(HBĐT) - Thời kỳ 1960 - 1980, Quốc hội hoạt động theo Hiến pháp năm 1959 và Luật Tổ chức Quốc hội năm 1960. Đây là thời kỳ Quốc hội hoạt động trong điều kiện miền Bắc tiến hành xây dựng XHCN, làm hậu phương lớn cho cuộc kháng chiến chống Mỹ ở miền Nam. Quốc hội đã trải qua 5 khóa hoạt động.


Quốc hội khóa II (1960 - 1964): Tổ chức bầu cử ngày 8/5/1960; tổng số có 453 đại biểu, trong đó có 91 đại biểu miền Nam lưu nhiệm theo Nghị quyết của Kỳ họp thứ 11, Quốc hội khóa I. Nhiệm kỳ này, Quốc hội tổ chức 8 kỳ họp, thông qua 6 đạo luật quan trọng về tổ chức của các cơ quan nhà nước ở T.Ư và địa phương. Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) ban hành 9 pháp lệnh. Quốc hội đã thông qua Kế hoạch phát triển kinh tế quốc dân 5 năm lần thứ nhất (1961 - 1965), thông qua Cương lĩnh hành động toàn dân nhằm thực hiện cải tạo XHCN, bước đầu xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật của CNXH ở miền Bắc và nhiều nhiệm vụ quan trọng khác. 

Quốc hội khóa III (1964 - 1971): Tổ chức bầu cử ngày 26/4/1964; tổng số có 453 đại biểu, trong đó có 87 đại biểu thuộc các tỉnh miền Nam lưu nhiệm. Nhiệm kỳ này, Quốc hội kéo dài 7 năm, 7 kỳ họp. UBTVQH họp 95 phiên, thông qua nhiều nghị quyết quan trọng về các lĩnh vực chính trị, kinh tế, đối ngoại, tổ chức hành chính, nhân sự phục vụ xây dựng CNXH ở miền Bắc và phục vụ sự nghiệp kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Khi Mỹ leo thang phá hoại miền Bắc, những chính sách kinh tế thời chiến, đối ngoại được Chính phủ kịp thời báo cáo với Quốc hội, UBTVQH phê chuẩn nhanh chóng, là điều kiện quan trọng bảo đảm kịp thời yêu cầu của chiến tranh. 

Quốc hội khóa IV (1971 - 1975): Tổ chức bầu cử ngày 11/4/1971; tổng số có 420 đại biểu. Quốc hội khóa IV diễn ra trong 4 năm, họp 5 kỳ. UBTVQH họp 53 phiên, ban hành nhiều nghị quyết quan trọng về phương hướng, nhiệm vụ, chỉ tiêu của các kế hoạch khôi phục và phát triển kinh tế, phê chuẩn dự toán và ngân sách Nhà nước hàng năm. Hoạt động của Quốc hội đã góp phần quan trọng trong cuộc tổng tiến công và nổi dậy của quân ta đánh đổ chế độ thực dân mới ở miền Nam, hoàn thành cách mạng dân tộc, dân chủ, thống nhất đất nước. 

Quốc hội khóa V (1975 - 1976): Tổ chức bầu cử ngày 6/4/1975; tổng số có 424 đại biểu. Quốc hội khóa V diễn ra trong bối cảnh miền Nam vừa giải phóng và hoạt động chưa đầy 2 năm, tổ chức 2 kỳ họp. UBTVQH họp 10 phiên, thông qua nhiều nghị quyết quan trọng trong việc thống nhất nước nhà về mặt Nhà nước. Kỳ họp tháng 12/1975, Quốc hội đã thống nhất thông qua nghị quyết phê chuẩn kết quả hội nghị hiệp thương mở ra thời kỳ phát triển mới của nước Việt Nam thống nhất. 

Quốc hội khóa VI (1976 - 1981): Tổ chức bầu cử ngày 25/4/1976, là Quốc hội của nước Việt Nam thống nhất; tổng số 492 đại biểu. Quốc hội đã quyết định đổi tên nước là Cộng hòa XHCN Việt Nam; quy định Quốc kỳ; Quốc huy; Quốc ca; chính thức đổi tên Sài Gòn - Gia Định thành TP Hồ Chí Minh; quy định Thủ đô của nước Việt Nam mới là Hà Nội. Đồng thời, quyết định thành lập Ủy ban Dự thảo Hiến pháp. Quốc hội khóa VI diễn ra 5 năm, 7 kỳ họp, quyết định nhiều vấn đề quan trọng của đất nước. Đặc biệt, Kỳ họp thứ 7 (tháng 12/1980), Quốc hội đã thông qua bản Hiến pháp mới của nước Việt Nam thống nhất - Hiến pháp năm 1980. 

P.L (TH)

Các tin khác


Quản lý, sử dụng hiệu quả gói hỗ trợ Chương trình phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội, tránh thất thoát, lãng phí

Hôm nay 25/5, ngày làm việc thứ 6, Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV, Quốc hội đã dành phần lớn thời gian xem xét kết quả giám sát việc thực hiện Nghị quyết số 43/2022/QH15 về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ Chương trình phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội. Đại biểu Đặng Bích Ngọc, Phó trưởng Đoàn chuyên trách phụ trách Đoàn ĐBQH tỉnh Hòa Bình đã phát biểu đóng góp ý kiến. Báo Hòa Bình giới thiệu toàn văn bài phát biểu.

Tăng cường phòng chống tham nhũng, lãng phí trong các dự án quan trọng quốc gia

Đoàn giám sát của Quốc hội đánh giá, các chính sách tại Nghị quyết số 43 là kịp thời, hợp lòng dân song vẫn còn tồn tại, hạn chế cần khắc phục trong quá trình thực hiện.

Giải quyết đơn thư, khiếu nại, tố cáo: Phát huy vai trò người đứng đầu giải quyết thấu đáo việc liên quan đến người dân

Với phương châm, quan điểm lãnh đạo xây dựng chính quyền liêm chính, phục vụ, thực sự "vì nhân dân phục vụ”; xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức (CBCCVC) có phong cách làm việc "trọng dân, gần dân, hiểu dân, học dân và có trách nhiệm với dân”... thời gian qua, cấp ủy, chính quyền các cấp của tỉnh luôn chú trọng giải quyết thấu đáo các vấn đề liên quan đến người dân, nhất là công tác tiếp nhận, giải quyết đơn thư, khiếu nại, tố cáo (KNTC) của công dân.

Huyện Cao Phong đưa việc học tập và làm theo Bác đi vào thực chất

Đồng chí Nguyễn Quang Hưng, Phó Bí thư TT Huyện ủy Cao Phong cho biết: Xác định tầm quan trọng và ý nghĩa của việc tiếp tục đẩy mạnh học tập và làm theo (HT<) tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh theo tinh thần Kết luận số 01-KL/TW, ngày 18/5/2021 của Bộ Chính trị (Kết luận số 01-KL/TW) về tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW của Bộ Chính trị, Ban Thường vụ Huyện ủy Cao Phong đã ban hành các văn bản lãnh đạo, chỉ đạo, thực hiện nghiêm túc Kết luận số 01 và thực hiện chuyên đề toàn khóa, chuyên đề hàng năm gắn với thực hiện NQT.Ư 4 (khóa XII) và Kết luận số 21, ngày 25/10/2021 của BCH T.Ư Đảng (khóa XIII) về "đẩy mạnh xây dựng, chỉnh đốn đảng và hệ thống chính trị; kiên quyết ngăn chặn, đẩy lùi, xử lý nghiêm cán bộ, đảng viên suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, biểu hiện "tự diễn biến”, "tự chuyển hóa” và nhiệm vụ chính trị của từng cơ quan, đơn vị, địa phương… Trong đó chú trọng đưa nội dung HT< tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh vào chương trình, kế hoạch thực hiện nghị quyết của đảng bộ cấp mình gắn với thực hiện nhiệm vụ chính trị của địa phương, đơn vị; lựa chọn nội dung trọng tâm, đột phá, những vấn đề bức xúc, nổi cộm của địa phương, đơn vị để lãnh đạo thực hiện, tránh qua loa, hình thức ở cơ sở...

Nghiên cứu, rà soát các quy định bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ

Thảo luận tổ chiều 24/5 về dự thảo Luật Cảnh vệ, Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ, Phó trưởng Đoàn chuyên trách phụ trách Đoàn ĐBQH tỉnh Hòa Bình Đặng Bích Ngọc cơ bản đồng tình với nội dung của 2 dự thảo luật. Tuy nhiên, đại biểu đề nghị: Ban soạn thảo và các cơ quan có liên quan tiếp tục nghiên cứu, rà soát các quy định trong dự thảo Luật bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ của hệ thống pháp luật.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục