(HBĐT) - Ngày 12/4, Tổ giúp việc Ban Chỉ đạo (BCĐ) thực hiện Đề án 06/CP tỉnh đã tổ chức họp bàn, phân công nhiệm vụ cho các thành viên và đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ công tác tham mưu, triển khai thực hiện Đề án trên địa bàn tỉnh thời gian qua.


Các thành viên tổ giúp việc Ban chỉ đạo thực hiện Đề án 06 tỉnh nêu kiến nghị và đề xuất hướng giải quyết nhưng vấn đề khó khăn, vướng mắc trong việc triển khai thực hiện Đề án.

Theo đó, thực hiện Quyết định số 06/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Đề án "Phát triển ứng dụng dữ liệu dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030” (gọi tắt là Đề án 06/CP). Đến nay, các thành viên tổ giúp việc đã tham mưu cho BCĐthực hiện Đề án 06 tỉnh đã chỉ đạo, quán triệt, triển khai thực hiện các văn bản chỉ đạo của Chính phủ và các bộ, ngành và thành lập BCĐ4 cấp để tổ chức triển khai thực hiện. Đến nay, đã thành lập được BCĐcấp tỉnh, BCĐ10/10 huyện, thành phố; 100% xã, phường, thị trấn và thôn xóm trong toàn tỉnh thành lập được tổ công tác thực hiện Đề án. Đồng thời, tích cực triển khai thực hiện có hiệu quả 5 nhóm tiện ích của Đề án bao gồm nhóm tiện ích phục vụ giải quyết TTHC, cung cấp dịch vụ công trực tuyến. Đã thực hiện kết nối, tích hợp hệ thống xác thực định danh điện tử của Bộ Công an vớidịch vụ công Quốc gia, xác thực, tạo lập tài khoản điện tử của cá nhân trong giải quyết TTHC, cung cấp dịch vụ công trực tuyến tại các bộ, ngành, địa phương; thực hiện cung cấp các dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, mức độ 4 trên Cổng dịch vụ công Quốc gia. Đã hoàn thành xây dựng 4/25 dịch vụ công của lực lượng Công an; chuẩn bị các điều kiện cần thiết, đảm bảo triển khai ứng dụng các tinh năng chíp điện tử gắn trên trẻ căn cước công dân (CCCD) và ứng dụng VNEID trong các lĩnh vực của đời sống xã hội. Nhất là các lĩnh vực chuyển đổi số mạnh nhất như ngân hàng, tài chính, viễn thông, điện, nước; triển khai thực hiện cấp tài khoản định danh và xác thực điện tử cho công dân gắn vơi cấp CCCD gắn chíp điện tử cho đối tượng ưu tiên. Đặc biệt là đối tượng học sinh sinh năm 2004 và sinh năm 2007 chuẩn bị thi tốt nghiệp THPT quốc gia, thi chuyển cấp; hoàn thiện hệ sinh thái phục vụ kết nối, khai thác, bổ sung, làm giàu sữ liệu dân cư...

Tại hội nghị, các thành viên tổ giúp việc đã trao đổi, thông tin làm rõ những khó khăn, vướng mắc và đề xuất hướng giải quyết. Trong đó, tập trung tăng cường, nâng cao hiệu quả công tác truyền thông một cách đa dạng, phong phú, sâu rộng trên hệ thống các phương tiện truyền thông của tỉnh như Báo Hòa Bình, Đài PT-TH tỉnh và hệ thống thông tin, truyền thanh tại các cơ sở xóm, xã, khu dân cư để cho mọi tâng lớp nhân dân nắm chắc, hiểu sâu, tham gia tích cực, kết nối, khai thác hiệu quả các tiện ích, ứng dụng điện tử trong thực hiện Đề án trong giải quyết các TTHC có liên quan. 

 

Mạnh Hùng


Các tin khác


Tiếp tục trình Quốc hội thảo luận hai phương án rút bảo hiểm một lần

Sáng 27/5, Quốc hội họp phiên toàn thể ở hội trường, thảo luận về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi).

Quản lý, sử dụng hiệu quả gói hỗ trợ Chương trình phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội, tránh thất thoát, lãng phí

Hôm nay 25/5, ngày làm việc thứ 6, Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV, Quốc hội đã dành phần lớn thời gian xem xét kết quả giám sát việc thực hiện Nghị quyết số 43/2022/QH15 về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ Chương trình phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội. Đại biểu Đặng Bích Ngọc, Phó trưởng Đoàn chuyên trách phụ trách Đoàn ĐBQH tỉnh Hòa Bình đã phát biểu đóng góp ý kiến. Báo Hòa Bình giới thiệu toàn văn bài phát biểu.

Tăng cường phòng chống tham nhũng, lãng phí trong các dự án quan trọng quốc gia

Đoàn giám sát của Quốc hội đánh giá, các chính sách tại Nghị quyết số 43 là kịp thời, hợp lòng dân song vẫn còn tồn tại, hạn chế cần khắc phục trong quá trình thực hiện.

Giải quyết đơn thư, khiếu nại, tố cáo: Phát huy vai trò người đứng đầu giải quyết thấu đáo việc liên quan đến người dân

Với phương châm, quan điểm lãnh đạo xây dựng chính quyền liêm chính, phục vụ, thực sự "vì nhân dân phục vụ”; xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức (CBCCVC) có phong cách làm việc "trọng dân, gần dân, hiểu dân, học dân và có trách nhiệm với dân”... thời gian qua, cấp ủy, chính quyền các cấp của tỉnh luôn chú trọng giải quyết thấu đáo các vấn đề liên quan đến người dân, nhất là công tác tiếp nhận, giải quyết đơn thư, khiếu nại, tố cáo (KNTC) của công dân.

Huyện Cao Phong đưa việc học tập và làm theo Bác đi vào thực chất

Đồng chí Nguyễn Quang Hưng, Phó Bí thư TT Huyện ủy Cao Phong cho biết: Xác định tầm quan trọng và ý nghĩa của việc tiếp tục đẩy mạnh học tập và làm theo (HT<) tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh theo tinh thần Kết luận số 01-KL/TW, ngày 18/5/2021 của Bộ Chính trị (Kết luận số 01-KL/TW) về tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW của Bộ Chính trị, Ban Thường vụ Huyện ủy Cao Phong đã ban hành các văn bản lãnh đạo, chỉ đạo, thực hiện nghiêm túc Kết luận số 01 và thực hiện chuyên đề toàn khóa, chuyên đề hàng năm gắn với thực hiện NQT.Ư 4 (khóa XII) và Kết luận số 21, ngày 25/10/2021 của BCH T.Ư Đảng (khóa XIII) về "đẩy mạnh xây dựng, chỉnh đốn đảng và hệ thống chính trị; kiên quyết ngăn chặn, đẩy lùi, xử lý nghiêm cán bộ, đảng viên suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, biểu hiện "tự diễn biến”, "tự chuyển hóa” và nhiệm vụ chính trị của từng cơ quan, đơn vị, địa phương… Trong đó chú trọng đưa nội dung HT< tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh vào chương trình, kế hoạch thực hiện nghị quyết của đảng bộ cấp mình gắn với thực hiện nhiệm vụ chính trị của địa phương, đơn vị; lựa chọn nội dung trọng tâm, đột phá, những vấn đề bức xúc, nổi cộm của địa phương, đơn vị để lãnh đạo thực hiện, tránh qua loa, hình thức ở cơ sở...

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục