Ý kiến tại Hội nghị giao ban chuyên đề Tại hội nghị giao ban chuyên đề quý I/2022 do Thường trực Tỉnh ủy tổ chức, các đạibiểu đã phân tích những kết quả đạt được cũng như những khó khăn, vướng mắc, đề xuất những giải pháp đẩy mạnh cải cách TTHC và GPMB, nhằm đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án đầu tư trong và ngoài ngân sách Nhà nước trên địa bàn tỉnh. Dưới đây là một số ý kiến của các sở, ngành, địa phương được phóng viên Báo Hoà Bình ghi lại: Quyết liệt chỉ đạo đẩy nhanh tiến độ giải ngân Nguyễn Văn Thắng, Giám đốc Sở KH&ĐT
Đóng góp cho tăng trưởng của tỉnh chủ yếu dựa vào đầu tư công và đầu tư ngoài ngân sách. Về cải cách TTHC, các sở, ngành tiết giảm 30% TTHC. Đối với đầu tư công kế hoạch năm 2022 giao 4.192 tỷ, đến ngày 15/4, mới giải ngân 577 tỷ, đạt 17% kế hoạchThủ tướng giao. Năm 2022, tỉnh bố trí vốn 44 dự án khởi công mới, trong đó có một số công trình trọng điểm, một số tuyến đường quan trọng như ở huyện Lương Sơn, TP Hoà Bình...Tuy nhiên qua rà soát, các dự án đang hoàn thiện các thủ tục đầu tư. Sở KH&ĐT đã tham mưu cho UBND tỉnh chỉ đạo giải ngân vốn đầu tư công theo mốc thời gian cụ thể, đến ngày 30/6phải đạt trên 50%, đến ngày 30/9 đạt 70% và đến ngày 31/12/2023 đạt 100% kế hoạch. Như vậy đến 30/6, ít nhất cũng phải giải ngân được khoảng 1.500 tỷ. Hiện đã rà soát, phân loại các chủ đầu tư chưa hoàn thiện các thủ tục, chưa giải ngân. Nếu đến ngày 30/6, các dự án chậm giải ngân chưa thực hiện thủ tục sẽ báo cáo với UBND tỉnh điều chuyển cho các dự án, chủ đầu tư có khối lượng để bảo đảm tiến độ giải ngân. Hiện, công tác GPMB ảnh hưởng đến tiến độ các dự án. Về những dự án đầu tư ngoài ngân sách, đến nay, tỉnh có 677 dự án, trong đó chiếm 60% dự án đang sản xuất kinh doanh; dự án chậm tiến độcó khoảng 70 dự án, chiếm 11%. Các dự án tập trung GPMB có khoảng hơn 100 dự án, chiếm 27%dự án. Năm 2022, tỉnh chỉ đạo có 14 dự án trọng tâm, trọng điểm, hàng tháng, Sở đã tổng hợp để tháo gỡ khó khăn. Cũng có dự án nhà đầu tư chậm triển khai. Tới đây sẽ rà soát xử lý dự án thu hồi. Sở KH&ĐT cũng đang tham mưu đề xuất các giải pháp để đạt được mục tiêu tăng trưởng của năm. Tính đúng, tính đủ, thực hiện chặt chẽ đúng quy trình trong giải phóng mặt bằng Nguyễn Trần Anh, Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường
Về giải pháp bồi thường thu hồi đất, tái định cư, GPMB, cần tính đúng, tính đủ giá đền bồi thường GPMB. Khi lập phương án bồi thường, nếu đưa các yếu tố trên vào có ý kiến là tốn nhiều tiền của ngân sách. Nhưng nếu không tính đúng, đủ thì dễ phát sinh thắc mắc khiếu kiện, giải quyết mất nhiều thời gian. Về thiếu nhân lực làm công tác kiểm kê của Trung tâm Phát triển quỹ đất của các huyện, thành phố có thể khắc phục được, bằng cách ký hợp đồng theo công việc, thời vụ, không nhất thiết phải là người trong biên chế của các đơn vị đó. Đối với việc thực hiện cưỡng chế, đã có quy trình, cần thực hiện chặt chẽ, khẩn trương và liên tục. Về cải cách TTHC, Sở TN&MT đã có văn bản gửi các huyện, đối với các dự án trọng điểm, có tính khả thi cao, yêu cầu UBND huyện chỉ đạo các xã, thị trấn trong khu vực tuyên truyền cho dân đi chỉnh sửa các giấy tời liên quan đến đất đai, làm thủ tục cấp giấy chứng nhận, chuẩn bị hồ sơ đầy đủ. Thủ tục điều chỉnh, cấp lại cũng đã tạo điều kiện cho cá hộ dân. Phải có giải pháp cụ thể từng việc giải phóng mặt bằng
Bùi Đức Hậu, Giám đốc Sở GTVT
Sở GTVT được giao làm chủ đầu tư 2 dự án. Đối với dự án đường 436,công tác GPMB huyện Tân Lạc tương đối tốt. Đã giao cho Ban quản lýdự án chỉ đạo đơn vị tư vấn xây dựng phương án tái định cư theo đề xuất của huyện Tân Lạc. Đối với đường Trần Hưng Đạo nối với phường Dân Chủ đi QL 6 là một trong những dự án trọng điểm được khởi công từ đầu tháng 3, đến giờ chưa triển khai thi công được, rất khó khăn. Chúng tôi đã họp với TP Hoà Bình đểđề ra các giải pháp. Riêng GPMB phải đi thật cụ thể từng công việc để giải quyết. Mới đây, Sở đã có văn bản gửiBí thư Thành uỷ và lãnh đạo UBND thành phố, trong đó có 5 nội dung xin ý kiến. Theo đó, đến 30/4 phải có mặt bằng nhánh 1 và nhánh 2, nhưng đến bây giờ mới có được 200m nhưng xôi đỗ, sắp tới lũ tiểu mãn rồi, rất khó. Sở đã đề xuất ứng mặt bằng và linh hoạt trong ứng mặt bằng, quyết liệt các phương án. Riêng phường Phương Lâm xây dựng phương án công khai để thực hiện các quy trình GPMB, mong cấp uỷ, chính quyền quan tâm chỉ đạo nội dung này. Có tiêu chí đánh giá với các sở, ngành, địa phương trọng điểm
Đặng
Mai Sơn, Giám đốc Sở Nội vụ
Về đánh giá nhiệm vụ cải cách hành chính năm nay, có điểm mới làVăn phòng Tỉnh ủy tham mưu đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ của các sở, ngành về thực hiện nhiệm vụ trọng tâm. Văn phòng đã họp các sở, ngành và BTV Tỉnh ủy làm việc với các sở, ngành, xác định những nhiệm vụ trọng tâm khác với những nhiệm vụ chuyên môn. Về phía Sở Nội vụ, chúng tôi kiến nghị, đối với những đơn vị ảnh hưởng cao đến mức độ hài lòng người dân như KH&ĐT, TN&MT, Xây dựng, các Văn phòng Tỉnh uỷ, UBND tỉnh… cần có cơ chế, tiêu chí đánh giá riêng như một số tỉnh đã thực hiện rất thành công. Theo đó đề xuất không phải chỉ ở mức cắt giảm 30% TTHC mà phải ở mức cao hơn. Nếu làm được như vậy thì chất lượng TTHC sẽ tăng lên. Ngoài cần có chế tài để tổ chức thực hiện. Nghiên cứu cơ chế đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ cấp phòng của các sở, ngành.Cùng với các sở, ngành quan trọng trực tiếp ảnh hưởng lớn đến GPMB, TTHC, thu hút đầu tư, cũng tính toán cơ chế, tiêu chí đánh giáriêng cho các địa phương vùng động lực có tác động lớn đến phát triển KT-XH. Để tình trạng mua bán đất tràn lan rất khó khăn cho giải phóng mặt bằng
Phạm
Tiến Dũng, Phó chánh Thanh tra tỉnh
Về cải cách TTHC, GPMB có những đơn vị, địa phương làm tốt, cũng có những đơn vị làm chưa tốt. Hầu hết các dự án trong vàngoài ngân sách Nhà nước đều chậm tiến độ. Tại sao GPMB khó nhất là dự án ngoài ngân sách. Đang có hiện tượng mua đất tràn lan ở các địa phương, đặc biệt là ở vùng hồ, có cả cán bộ, thậm chí ở các những khu vực quy hoạch, đã cấp dự án. Có 2 dạng mua đất, thứ nhất là người có nhu cầu; thứ 2 là mua để chờ đền bù giá cao. Tình trạng mua bán tràn lan rất khó khăn cho GPMB, việc quy chủ rất khó, thực hiện các thủ tục đền bù, GPMB rất khó khăn và kéo dài. Như vậy, chúng ta phải có động thái xử lý. Tôi đề nghị, những vùng đã có quy hoạch là phải tuyên truyền hạn chế tình trạng mua bán, sau này để người dân hưởng lợi từ chính sách đền bù khi triển khai dự án. Nên chăng cần có cơ chế quản lý chặt chẽ, chấm dứt tình trạng mua bán đất, xây nhà, lán trại đang diễn ra. Đối với các dự án NSNN, việc cưỡng chế GPMB rất hạn chế, có lẽ là tâm lý ngại va chạm chăng?Chính sách đúng rồi, áp giá đúng rồi, theo quy trình phải cưỡng chế theo quy định. Tập trung chỉ đạo giải phóng mặt dự án ngoài ngân sách
Nguyễn
Văn Hải, Chủ tịch UBND huyện Lạc Thuỷ
BTV Huyện uỷ đã tập trung chỉ đạo dự án ngoài ngân sách như dự án: Khu du lịch nghỉ dưỡng Lạc Thuỷ của Công ty TNHH MTV Pacific Hoà Bình; dự án sản xuất vôi và bột nhẹ Xuân Thiện… Trong quá trình thực hiện đã tập trung hệ thống chính trị vào cuộc, chỉ đạo tuyên truyền, vận động Nhân dân chấp hành chủ trương, chính sáchcủa Nhà nước. Huyện đã thành lập Tổ công tác hỗ trợ nhà đầu tư trong việc tính toán, xác định bồi thườnghỗ trợ. Các TTHC cơ bản bảo đảm, chất lượng công vụ được nâng lên. Cơ bản các hộ dân đã đồng thuận nhận tiền đền bù GPMB. Tuy nhiên có những khó khăn, vướng mắc trong thực hiện. Các dự án ngoài ngân sách, có một sốhộ dân đòi bồi thường gấp 10 lần so với hiện tại. Lạc Thuỷ có đất nông, lâm trường trả lại địa phương, các hộ dân đòi bồi thường gấp 2,5 lần so với mức quy định. Đền bù tài sản trên đất, nhất là lán trại. Các khu đấu giá QSD đất, một số hộ dân yêu cầu bán chỉ định cho họ ở khu TĐC. Bên cạnh đó, một số cấp ủy chưa tích cực vào cuộc. Tỉnh nên xem xét cơ chế hỗ trợ hộ dândo ảnh hưởng các công trình điện, việc hỗ trợ lán trại phục vụ sản xuất kinh doanh tại các nônglâm trường. Cùng với đó, cần có sự phối hợp vào cuộc của hệ thống chính trị, các tổ chức đoàn thể, vì các hộ dân đều là hội viên của tổ chức. Huyện cũng phấn đấu chậm nhất đếntháng 8/2022 sẽ khởi công các dự án trong ngân sách. Phối hợp với nhà đầu tư triển khai khởi công tuyến cáp treo Hương Bình; dự án Khu du lịch sinh thái nghỉ dưỡng; bột nhẹ Xuân Thiện… đóng góp vào tăng trưởng của tỉnh. Nghiên cứu cơ chế hỗ trợ đền bù hợp lý
Bùi
Văn Trường, Bí thư Huyện uỷ Yên Thuỷ
Cải cách hành chính, GPMB là nhiệm vụ hết sức quan trọng, đang được BTV Huyện uỷ quan tâm chỉ đạo. Năm 2022, huyện Yên Thuỷ có 14 dự án, trong đó 13 dự án trong NSNN, 1 dự án ngoài NSNN. Đến nay có 80% dự án đầu tư công đã khởi công, vốn giải ngân đạt trên 21% kế hoạch, cơ bản bảo đảm yêu cầu, tiến độ. Bên cạnh đó có khó khăn là một số dự án liên quan đến quốc phòng và một số dự án phải thoả thuận với người dân gặp khó khăn. Về một số chính sách cụ thể, huyện đề nghị: Có cơ chế áp dụng chế độ, chính sách đào tạo, dạy nghề, tìm kiếm việc làm đối với các hộ gia đình chỉ có nhân khẩu không phải là cán bộ, công chức đang sử dụng đất nông nghiệp vào mục đích sử dụng đất nông nghiệp nhưng nằm ngoài độ tuổi lao động theo hướng tăng mức hỗ trợ. Nghiên cứu ban hành chính sách hỗ trợ khác cho các loại cây lâu năm trồng trên đất lúa với đơn giá; đối với tài sản như lưới B40, một số loài hoa trong đơn giá đền bù rất cao, nhưng giá trị thực thấp như cây hoa trường tín, cây hoa bóng nướcđề nghị nên giảm đơn giá này. Hỗ trợ nhà đầu tư triển khai giải phóng mặt bằng
Nguyễn Ngọc Điệp, Bí thư huyện uỷ Lạc Sơn
Đối
với dự án của Sungourp trên địa bàn huyện Lạc Sơn có 2 khu ở hồ Khả và Đồi
Thung. Qua nắm tình hình khu hồ Khả thì người dân tương đối đồng tình, còn ở
khu Đồi Thung, xã Quý Hoà có khoảng gần 200 hộ, thời gian qua có một số người
vào mua đất "thuyết phục” dân, hiện người không ủng hộ, một số hộ dân hoang
mang và không muốn di chuyển. Để giải quyết, huyện sẽ xử lý, cấp mới sổ quyền
sử dụng đất cho dân, sau đó tiến hành các bước đền bù. Bên cạnh đó, thực hiện
các biện pháp bảo đảm ANTT,tiến hành các biện pháp tuyên truyền để
người dân hưởng ứng chủ trương thu hồi đất. Về đấu giá đất, huyện đang tích
cực triển khai đề nghị các cơ quan chức năng đẩy nhanh thực hiện các thủ tục
cần thiết. Tỉnh nên xem xét hỗ trợ cho các huyện vay tiền từ quỹ hỗ trợ
phát triển quỹ đất với cơ chế hợp lý. Đối với các dự án vốn Nhà nước. Huyện
đang phối hợp hỗ trợ doanh nghiệp ngoài ngân sách thực hiện công tác GPMB.
Hiện nay, trên địa bàn đã xuất hiện người dân nơi khác đến mua đất với giá
cao cũng sẽ gây khó khăn cho GPMB, huyện nghiên cứu để tham mưu giải pháp xử
lý. Bên cạnh đó,nên thực hiện tốt các nội dung cải cách TTHC cần rút
ngắn, tạo điều kiện cho doanh nghiệp triển khai dự án. Nhiều doanh nghiệp
cũng chưa chuyên nghiệp trong thực hiện các TTHC nên có đơn vị giúp đỡ họ để
triển khai các thủ tục cần thiết.
Đề nghị nhà đầu tư tích cực triển khai dự án khu vực hồ Hoà Bình
Đinh Anh Tuấn, Bí thư Huyện uỷ Tân Lạc
Huyện đã phân công các đồng chí lãnh đạo huyện trực tiếp phụ trách dự án, tập trung chỉ đạo GPMB các dự án đầu tư vào khu vực hồ Hòa Bình, thành lập tổ công tác GPMB các công trình, dự án trên địa bàn; tổ chức buổi làm việc với nhà đầu tư bàn về công tác GPMB Dự án Khu du lịch sinh thái Ngòi Hoa, huyện Tân Lạc và bố trí quỹ đất ở cho các hộ dân trong khu vực dự án có nhu cầu về đất ở.
Tuy nhiên, vẫn một số hộ dân và nhà đầu chưa thống nhất được giá đền bù. Người dân chưa yên tâm về vấn đề an sinh xã hội, sinh kế sau khi chuyển nhượng đất cho nhà đầu tư. Huyện đang huy động sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, chỉ đạo các cơ quan chuyên môn, UBND xã Suối Hoa phối hợp, hỗ trợ nhà đầu tư trong công tác tuyên truyền, vận động Nhân dân thỏa thuận, chuyển nhượng quyền sử dụng đất. Tăng cường công tác nắm bát thông tin, đẩy nhanh tiến độ hoàn thành các thủ tục về đất đai, đầu tư xây dựng hạ tầng khu quy hoạch bố trí đất ở cho người dân chuyển nhượng đất để thực hiện các dự án có nhu cầu đất ở theo quy định. Hiện nay, dự án Khu du lịch sinh thái Ngòi Hoa tại xã Suối Hoa đã giải phóng mặt bằng đạt 91,85%, đủ điều kiện để khởi công. Đề nghị UBND tỉnh chỉ đạo nhà đầu tư hoàn thiện các thủ tục đầu tư, khởi công thực hiện dự án.
Hỗ trợ huyện đẩy thực hiện công tác giải phóng mặt bằng
Trần Văn Sơn, Phó Chủ tịch UBND huyện Kim Bôi
Huyện đang triển khai 6 dự án trong ngân sách, 3 dự án ngoài NSNN. Trong đó, dự án Khu đô thị sinh thái, vui chơi giải trí cao cấp và hệ thống cáp treo Cuối Hạ, tại xã Cuối Hạ và xã Kim Bôi quy mô diện tích khoảng 189 ha là dự án trọng điểm của tỉnh và của huyện. Huyện ủy đã giao UBND huyện có văn bản giao nhiệm vụ cho các cơ quan chuyên môn và UBND 2 xã phối hợp triển khai thực hiện. Sau khi UBND tỉnh có Quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư và chấp thuận nhà đầu tư. Trên cơ sở các nội dung công việc đã triển khai thực hiện sẽ rút ngắn được thời gian để bàn giao đất cho chủ đầu tư triển khai thực hiện dự án. Công tác GPMB gặp khó khăn là: Dự án Khu đô thị sinh thái, vui chơi giải trí cao cấp và hệ thống cáp treo Cuối Hạ tại xã Cuối Hạ và xã Kim Bôi chưa được chấp thuận chủ trương đầu tư và chấp thuận nhà đầu tư nên việc triển khai thực hiện công tác GPMB còn nhiều bất cập. Thời gian qua, có một số cá nhân ở địa phương và ngoài địa phương mua đất nông nghiệp nằm trong các dự án đã được quy hoạch. Mua với giá cao hơn giá quy định của Nhà nước nhằm mục đích chuyển một phần sang đất ở hoặc thương mại dịch vụ để bán hưởng chênh lệch gây khó khăn trong việc thu hồi đất… Huyện đề nghị UBND tỉnh giao cho các sở, ngành đẩy nhanh tiến độ chấp thuận chủ trương đầu tư và chấp thuận nhà đầu tư đối với Dự án Khu đô thị sinh thái, vui chơi giải trí cao cấp và hệ thống cáp treo Cuối Hạ tại xã Cuối Hạ và xã Kim Bôi. Bên cạnh đó, đề nghị Sở TN&MT đẩy nhanh tiến độ cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo dự án tổng thể huyện Kim Bôi đã được phê duyệt để thuận lợi trong việc thu hồi đất và thu hút đầu tư.
Phối hợp đẩy nhanh tiến độ các dự án trọng điểm
Nguyễn Anh Đức, Phó Chủ tịch UBND huyện Lương Sơn Trên
địa bàn huyện có nhiều dự án trong và ngoài ngân sách đang triển khai. Trong
đó, những dự án trọng tâm năm 2022 của tỉnh giao có đến 20 nhiệm vụ trọng
tâm. Trong đó có tuyến đường liên vùng từ Hoà Lạc đi qua Lương Sơn là 12 km,
thứ 2 là tuyến đường từ Xuân Mai đi thị trấn Lương Sơn; tuyến đường từ QL 6
vào KCN Nhuận Trạchvà 7 dự án nhà ở của tỉnh đã ký hợp đồng trên địa
bàn huyện. Riêng dự án đường vào KCN Nhuận Trạch đã khởi công, về GPMB đang
tập trung xây dựng khu TĐC phục vụ cho các hộ phải TĐC gồm 16 hộ ở thị trấn
và Nhuận Trạch về TTHC đang được UBND huyện gấp rút thực hiện.Còn lại
dự án đường liên vùng và đường từ Xuân Mai vào thị trấn đang phối hợp với chủ
đầu tư rà soát lại diện tích các loại đất ở trên địa bàn, để phối hợp với chủ
đầu tư để triển khai dự án GPMB. Còn lại một số dự án như: Sân gofl Nữ
Hoàng,KCN Nhuận Trạch,CCN Nhuận Trạch… huyện đang phối hợp với
chủ đầu tư triển khai các bước GPMB. Công tác GPMB có vướng mắc là địa bàn
huyện giáp ranh Hà Nội, việc mua bán diễn ra nhiều, việc quy chủ, xác định
nguồn gốc sử dụng đất, xác minh khó khăn; do giáp ranh nên có sự so sánh; một
số dự án thuộc thẩm quyền của tỉnh liên quan đến phê duyệt tỷ lệ 1/500 khi
phê duyệt mớiđồng hành với công tác GPMB, ở huyện cũng vậy nên cũng
chậm. Bên cạnh đó, nhân lực BQL, Trung tâm Phát triển quỹ đất chưa được phê
duyệt nên khó khăn. Tới đây, đối với dự án nhà ở đã phối hợp với Sở Xây dựng
phê duyệt kế hoạch chi tiến cho từng tháng, từng quý cho từng dự án để thực
hiện GPMB. Đối với các dự án lớn đề nghị chủ đầu tư phối hợp với huyện để
hoàn thành các TTHC để thực hiện GPMB.Đối với các dự án NSNN, chúng tôi
đang phối hợp với cơ quan liên quan, chủ đầu tư, hoàn thiện các thủ tục cần
thiết để GPMB, chú trọng các dự án trọng điểm. |
Lê Chung