Xuân Tân Sửu đang tràn về trên khắp mọi miền Tổ quốc. Đây là mùa xuân đầu tiên triển khai Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ XIII vừa thành công rực rỡ; là mùa xuân cất cánh để hiện thực hóa khát vọng xây dựng đất nước hùng cường, thịnh vượng, phồn vinh, hạnh phúc với một ý chí mới, quyết tâm mới trong mỗi người dân Việt.

 

Thành tựu to lớn


Nhìn lại chặng đường đổi mới 35 năm qua, bằng sự nỗ lực phấn đấu bền bỉ, liên tục, Việt Nam đã đạt được những thành tựu to lớn; cơ cấu của nền kinh tế chuyển đổi mạnh mẽ.

Trong đó, kinh tế tư nhân dần trở thành một động lực quan trọng thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và đóng góp đến 40% tổng GDP. Đến năm 2020, Việt Nam đã ký 15 Hiệp định FTA (năm 2020 Việt Nam đã phê chuẩn và triển khai có hiệu quả EVFTA; tham gia ký Hiệp định Đối tác Kinh tế toàn diện khu vực (RCEP) và ký FTA Việt Nam-Anh), đang đàm phán 2 FTA; có 16 đối tác chiến lược, 11 đối tác chiến lược toàn diện; tham gia hơn 500 hiệp định song phương và đa phương trên nhiều lĩnh vực; có 71 nước đã công nhận Việt Nam là một nền kinh tế thị trường... Việt Nam được xếp thứ 8 trong số các nền kinh tế tốt nhất thế giới để đầu tư năm 2019, tăng 15 bậc so với năm 2018; năng lực cạnh tranh của Việt Nam được Diễn đàn Kinh tế thế giới xếp thứ 67/141 quốc gia, vùng lãnh thổ, tăng 10 bậc so với năm 2018. Về GDP tính theo đầu người, năm 1986 chúng ta đạt 100 USD/người, đến 2020 đạt 2750 USD/người; quy mô nền kinh tế năm 1986 đạt khoảng 27 tỷ USD, đến năm 2020 tăng xâp xỉ lần đạt khoảng 268,4 tỷ USD.

Những con số nêu trên là minh chứng rõ ràng, thuyết phục cho lời Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng từng khẳng định "Với tất cả sự khiêm tốn, chúng ta vẫn có thể nói rằng: Đất nước ta chưa bao giờ có được cơ đồ, tiềm lực, vị thế và uy tín quốc tế như ngày nay”.

Thách thức không nhỏ

Hiện nay, bối cảnh trong nước và trên thế giới có nhiều thuận lợi, song cũng vô vàn khó khăn, thách thức trong thời gian tới. Tác động của đại dịch COVID-19 làm thế giới rơi vào khủng hoảng trầm trọng, nhiều nước tăng trưởng âm. Biến đổi khí hậu, thiên tai, dịch bệnh và các vấn đề an ninh phi truyền thống khác, nhất là an ninh mạng, ngày càng tác động mạnh, nhiều mặt, đe doạ nghiêm trọng đến sự phát triển ổn định, bền vững của thế giới, khu vực và đất nước ta.

Kinh tế Việt Nam tuy có bước phát triển vượt bậc, song chưa tương xứng với tiềm năng; sau 4 năm đầu của nhiệm kỳ này (2016-2019) liên tục tăng trưởng cao, năm 2020 bị suy giảm mạnh do tác động tiêu cực của dịch bệnh và thiên tai, hạn hán, bão lũ liên tiếp xảy ra.

Sự tự chủ và khả năng chống chịu của nền kinh tế nước ta chưa cao. Hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp nhà nước còn nhiều bất cập. Kinh tế tư nhân trong nước, kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài phát triển nhanh nhưng chưa bền vững. Công tác lãnh đạo, quản lý ở một số nơi còn lỏng lẻo, vẫn còn có những cán bộ, đảng viên thoái hóa, biến chất, tham nhũng, nhũng nhiễu người dân. Việc bảo đảm an ninh con người, trật tự, an toàn xã hội; sử dụng tài nguyên, bảo vệ môi trường còn nhiều bất cập, gây bức xúc cho người dân. Năng lực tổ chức thực hiện còn hạn chế; chất lượng luật pháp, chính sách trong một số lĩnh vực còn thấp. Cơ chế kiểm soát quyền lực trong Đảng, Nhà nước chưa đồng bộ; hiệu quả chưa cao. Việc thể chế hoá, cụ thể hoá một số nghị quyết của Đảng còn chậm; tổ chức thực hiện vẫn là khâu yếu….

Hiện thực hóa khát vọng

Nhận thức rõ những yếu kém, hạn chế, khó khăn, và thách thức, trong mùa xuân mới, dân tộc ta lại càng có quyết tâm mới. Phiên bế mạc Đại hội Đảng lần thứ XIII (ngày 2/1/2021), toàn thể đại biểu dự Đại hội Đảng lần thứ XIII đã nhất trí thông qua Nghị quyết với mục tiêu đặt ra để thực hiện khá cao. Cụ thể, đến năm 2025 là nước đang phát triển, có công nghiệp theo hướng hiện đại, vượt qua mức thu nhập trung. 5 năm sau, năm 2030 là nước đang phát triển là nước đang phát triển, có công nghiệp hiện đại, thu nhập trung bình cao. Đến năm 2045, trở thành nước phát triển, thu nhập cao.

Để thực hiện các mục tiêu nêu trên, Đại hội Đảng lần thứ XIII nhất trí đẩy mạnh toàn diện, đồng bộ công cuộc đổi mới, phát triển nhanh và bền vững đất nước. Đồng thời, nhấn mạnh, động lực và nguồn lực phát triển quan trọng của đất nước là khơi dậy mạnh mẽ tinh thần yêu nước, ý chí tự cường dân tộc, sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc và khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc. Chú trọng thực hiện tốt, hiệu quả 3 đột phá chiến lược về hoàn thiện thể chế phát triển; phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao và xây dựng kết cấu hạ tầng.

Đặc biệt, Tổng bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng trong diễn văn tại phiên khai mạc Đại hội XIII đã nhấn mạnh đến việc đổi mới mạnh mẽ mô hình tăng trưởng, cơ cấu lại nền kinh tế, công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, chú trọng đổi mới sáng tạo, đẩy mạnh chuyển đổi số quốc gia, phát triển nền kinh tế số, xã hội số.

Với việc Người đứng đầu Đảng, Nhà nước lưu ý đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, kỹ thuật số, thời gian tới, đất nước ta sẽ mở ra một loạt phương pháp sản xuất, kinh doanh hoàn toàn mới trong một thế giới phẳng và cuộc cách mạng mạng công nghệ lần thứ 4. Đó không chỉ là giao dịch thương mại từ xa mà còn là thiết kế sản phẩm, sản xuất, giám sát, kiểm định sản phẩm từ xa với mức độ chính xác cao. Trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng và đầu tư, kinh tế số không chỉ giúp cho các thị trường chứng khoán phát triển mà còn giúp cho các hoạt động đầu tư được minh bạch và kiểm soát, điều chỉnh sao cho có hiệu quả nhất. Do vậy, xác định kinh tế số sẽ trở thành động cơ tăng trưởng mới cho Việt Nam những năm tới là tầm nhìn mới của Đảng, Nhà nước, nhằm phát huy trí tuệ thông minh của người Việt Nam, đưa đất nước đi nhanh, và bền vững.

Có thể thấy, với quyết tâm, ý chí cao độ của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân, của cả hệ thống chính trị; chính quyền các cấp từ Trung ương đến địa phương vào cuộc; cộng đồng doanh nghiệp đến các tầng lớp nhân dân tăng cường sự chủ động, sáng tạo, linh hoạt, đổi mới quyết liệt, không chút ngừng nghỉ, tin chắc chúng ta sẽ gặt hái những thành tựu đầy ngoạn mục.

Xuân đang tràn về trên khắp mọi miền Tổ quốc. Những cánh hoa đào, hoa mai rạng rỡ khoe sắc. Trong sắc xuân, mỗi người dân Việt như đang muốn cất cánh bay lên nhằm hiện thực hóa khát vọng xây dựng đất nước hùng cường, thịnh vượng, phồn vinh, hạnh phúc để nước ta có thể sánh vai được với các cường quốc năm châu như tâm nguyện Bác Hồ hằng mong./.


Theo Baochinhphu.vn

Các tin khác


Quy định chuẩn mực đạo đức cách mạng của cán bộ, đảng viên giai đoạn mới

Thay mặt Bộ Chính trị, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã ký ban hành Quy định số 144-QĐ/TW (ngày 9/5/2024) Quy định chuẩn mực đạo đức cách mạng của cán bộ, đảng viên giai đoạn mới (Quy định số 144).

Phát huy vai trò nêu gương của cán bộ, đảng viên

Những năm qua, việc thực hiện Quy định số 34-QĐi/TU, ngày 28/01/2019 của Ban Chấp hành (BCH) Đảng bộ tỉnh quy định trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên (CB,ĐV), trước hết là Ủy viên Ban Thường vụ (BTV) Tỉnh ủy, Ủy viên BCH Đảng bộ tỉnh đã đạt kết quả tích cực. Tỉnh ủy coi đây là phương thức lãnh đạo quan trọng của Đảng; là biện pháp thiết thực, hiệu quả góp phần xây dựng, chỉnh đốn Đảng.

Đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức phong cách Hồ Chí Minh, xây dựng tỉnh Hòa Bình ngày càng giàu đẹp, văn minh

Bùi Đức Hinh, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh 


Chủ tịch Hồ Chí Minh, vị lãnh tụ thiên tài, kiệt xuất của dân tộc, người thầy vĩ đại của cách mạng Việt Nam. Người "là biểu tượng cao đẹp nhất của chủ nghĩa yêu nước và chủ nghĩa anh hùng cách mạng Việt Nam. Người là kết tinh rạng ngời của đạo đức, trí tuệ, khí phách, lương tri của dân tộc và thời đại”. Trọn cả cuộc đời, Người dâng hiến cho sự nghiệp giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp và giải phóng con người. Tư tưởng, đạo đức, phong cách của Người là tài sản tinh thần vô giá của Đảng và dân tộc ta. Học tập và làm theo Người là nhiệm vụ hết sức quan trọng, không thể thiếu đối với tất cả các tổ chức đảng, đảng viên trong việc tu dưỡng, rèn luyện, cống hiến và phụng sự đất nước.

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Cần đa dạng hóa nguồn lực phát triển nhà ở xã hội

Chiều tối 17/5, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì họp với các bộ, ngành bàn các giải pháp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong đầu tư phát triển nhà ở xã hội, thực hiện Đề án "Đầu tư xây dựng ít nhất 01 triệu căn hộ nhà ở xã hội cho đối tượng thu nhập thấp, công nhân khu công nghiệp giai đoạn 2021-2030”. Cùng dự có Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà; lãnh đạo các bộ, ngành, cơ quan Trung ương.

Triển khai hiệu quả nhiệm vụ khoa học lý luận chính trị, bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng

Sáng 17/5, tại Hà Nội, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức Lễ kỷ niệm Ngày Khoa học và Công nghệ Việt Nam (18/5).

Đường Hồ Chí Minh từ kỳ tích đến mạch máu đất nước - Bài cuối: Đi tới tương lai thịnh vượng

Đất nước thống nhất, sứ mệnh của đường mòn Trường Sơn đã hoàn thành. Nhưng một ước muốn lại cháy bỏng, đó là phát huy giá trị của tuyến đường lịch sử này trong phát triển kinh tế - xã hội hôm nay. Ước vọng đó thành hiện thực khi ngày 5/4/2000, tại bến phà Xuân Sơn, huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình, Thủ tướng Chính phủ đã phát lệnh khởi công xây dựng công trình đường Hồ Chí Minh.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục