dựng, phát triển sản phẩm ớt thóc Phú Lương, gà sạch Lạc Sơn (HTX của ông Bùi Văn Huế, xóm Đảng 2) để thực hiện Chương trình OCOP... Sản xuất CN- TTCN, xây dựng, dịch vụ từng bước được mở rộng, góp phần giải quyết việc làm tại chỗ. 
Bên cạnh đó, kết cấu hạ tầng được quan tâm đầu tư; văn hóa - xã hội chuyển biến tích cực; đời sống người dân dần được nâng cao. QP-AN luôn ổn định, giữ vững. Trong công tác quốc phòng, quân sự địa phương, xã tập trung xây dựng, củng cố thế trận quốc phòng toàn dân gắn với thế trận an ninh nhân dân. Hàng năm, công tác huấn huyện đạt từ 70 - 75% quân số. Lực lượng dân quân tự vệ được kiện toàn; lực lượng dự bị động viên thường xuyên được củng cố, tăng cường, đáp ứng yêu cầu trong tình hình mới... Thành công bước đầu sau sáp nhập 3 xã giúp cán bộ, Nhân dân Quyết Thắng đón mừng Tết Độc lập năm nay thêm ý nghĩa.


Thu Hiền

Các tin khác


Quy định chuẩn mực đạo đức cách mạng của cán bộ, đảng viên giai đoạn mới

Thay mặt Bộ Chính trị, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã ký ban hành Quy định số 144-QĐ/TW (ngày 9/5/2024) Quy định chuẩn mực đạo đức cách mạng của cán bộ, đảng viên giai đoạn mới (Quy định số 144).

Phát huy vai trò nêu gương của cán bộ, đảng viên

Những năm qua, việc thực hiện Quy định số 34-QĐi/TU, ngày 28/01/2019 của Ban Chấp hành (BCH) Đảng bộ tỉnh quy định trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên (CB,ĐV), trước hết là Ủy viên Ban Thường vụ (BTV) Tỉnh ủy, Ủy viên BCH Đảng bộ tỉnh đã đạt kết quả tích cực. Tỉnh ủy coi đây là phương thức lãnh đạo quan trọng của Đảng; là biện pháp thiết thực, hiệu quả góp phần xây dựng, chỉnh đốn Đảng.

Đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức phong cách Hồ Chí Minh, xây dựng tỉnh Hòa Bình ngày càng giàu đẹp, văn minh

Bùi Đức Hinh, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh 


Chủ tịch Hồ Chí Minh, vị lãnh tụ thiên tài, kiệt xuất của dân tộc, người thầy vĩ đại của cách mạng Việt Nam. Người "là biểu tượng cao đẹp nhất của chủ nghĩa yêu nước và chủ nghĩa anh hùng cách mạng Việt Nam. Người là kết tinh rạng ngời của đạo đức, trí tuệ, khí phách, lương tri của dân tộc và thời đại”. Trọn cả cuộc đời, Người dâng hiến cho sự nghiệp giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp và giải phóng con người. Tư tưởng, đạo đức, phong cách của Người là tài sản tinh thần vô giá của Đảng và dân tộc ta. Học tập và làm theo Người là nhiệm vụ hết sức quan trọng, không thể thiếu đối với tất cả các tổ chức đảng, đảng viên trong việc tu dưỡng, rèn luyện, cống hiến và phụng sự đất nước.

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Cần đa dạng hóa nguồn lực phát triển nhà ở xã hội

Chiều tối 17/5, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì họp với các bộ, ngành bàn các giải pháp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong đầu tư phát triển nhà ở xã hội, thực hiện Đề án "Đầu tư xây dựng ít nhất 01 triệu căn hộ nhà ở xã hội cho đối tượng thu nhập thấp, công nhân khu công nghiệp giai đoạn 2021-2030”. Cùng dự có Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà; lãnh đạo các bộ, ngành, cơ quan Trung ương.

Triển khai hiệu quả nhiệm vụ khoa học lý luận chính trị, bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng

Sáng 17/5, tại Hà Nội, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức Lễ kỷ niệm Ngày Khoa học và Công nghệ Việt Nam (18/5).

Đường Hồ Chí Minh từ kỳ tích đến mạch máu đất nước - Bài cuối: Đi tới tương lai thịnh vượng

Đất nước thống nhất, sứ mệnh của đường mòn Trường Sơn đã hoàn thành. Nhưng một ước muốn lại cháy bỏng, đó là phát huy giá trị của tuyến đường lịch sử này trong phát triển kinh tế - xã hội hôm nay. Ước vọng đó thành hiện thực khi ngày 5/4/2000, tại bến phà Xuân Sơn, huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình, Thủ tướng Chính phủ đã phát lệnh khởi công xây dựng công trình đường Hồ Chí Minh.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục