Ý kiến tâm huyết của cán bộ, đảng viên tiêu biểu, hết lòng vì công việc được giao.

Trở lại Bệnh viện Đa khoa tỉnh sau hơn 3 năm xảy ra sự cố y khoa nghiêm trọng, chúng tôi cảm nhận niềm tin đã được lấy lại. Nếu trước đây trung bình bệnh viện khám, điều trị cho 400 - 500 bệnh nhân/ngày, sau sự cố sụt giảm chỉ còn 200 - 300 bệnh nhân/ngày, thì nay duy trì hơn 700 bệnh nhân/ngày. Đơn nguyên Thận nhân tạo hoạt động lại ổn định. Bộ quy trình chạy thận mới được áp dụng nghiêm ngặt, trách nhiệm từng bộ phận rõ ràng, đảm bảo an toàn. Số máy lọc máu đáp ứng điều trị cho 92 bệnh nhân nhưng có đến 150 bệnh nhân đăng ký điều trị. Bác sĩ, điều dưỡng, bệnh nhân thân tình như người nhà. Có được điều này, theo Phó Giám đốc phụ trách bệnh viện Nguyễn Hoàng Diệu, bệnh viện đã sốc lại đội hình, tăng cường các hoạt động nâng cao y đức, y thuậtXuất hiện những điểm sáng về người chiến sĩ áo trắng tận tụy, hết lòng phục vụ Nhân dân, được bệnh nhân tin yêu, có sức lan tỏa tốt đẹp. Tiêu biểu là tiến sỹ, bác sĩ Trương Như Hiển.


Với vai trò Trưởng khoa Ngoại Thần kinh - Ung bướu từ 2015-6/2020, bác sĩ Hiển nêu cao trách nhiệm, tích cực nghiên cứu khoa học, chủ nhiệm 9 đề tài được công nhận cấp ngành, cấp tỉnh và Trung ương. Khắc phục khó khăn của một khoa mới, thiếu trang thiết bị, đến nay, khoa đã triển khai và làm chủ các kỹ thuật cao, kỹ thuật mới tại Hòa Bình. Đồng chí trực tiếp thực hiện tất cả các ca phẫu thuật khó trong khoa, đảm bảo an toàn. Đồng thời, triển khai các giải pháp đổi mới công tác quản lý, hạn chế tối đa các TTHC cho nhân viên, bệnh nhân. "Hiện nay, với vai trò là Phó Giám đốc bệnh viện, tôi vẫn luôn khắc tâm tinh thần hết lòng phục người bệnh để lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ.” - Bác sĩ Hiển chia sẻ.


Trong ngành GD&ĐT, với những nỗ lực "tái thiết”, niềm tin cũng dần trở lại. Đặc biệt có nhiều tấm gương thầy cô hết lòng vì học sinh làm lay động lòng người. Thầy Hà Mạnh Quyết, Hiệu Trưởng và giáo viên Trường Phổ thông dân tộc bán trú TH &THCS xã Tân Dân (Mai Châu) ngày ngày lên lớp dạy chữ, đêm đêm khi học trò say giấc, gấp lại trang giáo án họ xuống hồ sông Đà mênh mang, mịt mùng đánh cá, tôm tươi cải thiện bữa ăn thường chỉ có cơm không hoặc cá khô dè sẻn của học sinh vùng đặc biệt khó khăn. Những bữa cơm được nấu bằng tình yêu thương của những thầy cô mà học sinh trìu mến gọi bằng cha, mẹ chắp cánh, nâng bước học sinh vùng xa tiến gần hơn đến ước mơ tươi sáng. Ấm cái bụng, học trò tích cực học tập hơn, rồi sẽ "no con chữ”. Chất lượng giáo dục cũng từ đó chuyển biến tích cực. Thầy Quyết bộc bạch: Là hiệu trưởng, tôi phải chịu trách nhiệm về mọi mặt của trường. Việc có lợi cho học sinh thì chúng tôi sẽ làm.


Những người lâu không đến xã Vĩnh Đồng (Kim Bôi) hẳn sẽ rất ngỡ ngàng bởi bức tranh nông thôn mới (NTM) khởi sắc. Vĩnh Đồng đã về đích xã nông thôn mới năm 2019, trước mục tiêu nghị quyết đề ra 1 năm. Kết quả này là nhờ sự cố gắng, nỗ lực vào cuộc của cả cấp ủy, chính quyền và Nhân dân trong xã, trong đó có dấu ấn của "thuyền trưởng” - Bí thư Đảng ủy xã Bùi văn Hùng.

Thong dong bước trên con đường xóm Dảnh sạch đẹp, rộng rãi, nở hoa, chúng tôi thấy rõ dấu tích của gốc nhãn 15 năm tuổi và tường nhà của gia đình Bí thư Hùng được chặt, cắt bớt đi để mở rộng đường từ 4 m lên 6 m theo chuẩn NTM. Đồng chí khảng khái: "Nghị quyết đã đề ra, mình là người đứng đầu cấp ủy, nói mà không làm thì ai tin và làm theo". Lúc đầu nhiều người còn băn khoăn, tiếc của nhưng thấy lãnh đạo làm trước và sâu sát các xóm chỉ đạo, kiểm tra, đôn đốc, vận động nên Nhân dân đồng tình, tự nguyện hiến 15.885 m2 đất thổ cư, 13.553 m2 đất lúa, phá dỡ 4.644 m tường, chặt 3.557 cây, góp 6.200 ngày công, tổng trị giá gần 7,7 tỷ đồng để cùng góp sức đưa xã đạt chuẩn NTM. Được Nhân dân quý mến, đồng chí là một trong những "bông hoa” trong "khu vườn hoa” học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh.

Chỉ thị số 05 của Bộ Chính trị được Đảng bộ tỉnh quán triệt, tổ chức triển khai thực hiện đạt kết quả kết tích cực với 1.777 mô hình, điển hình tập thể, cá nhân ở khắp các lĩnh vực. Phong trào thi đua yêu nước giai đoạn 2015 - 2020 vừa được tổng kết cũng có hàng nghìn tấm gương tiêu biểu.

Say mê, trách nhiệm với công việc, 5 năm qua, Tiến sỹ Nguyễn Hồng Yến, Chi cục trưởng Chi cục Trồng trọt và BVTV (Sở NN&PTNT) đã chủ trì và tham gia soạn thảo 6 nghị quyết của Tỉnh ủy, quyết định của UBND tỉnh về các cơ chế, chính sách hỗ trợ phát triển nông nghiệp. Chủ trì tham mưu, tổ chức thực hiện tái cơ cấu lĩnh vực trồng trọt của tỉnh đều hoàn thành và hoàn thành vượt mức các chỉ tiêu đề ra. Chủ trì, tham gia thực hiện 1 đề tài độc lập cấp Nhà nước, 4 đề tài cấp bộ và cấp tỉnh; 1 giải pháp được công bố trong Sách vàng sáng tạo Việt Nam. Các giải pháp có tính ứng dụng cao, góp phần khai thác tiềm năng, đưa ngành nông nghiệp của tỉnh bứt phá với nhiều đặc sản chủ lực nổi tiếng như cam Cao Phong, bưởi Tân Lạc... 

Tiến sỹ Yến còn là người Việt Nam đầu tiên làm nông nghiệp hữu cơ trên cây ăn quả có múi. Đồng chí bộc bạch: "Với tính ứng dụng cao của các nghiên cứu nên tôi cùng các đồng nghiệp không quản ngày nghỉ, ngày lễ bám sát đồng ruộng, chủ động chỉ đạo phòng trừ dịch hại cây trồng, thử nghiệm ứng dụng các nghiên cứu mới." Thành công với mô hình sản xuất thuốc trừ sâu thảo mộc, trồng cam hữu cơ và sản xuất mía đạt tiêu chuẩn xuất khẩu sang thị trường khó tính Nhật Bản của tiến sỹ Yến đã lan tỏa tới bà con nông dân hăng hái thi đua lao động sản xuất, làm giàu trên trên chính đồng đất quê hương.


Những CB, ĐV, nhất là người đứng đầu các cấp mẫn cán, gương mẫu, sáng tạo, tận tụy như những đầu tàu tạo nên sức bật mới ở từng địa phương, cơ quan, đơn vị, tạo được niềm trong Nhân dân, lan tỏa những điều tốt đẹp, dẹp cái xấu, góp phần làm nên thành tựu quan trọng của tỉnh trong nhiệm kỳ qua. Kinh tế của tỉnh duy trì được tốc độ tăng trưởng khá cao, bình quân hằng năm đạt 7,59%. GRDP bình quân đầu người năm 2020 đạt khoảng 63,8 triệu đồng, gấp 1,6 lần so với năm 2015. Thu ngân sách nhà nước bình quân hằng năm tăng 15,2%, năm 2020 đạt khoảng 5.000 tỷ đồng; 44,3% xã đạt chuẩn NTM; tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 8,56%. Đời sống vật chất, tinh thần của Nhân dân được nâng cao, an sinh xã hội được đảm bảo, quốc phòng - an ninh được giữ vững. Những kết quả đó là nền tảng, tạo đà cho tỉnh bứt phá vươn lên trong giai đoạn mới.



Đảng bộ tỉnh có 13 Đảng bộ trực thuộc. 347 đại biểu chính thức đại diện cho trên 67.000 đảng viên trong toàn tỉnh tham dự Đại hội Đảng bộ tỉnh nhiệm kỳ 2020 - 2025 và 100% đại biểu đã biểu quyết nhất trí thông qua Nghị quyết với mục tiêu tổng quát: phấn đấu đến năm 2025, kinh tế tỉnh Hòa Bình đạt mức trung bình của cả nước; đến năm 2030 trở thành tỉnh phát triển, thuộc nhóm dẫn đầu trong khu vực Trung du và Miền núi Bắc Bộ và đến năm 2050 trở thành tỉnh phát triển của cả nước.



Để hiện thực hóa mục tiêu đó, Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư Quách Tất Liêm cho rằng, cần tập trung thực hiện tốt 4 đột phá chiến lược nghị quyết đã đề ra về: Công tác quy hoạch và quản lý quy hoạch. Hoàn thiện thể chế, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh. Phát triển nguồn nhân lực có chất lượng để tăng năng suất lao động. Phát triển kết cấu hạ tầng KT-XH; từng bước xây dựng hạ tầng viễn thông phục vụ chuyển đổi số để chủ động tham gia cuộc cách mạng công nghiệp 4.0. Những đột phá đó đòi hỏi quyết tâm, trách nhiệm cao của đội ngũ CB, ĐV.


Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư Quách Tất Liêm nói về 4 đột phá chiến lược của tỉnh Hòa Bình trong nhiệm kỳ 2020 - 2025.


Cùng với 4 đột phá chiến lược, nghị quyết đã chỉ rõ 11 nhóm nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu trên các lĩnh vực. Trước hết nhấn mạnh tầm quan trọng của công tác xây dựng Đảng bộ và hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh; nêu cao vai trò người đứng đầu cấp ủy. Đổi mới mạnh mẽ, toàn diện, đồng bộ, hiệu quả công tác cán bộ. Khuyến khích đổi mới, sáng tạo và bảo vệ cán bộ dám nghĩ, dám làm, dám đột phá, dám chịu trách nhiệm vì lợi ích chung; đi đôi với kiểm soát chặt chẽ quyền lực. Đẩy mạnh thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XI, XII), gắn với học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh. Xây dựng chính quyền kiến tạo, phục vụ, hướng tới sự hài lòng của người dân, giải quyết kịp thời những khó khăn, bức xúc ngay từ cơ sở… Nhiệm vụ, giải pháp trên các lĩnh vực khác cũng đã được thảo luận kỹ và thông qua với sự tán thành và quyết tâm cao.

Đảng bộ Khối Các cơ quan tỉnh là nơi tập trung các cơ quan của tỉnh, "tư lệnh” các ngành nên vai trò của đội ngũ CB, ĐV trong việc đưa nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh, Đảng bộ khối vào cuộc sống rất quan trọng. Bí thư Đảng ủy Khối các cơ quan tỉnh Nguyễn Đức Cường cho rằng: 25 đồng chí được bầu vào BCH Đảng bộ Khối nhiệm kỳ 2015 - 2020 đảm bảo số lượng, cơ cấu với số phiếu cao, tập trung, thực sự là những đồng chí đủ đức, tài, có uy tín và khả năng quy tụ, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới. Trách nhiệm bây giờ là phải đề ra các chương trình hành động, kế hoạch cụ thể để thực hiện và nêu gương để CB, ĐV, quần chúng noi theo, tạo khí thế hiện thực hóa mục tiêu nghị quyết đề ra. Việc nêu gương phải trở thành nhu cầu, việc làm tự thân và được coi là nét văn hóa trong Đảng. Mục tiêu 5 năm tới của Đảng bộ Khối là: "Nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của Đảng bộ; phát huy dân chủ, đoàn kết, sáng tạo; tăng cường kỷ cương, trách nhiệm nêu gương; quyết tâm thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội lần thứ XVII.” Để đưa nghị quyết vào cuộc sống thì nhân tố con người là quan trọng nhất; trong đó, 25 đồng chí Ủy viên BCH Đảng bộ Khối và 407 đồng chí cấp ủy viên cơ sở của các Đảng bộ trực thuộc phải là những "đầu tàu" gương mẫu, nói đi đôi với làm, nói đúng, làm trước.


Các "tư lệnh" ngành của tỉnh nói về trách nhiệm của cán bộ, đảng viên, nhất là người đứng đầu 

trong việc đưa nghị quyết Đại hội Đảng bộ các cấp vào cuộc sống.


Là người có uy tín trong cộng đồng, 55 năm tuổi Đảng, ông Nguyễn Văn Dưỡng ở tổ 9, phường Thịnh Lang (thành phố Hòa Bình) luôn theo dõi sát chương trình Đại hội Đảng bộ tỉnh và các Đảng bộ trực thuộc. Phấn khởi vào sự thành công của các Đại hội, ông chia sẻ: Tôi tin rằng với đội ngũ cán bộ nhiệm kỳ mới, nhất là những đầu ngành, cấp ủy các cấp được nâng cao về chất lượng, cùng với cái tâm hết hòng vì sự nghiệp chung sẽ đưa tỉnh nhà bứt phá, sánh với các tỉnh, thành trong cả nước. Đối với thành phố Hòa Bình, tôi tin chắc sẽ đạt đô thị loại II trước năm 2020 như mục tiêu đề ra.


Đại hội Đảng bộ tỉnh là dấu mốc trọng đại, mở ra thời kỳ phát triển mới của tỉnh. Để đưa nghị quyết vào cuộc sống, Bí thư Tỉnh ủy Ngô Văn Tuấn nhấn mạnh: Phải có sự nỗ lực, quyết tâm của toàn Đảng bộ, chính quyền, Nhân dân các dân tộc trong tỉnh, trước hết là sự gương mẫu, đề cao trách nhiệm của đội ngũ CB, ĐV, nhất là người đứng đầu. Khẩn trương xây dựng Chương trình hành động để bắt tay triển khai thực hiện nghị quyết ngay từ đầu nhiệm kỳ. Tổ chức tốt việc nghiên cứu, quán triệt, tuyên truyền rộng rãi nội dung của Nghị quyết nhằm tạo sự thống nhất từ nhận thức đến hành động trong CB, ĐV, Nhân dân; tăng cường đồng thuận trong xã hội, hướng tới mục tiêu "Đảng nói, dân tin; Mặt trận, đoàn thể vận động, dân theo; chính quyền làm, dân ủng hộ”. Với quyết tâm và niềm tin sâu sắc, toàn Đảng, toàn quân, toàn dân tiếp tục đoàn kết, đồng lòng thực hiện thắng lợi nghị quyết đề ra, xây dựng tỉnh Hòa Bình giàu đẹp, văn minh, bản sắc, phát triển lên tầm cao mới.


 Minh Châu


Các tin khác


Quản lý, sử dụng hiệu quả gói hỗ trợ Chương trình phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội, tránh thất thoát, lãng phí

Hôm nay 25/5, ngày làm việc thứ 6, Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV, Quốc hội đã dành phần lớn thời gian xem xét kết quả giám sát việc thực hiện Nghị quyết số 43/2022/QH15 về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ Chương trình phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội. Đại biểu Đặng Bích Ngọc, Phó trưởng Đoàn chuyên trách phụ trách Đoàn ĐBQH tỉnh Hòa Bình đã phát biểu đóng góp ý kiến. Báo Hòa Bình giới thiệu toàn văn bài phát biểu.

Tăng cường phòng chống tham nhũng, lãng phí trong các dự án quan trọng quốc gia

Đoàn giám sát của Quốc hội đánh giá, các chính sách tại Nghị quyết số 43 là kịp thời, hợp lòng dân song vẫn còn tồn tại, hạn chế cần khắc phục trong quá trình thực hiện.

Giải quyết đơn thư, khiếu nại, tố cáo: Phát huy vai trò người đứng đầu giải quyết thấu đáo việc liên quan đến người dân

Với phương châm, quan điểm lãnh đạo xây dựng chính quyền liêm chính, phục vụ, thực sự "vì nhân dân phục vụ”; xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức (CBCCVC) có phong cách làm việc "trọng dân, gần dân, hiểu dân, học dân và có trách nhiệm với dân”... thời gian qua, cấp ủy, chính quyền các cấp của tỉnh luôn chú trọng giải quyết thấu đáo các vấn đề liên quan đến người dân, nhất là công tác tiếp nhận, giải quyết đơn thư, khiếu nại, tố cáo (KNTC) của công dân.

Huyện Cao Phong đưa việc học tập và làm theo Bác đi vào thực chất

Đồng chí Nguyễn Quang Hưng, Phó Bí thư TT Huyện ủy Cao Phong cho biết: Xác định tầm quan trọng và ý nghĩa của việc tiếp tục đẩy mạnh học tập và làm theo (HT<) tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh theo tinh thần Kết luận số 01-KL/TW, ngày 18/5/2021 của Bộ Chính trị (Kết luận số 01-KL/TW) về tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW của Bộ Chính trị, Ban Thường vụ Huyện ủy Cao Phong đã ban hành các văn bản lãnh đạo, chỉ đạo, thực hiện nghiêm túc Kết luận số 01 và thực hiện chuyên đề toàn khóa, chuyên đề hàng năm gắn với thực hiện NQT.Ư 4 (khóa XII) và Kết luận số 21, ngày 25/10/2021 của BCH T.Ư Đảng (khóa XIII) về "đẩy mạnh xây dựng, chỉnh đốn đảng và hệ thống chính trị; kiên quyết ngăn chặn, đẩy lùi, xử lý nghiêm cán bộ, đảng viên suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, biểu hiện "tự diễn biến”, "tự chuyển hóa” và nhiệm vụ chính trị của từng cơ quan, đơn vị, địa phương… Trong đó chú trọng đưa nội dung HT< tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh vào chương trình, kế hoạch thực hiện nghị quyết của đảng bộ cấp mình gắn với thực hiện nhiệm vụ chính trị của địa phương, đơn vị; lựa chọn nội dung trọng tâm, đột phá, những vấn đề bức xúc, nổi cộm của địa phương, đơn vị để lãnh đạo thực hiện, tránh qua loa, hình thức ở cơ sở...

Nghiên cứu, rà soát các quy định bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ

Thảo luận tổ chiều 24/5 về dự thảo Luật Cảnh vệ, Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ, Phó trưởng Đoàn chuyên trách phụ trách Đoàn ĐBQH tỉnh Hòa Bình Đặng Bích Ngọc cơ bản đồng tình với nội dung của 2 dự thảo luật. Tuy nhiên, đại biểu đề nghị: Ban soạn thảo và các cơ quan có liên quan tiếp tục nghiên cứu, rà soát các quy định trong dự thảo Luật bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ của hệ thống pháp luật.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục