(HBĐT) - Dự thảo văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII có nội dung tính khái quát cao, toàn diện; bám sát những kinh nghiệm thực tiễn trong gần 35 năm đổi mới; những vấn đề lý luận, thực tiễn phát triển của Việt Nam và thế giới; thể hiện trí tuệ, công sức, trách nhiệm cao của Ban soạn thảo Văn kiện Đại hội XIII của Đảng. Thời gian qua, các cấp Hội LHPN trong tỉnh đã triển khai nghiêm túc, hiệu quả việc đóng góp ý kiến vào dự thảo văn kiện trình Đại hội XIII của Đảng, trong đó tập trung vào các nội dung:
- Cần nghiên cứu bổ sung thêm chỉ đạo, định hướng hoàn thiện hệ thống luật pháp, chính sách, nhằm phát huy vai trò nòng cốt chính trị của MTTQ và các đoàn thể CT-XH, đặc biệt để MTTQ và các đoàn thể CT-XH làm tốt nhiệm vụ giám sát, phản biện xã hội. Vì trong phương hướng chiến lược của dự thảo báo cáo chính trị ít đề cập đến các giải pháp phát huy vai trò của các đoàn thể CT-XH.
- Tiếp tục thể chế hóa phương châm "Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, dân giám sát, dân hưởng thụ” thành những chính sách, quy chế, quy định cụ thể để Nhân dân phát huy quyền làm chủ trên thực tế, và thực hiện tốt trách nhiệm, nghĩa vụ đối với Nhà nước, xã hội. Vì trong dự thảo đã phát triển, mở rộng phương châm "Dân biết, dân làm, dân kiểm tra, dân giám sát, dân thụ hưởng". Như vậy, đã bổ sung và nhấn mạnh 2 quyền rất quan trọng của Nhân dân là quyền giám sát, quyền thụ hưởng theo tinh thần của Hiến pháp năm 2013 và Quyết định số 217-QĐ/TW, Quyết định số 218-QĐ/TW, Quy định số 124-QĐ/TW, Quyết định số 99-QĐ/TW của Bộ Chính trị, phù hợp với mong muốn, nguyện vọng của Nhân dân.
- Dự thảo văn kiện (dự thảo báo cáo chính trị, mục XII) cần thể hiện rõ hơn tinh thần của Điều 26, Hiến pháp năm 2013: "Nhà nước, xã hội và gia đình tạo điều kiện để phụ nữ phát triển toàn diện, phát huy vai trò của mình trong xã hội; nghiêm cấm phân biệt đối xử về giới”; đảm bảo tôn trọng, đề cao quyền của phụ nữ, coi đó như trách nhiệm văn minh, tiến bộ của xã hội để khẳng định vai trò, vị thế quan trọng của phụ nữ trong phát huy sức mạnh đại đoàn kết dân tộc. Phụ nữ vừa là công dân (chiếm trên 50% dân số), là nguồn lực lao động (trên 48% lực lượng lao động), thúc đẩy sự tiến bộ của xã hội, là người thực hiện thiên chức, nuôi dưỡng, sản sinh thế hệ tương lai, trao truyền văn hóa dân tộc, giữ gìn nề nếp gia phong của gia đình.
- Tiếp tục hoàn thiện hệ thống chính sách, pháp luật bình đẳng giới, đảm bảo thống nhất giữa các quy định trong các bộ luật liên quan và các văn bản của Đảng, nhất là trong lĩnh vực chính trị (Điều 11, Luật Bình đẳng giới); thực hiện nguyên tắc bình đẳng giữa nam và nữ về độ tuổi trong quy hoạch, đào tạo, đề bạt, bổ nhiệm (Nghị quyết số 11-NQ/TW, ngày 27/4/2007 của Bộ Chính trị về công tác phụ nữ), có tính đến đặc điểm giới.
- Cần nghiên cứu để cụ thể hóa nguyên tắc bình đẳng trong công tác cán bộ, trong cơ cấu và yêu cầu xây dựng đội ngũ cán bộ nữ. Vì trong dự thảo văn kiện đề cập đến 12 định hướng phát triển đất nước giai đoạn 2021 - 2030; trong mục XIV xây dựng và chỉnh đốn Đảng trong sạch, vững mạnh, nâng cao năng lực lãnh đạo, cầm quyền của Đảng có đề cập đến công tác cán bộ, yêu cầu xây dựng đội ngũ cán bộ...
T.H (lược ghi)
(HBĐT) - Ngày 9/11, Thường trực HĐND tỉnh tổ chức hội nghị cho ý kiến vào chương trình Kỳ họp thứ 17, HĐND tỉnh khóa XVI, nhiệm kỳ 2016 - 2021 và triển khai một số nội dung khác. Đồng chí Hoàng Văn Tứ, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh chủ trì hội nghị.
(HBĐT) - Bước vào nhiệm kỳ 2020 - 2025, một trong những hoạt động đầu tiên của BCH Đảng bộ thị trấn Lương Sơn (Lương Sơn) khóa IX là tổ chức hội nghị chuyên đề về công tác phát triển đảng viên. Đồng chí Bí thư Đảng ủy thị trấn Hoàng Việt Hải nhấn mạnh: Đây sẽ là nội dung quan trọng hàng đầu được Đảng bộ thường xuyên lãnh đạo, chỉ đạo với quyết tâm tạo được chuyển biến cả về chất và lượng trong nhiệm kỳ mới.
Xét bối cảnh tình hình, nội dung, tính chất, mức độ, hậu quả, nguyên nhân vi phạm và quá trình công tác, đóng góp của đồng chí đối với Đảng, Nhà nước; căn cứ Quy định số 102-QĐ/TW về xử lý kỷ luật đảng viên vi phạm, Bộ Chính trị đã quyết định thi hành kỷ luật đồng chí Nguyễn Văn Bình bằng hình thức cảnh cáo.
Ngày 9/11, Quốc hội tiếp tục phiên chất vấn và trả lời chất vấn tại Kỳ họp thứ 10 Quốc hội khóa XIV. Nhiều cử tri mong muốn kéo dài thời gian chất vấn để các đại biểu và các thành viên Chính phủ trao đổi rõ hơn về những vấn đề phát triển kinh tế, xã hội.
Văn phòng Ban Chấp hành Trung ương Đảng vừa ban hành văn bản số 13678-CV/VPTW gửi một số cơ quan báo chí về việc công bố tin Bộ Chính trị quyết định thi hành kỷ luật đồng chí Nguyễn Văn Bình, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Kinh tế Trung ương, nguyên Bí thư Ban Cán sự đảng, nguyên Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
(HBĐT) - Ngày 7/11, khu dân cư xóm Ngù, xã Hiền Lương (Đà Bắc) tổ chức Ngày hội đại đoàn kết toàn dân tộc năm 2020. Tới dự và chung vui với Nhân dân trong xóm có các đồng chí: Đỗ Văn Chiến, Ủy viên BCH T.Ư Đảng, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc; Bùi Văn Khánh, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh; đại diện Ủy ban MTTQ Việt Nam, lãnh đạo Ủy ban MTTQ tỉnh, Sở NN&PTNT, Ban Dân tộc tỉnh, huyện Đà Bắc.