(HBĐT) - Hoà Bình là tỉnh miền núi với trên 73% dân số thuộc đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS). Tư tưởng "trọng nam, khinh nữ” vẫn còn. Bởi vậy, lộ trình phát huy vai trò, vị thế của phụ nữ còn nhiều gian nan. Theo đó, việc thực hiện Nghị quyết số 11-NQ/TW của Bộ Chính trị về công tác phụ nữ thời kỳ đẩy mạnh CNH-HĐH đất nước và Chiến lược quốc gia về bình đẳng giới giai đoạn 2011 - 2020 ở tỉnh được biết đến như một hành trình vượt khó.

Bài 1 - Nỗ lực vì mục tiêu nam, nữ bình quyền


Đại diện LĐLĐ tỉnh và các sở, ban, ngành trao đổi tại buổi nói chuyện chuyên đề về vai trò của phụ nữ trong công tác bình đẳng giới nhân dịp kỷ niệm 110 năm Ngày quốc tế Phụ nữ năm 2020.

Huy động sự chung tay của các cấp, ngành trong triển khai thực hiện công tác bình đẳng giới (BĐG), phòng - chống bạo lực trên cơ sở giới và vì sự tiến bộ của phụ nữ (VSTBCPN) là việc mà tỉnh đã duy trì thực hiện trong nhiều năm qua, nhằm nâng cao vai trò, vị thế của phụ nữ, xây dựng xã hội văn minh, tiến bộ, bình đẳng và phát triển.

Nhận diện những khó khăn

  Với trên 73% dân số trên toàn tỉnh thuộc đồng bào dân tộc thiểu số, trong đó, dân tộc Mường chiếm 63,3%; dân dộc Thái chiếm 3,9%; dân tộc Dao chiếm 1,7%; dân tộc Tày chiếm 2,7%; dân tộc Mông chiếm 0,52%... cho thấy điểm nghẽn trong trong lộ trình thực hiện BĐG. Thực tế, không chỉ ở các xã vùng sâu, cao, xa, mà ngay cả ở khu vực thành thị, tư tưởng trọng nam, khinh nữ vẫn còn.

  Đồng chí Nguyễn Thị Linh Ngọc, Phó Giám đốc Sở LĐ-TB&XH chia sẻ: Hiện tại, việc thực hiện công tác VSTBCPN trên địa bàn tỉnh còn nhiều khó khăn. Khá đông phụ nữ thuộc đồng bào DTTS sống ở vùng sâu, cao, xa có trình độ học vấn thấp. Lấy chồng, sinh con sớm, dành hết thời gian, tâm trí cho việc chăm sóc gia đình, họ ít có điều kiện tìm hiểu các kiến thức về đời sống. Vì thế, họ tự ti, mặc cảm, luôn cam chịu, không dám đấu tranh cho quyền lợi của chính mình. Trong khi, phần đa người chồng, người cha trong gia đình còn nặng tính gia trưởng, mọi công to, việc lớn trong gia đình họ đều tự ý quyết định, mà không bàn bạc với những người phụ nữ trong gia đình, không tạo điều kiện cho vợ, con gái vươn lên trong cuộc sống. Nếu có bạo lực gia đình (BLGĐ) xảy ra, nhiều phụ nữ còn e ngại, không dám tố cáo vì tư tưởng "xấu chàng hổ ai”… Tất cả những điều đó đã trở thành những chướng ngại, tạo khó khăn cho lộ trình thực hiện công tác VSTBCPN, nới rộng thêm khoảng cách giới và bất BĐG, đặc biệt ở vùng sâu, xa, vùng đặc biệt khó khăn.

Chung tay hành động vì mục tiêu bình đẳng giới

Nhận diện rõ bối cảnh, điều kiện thực tiễn, Sở LĐ-TB&XH (cơ quan thường trực Ban VSTBCPN tỉnh) đã tham mưu cho tỉnh tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo, huy động sự vào cuộc của các cấp, ngành, địa phương trong thực hiện công tác BĐG, VSTBCPN trên địa bàn. Theo đó, các ngành, địa phương đã xây dựng nội dung hoạt động liên quan đến việc thực hiện các chỉ tiêu, mục tiêu về BĐG lồng ghép vào các chỉ tiêu kế hoạch phát triển KT-XH của địa phương. Các sở, ngành trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ và phân công của UBND tỉnh chủ động tham mưu UBND tỉnh ban hành các quyết định liên quan, đồng thời ban hành kế hoạch, hướng dẫn của sở, ngành để tổ chức thực hiện có hiệu quả các chỉ tiêu, mục tiêu về BĐG theo kế hoạch đề ra. 

Riêng với Sở LĐ-TB&XH, tháng 3/2016 đã tham mưu trình UBND tỉnh phê duyệt Kế hoạch số 25 thực hiện Chương trình hành động quốc gia về BĐG tỉnh giai đoạn 2016 - 2020. Hàng năm xây dựng kế hoạch triển khai công tác BĐG và VSTBCPN của năm, chủ trì tổ chức "Tháng hành động vì BĐG”. Ngành Nội vụ tham mưu UBND tỉnh về việc giao chỉ tiêu, kế hoạch và cấp kinh phí đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức (CB, CC,VC) hàng năm, trong đó, hướng dẫn, tổ chức thực hiện quy định về quy hoạch, tạo nguồn cán bộ nữ, tỷ lệ nữ để bổ nhiệm các chức danh trong cơ quan Nhà nước; thực hiện lồng ghép kiến thức về giới và BĐG trong đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ CB, CC, VC. 

Ngành Tư pháp xây dựng kế hoạch tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật, chú trọng tuyên truyền Luật BĐG, Luật Phòng, chống BLGĐ; chỉ đạo Trung tâm Trợ giúp pháp lý xây dựng kế hoạch tổ chức các đợt truyền thông về BĐG, phòng, chống BLGĐ và bạo lực trên cơ sở giới tại các huyện, thành phố. 

Ngành Y tế tổ chức triển khai có hiệu quả các đề án: "Can thiệp giảm thiểu mất cân bằng giới tính khi sinh”, "Nâng cao chất lượng dân số”. Ngành VH-TT&DL tham mưu UBND tỉnh quyết định ban hành kế hoạch Chương trình hành động quốc gia về phòng, chống BLGĐ đến năm 2020 trên địa bàn tỉnh. Ngành GD&ĐT tăng cường chỉ đạo các đơn vị cơ sở giáo dục thực hiện nghiêm túc công tác xóa mù chữ trên địa bàn; lồng ghép BĐG vào công tác chuyên môn dạy học từ các cấp học, bậc học theo chương trình sách giáo khoa của Bộ GD&ĐT ban hành. 

Sở TT&TT chỉ đạo các cơ quan thông tin, báo chí đẩy mạnh, đổi mới hoạt động truyền thông, giáo dục về chủ trương, chính sách, pháp luật về BĐG; tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý nghiêm các hoạt động thông tin, báo chí, xuất bản có nội dung định kiến giới. Công an tỉnh phối hợp các ngành liên quan xây dựng, triển khai thực hiện các hoạt động phòng, chống tội phạm buôn bán người, chú trọng đối tượng phụ nữ và trẻ em gái. 

Ban Dân tộc tỉnh tổ chức các hoạt động truyền thông, phổ biến, giáo dục, vận động thực hiện chính sách, pháp luật về BĐG cho đồng bào DTTS nhằm nâng cao nhận thức của đội ngũ cán bộ cấp xã, các già làng, trưởng bản và người có uy tín ở vùng đồng bào DTTS, vùng có điều kiện KT-XH đặc biệt khó khăn; vận động đồng bào DTTS phát huy những phong tục, tập quán và truyền thống tốt đẹp phù hợp với mục tiêu BĐG. Hội LHPN tỉnh đẩy mạnh tuyên truyền, giáo dục phẩm chất, đạo đức phụ nữ Việt Nam thời kỳ đẩy mạnh CNH-HĐH đất nước, xây dựng các mô hình, CLB nhằm bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng cho phụ nữ và trẻ em ở các cấp Hội. Các cơ quan, ban, ngành, đơn vị cấp tỉnh, UBND cấp huyện, xã đã xây dựng chương trình, kế hoạch thực hiện công tác BĐG và VSTBCPN, trong đó, bổ sung thêm tiêu chí nữ vào công tác lập kế hoạch phát triển KT-XH của ngành, đơn vị, địa phương.

Để thực hiện tốt hơn công tác BĐG, VSTBCPN trên địa bàn tỉnh trong thời gian tới, Ban VSTBCPN tỉnh đã đề xuất một số giải pháp mang tính chiến lược cho giai đoạn 2011-2030, đó là: Tiếp tục triển khai thực hiện tốt Luật BĐG; tham gia xây dựng, đóng góp bổ sung, sửa đổi hệ thống luật pháp, chính sách, bảo đảm tốt quyền lợi chính đáng, hợp pháp cho phụ nữ, đặc biệt trong các lĩnh vực: lao động - việc làm, GD&ĐT, dạy nghề, doanh nghiệp, môi trường, BHXH, hôn nhân - gia đình, chăm sóc sức khoẻ, bảo vệ bà mẹ, trẻ em. Xây dựng, hoàn thiện chính sách hỗ trợ phụ nữ trong đào tạo, bồi dưỡng trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, chính sách khuyến khích đào tạo nghề cho lao động nữ, nhằm đáp ứng yêu cầu của thị trường lao động và phát huy được thế mạnh của phụ nữ. Trong đó có các giải pháp cụ thể để tăng tỷ lệ phụ nữ được đào tạo trung cấp nghề, cao đẳng, đại học, sau đại học. Có chính sách khuyến khích, hỗ trợ phụ nữ phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa, chính sách đào tạo nghề, giải quyết việc làm cho phụ nữ nông thôn, hỗ trợ phụ nữ nghèo, phụ nữ đơn thân, phụ nữ tàn tật có hoàn cảnh khó khăn; hỗ trợ việc nâng cao năng lực cho nữ lãnh đạo trẻ thông qua việc thực hiện các chương trình, dự án nâng cao năng lực… để công tác BĐG, VSTBCPN của tỉnh sớm đáp ứng yêu cầu thời kỳ đẩy mạnh CNH-HĐH đất nước.

                                                                  Thúy Hằng

Các tin khác


Hiệu quả công tác phòng, chống tham nhũng

(HBĐT) - Xác định công tác phòng, chống tham nhũng (PCTN) là nhiệm vụ vừa cấp bách, vừa lâu dài, phải kiên quyết, kiên trì và liên tục của cả hệ thống chính trị, thời gian qua, tỉnh đã triển khai và thực hiện hiệu quả nhiều giải pháp ngăn chặn, đẩy lùi các điều kiện, cơ hội phát sinh tham nhũng, góp phần xây dựng bộ máy TS-VM, hoạt động hiệu quả.

Đảng bộ Xã Tân Vinh: Đổi mới sinh hoạt chi bộ

(HBĐT) - Đảng bộ xã Tân Vinh (Lương Sơn) hiện có 196 đảng viên, sinh hoạt tại 10 chi bộ trực thuộc. Trong đó, có 6 chi bộ nông thôn, 2 chi bộ trường học, 1 chi bộ trạm y tế và 1 chi bộ Công an. Nhiệm kỳ vừa qua, Đảng bộ xã đạt được nhiều kết quả quan trọng trên tất cả các lĩnh vực, một trong những yếu tố tạo nên thành công là hoạt động hiệu quả của các chi bộ thông qua đổi mới, nâng cao chất lượng sinh hoạt định kỳ, chuyên đề.

Huyện Lạc Sơn: Nhiều khó khăn trong xây dựng Đảng, đoàn thể ở doanh nghiệp ngoài khu vực Nhà nước

(HBĐT) - Sau hơn 5 năm thực hiện Chỉ thị số 38, ngày 29/10/2014 của BTV Tỉnh ủy về tăng cường lãnh đạo công tác xây dựng Đảng và các đoàn thể trong các doanh nghiệp ngoài khu vực Nhà nước (DNNKVNN) trên địa bàn tỉnh Hòa Bình (Chỉ thị số 38), huyện Lạc Sơn có 2 DNNKVNN có tổ chức Đảng, với 10 đảng viên; 21 doanh nghiệp (DN) có tổ chức công đoàn, với 158 đoàn viên, 1 DN có tổ chức đoàn thành niên, với 18 đoàn viên. Kết quả đó cho thấy, công tác xây dựng Đảng, các đoàn thể trong các DNNKVNN trên địa bàn huyện còn nhiều khó khăn, chưa đạt được kỳ vọng Đảng bộ huyện đã đề ra.

Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Hòa Bình lần thứ VI

(HBĐT) - Ngày 1/3/1970, Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Hòa Bình lần thứ VI khai mạc tại phường Chăm Mát, thị xã Hòa Bình (nay là TP Hòa Bình). 276 đại biểu đại diện 16.287 đảng viên trong toàn tỉnh đã về dự. Trong 12 ngày làm việc, đại hội đã đánh giá tình hình phát triển KT-XH, các mặt công tác từ Đại hội lần thứ V (năm 1963). Trên cơ sở đó, đại hội ban hành nghị quyết về phương hướng, nhiệm vụ, chỉ tiêu và biện pháp lớn về các mặt công tác trong những năm tiếp theo. Chủ đề Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ VI là: "Đại hội quyết tâm thực hiện di chúc thiêng liêng của Hồ Chủ tịch, ra sức xây dựng Đảng bộ và phát triển kinh tế địa phương vững mạnh, góp phần cùng cả nước đánh thắng hoàn toàn giặc Mỹ xâm lược".

Thủ tướng chủ trì họp Thường trực Chính phủ về COVID-19

Thủ tướng nêu rõ, đối với những chuyến bay từ nước ngoài vào thì từng bước, thận trọng nhưng không quá khắt khe; không để tình trạng người nước ngoài vào Việt Nam gây ra ổ dịch mới.

Xã Mỵ Hòa: Đưa nghị quyết của Đảng vào cuộc sống

(HBĐT) - Xã Mỵ Hòa (Kim Bôi) hiện có 11 chi bộ trực thuộc, gồm 8 chi bộ dân cư, 2 chi bộ nhà trường, 1 chi bộ công an. Trong 2 ngày 19 - 20/5, xã đã tổ chức thành công Đại hội Đại biểu Đảng bộ xã lần thứ XXIII, nhiệm kỳ 2020 - 2025. Chương trình hành động thực hiện nghị quyết đại hội Đảng bộ xã đang được các chi bộ triển khai đến toàn bộ đảng viên, Nhân dân, góp phần nhanh chóng đưa nghị quyết đại hội vào cuộc sống.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục