Đinh Anh Tuấn
Ủy viên BCH Đảng bộ tỉnh, Bí thư Huyện uỷ, chủ tịch HĐND huyện Tân Lạc


Đồng chí Nguyễn Phi Long, Ủy viên dự khuyết BCH T.Ư Đảng, Bí thư Tỉnh uỷ; lãnh đạo UBND tỉnh và một số sở, ngành của tỉnh với lãnh đạo huyện Tân Lạc. 

Ngày 15/10/1957, Thủ tướng Chính phủ quyết định chia tách huyện Lạc Sơn, tỉnh Hòa Bình thành hai huyện Tân Lạc và Lạc Sơn. Tân Lạc là huyện nằm ở phía Tây của tỉnh, có quốc lộ 6 nối liền các tỉnh Tây Bắc với Thủ đô Hà Nội và các tỉnh đồng bằng Bắc Bộ. Đặc biệt là tuyến đường 12B nối với đường Hồ Chí Minh thông thương với các vùng kinh tế lớn trong cả nước. Huyện có tổng diện tích tự nhiên khoảng 52,3 km2, với trên 90 nghìn dân, sinh sống ở 15 xã, 1 thị trấn. Tân Lạc được biết đến là một trong những cái nôi của người Mường với nền Văn hoá Hoà Bình nổi tiếng mà Mường Bi là địa danh tiêu biểu. Trải qua 65 năm xây dựng và phát triển, mảnh đất, con người Tân Lạc đã chung sức, đồng lòng cùng nhân dân các dân tộc trong tỉnh nỗ lực vượt qua mọi thử thách để xây dựng quê hương ngày càng giàu mạnh. 

Tân Lạc được biết đến với câu "Nhất Bi, nhì Vang, tam Thàng, tứ Động”. Nơi đây ghi dấu nhiều chiến công oanh liệt của quân và dân trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ. Những tên đất, tên người Tân Lạc đã ghi đậm dấu son lịch sử về những năm tháng hào hùng, rất đáng tự hào. Trong cách mạng Tháng Tám năm 1945, thực dân Pháp tăng cường các hoạt động quân sự, lừa phỉnh bà con bằng chiêu bài "Xứ Mường tự trị”, dưới sự lãnh đạo của Đảng, nhân dân đã vùng lên cùng với lực lượng bộ đội chính quy bức rút hàng loạt đồn bốt trong chiến dịch Lê Lợi năm 1949, tiêu biểu là trận tiêu diệt đồn Bò (Lũng Vân).

Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, quân và dân Tân Lạc tiếp tục lập nên những kỳ tích như trận bắt biệt kích nhảy dù (1962); phối hợp với bộ đội bắn rơi 3 máy bay F150 của địch ở Mỹ Hoà (1965); vây bắt giặc lái Mỹ nhảy dù xuống Nam Sơn và trận chiến đấu với máy bay, giặc lái ở Lũng Vân (1972)... Đồng thời, trong suốt thời kỳ chống Mỹ, Tân Lạc luôn đảm bảo là hậu phương lớn "Thóc không thiếu một cân, quân không thiếu một người”,  chi viện sức người, sức của phục vụ chiến trường, giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.

Trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, Tân Lạc có 665 con em các dân tộc hy sinh trên khắp các chiến trường; 272 thương binh đã để lại một phần xương máu vì độc lập, tự do của Tổ quốc; 25 bà mẹ được phong tặng và truy tặng danh hiệu Bà mẹ Việt Nam Anh hùng. Đảng bộ và nhân dân huyện Tân Lạc được tặng thưởng 2.050 huân, huy chương các loại, hàng trăm cờ luân lưu và hàng ngàn bằng khen về thành tích sản xuất, chiến đấu, xây dựng quê hương. Ghi nhận thành tích đặc biệt xuất sắc trong sự nghiệp giải phóng dân tộc và bảo vệ Tổ quốc, huyện Tân Lạc và 6 xã vinh dự được Đảng, Nhà nước tặng danh hiệu đơn vị Anh hùng LLVT nhân dân.

Bước vào công cuộc xây dựng và phát triển hiện nay, Đảng bộ, nhân dân các dân tộc trong huyện luôn phấn đấu phát huy sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị, khai thác tiềm năng, thế mạnh, phát huy tối đa nội lực và tinh thần đoàn kết tập thể; đồng thời chủ động tạo điều kiện thuận lợi thu hút các nguồn đầu tư trong và ngoài huyện với mục tiêu đưa huyện Tân Lạc ngày càng phát triển, cải thiện đời sống nhân dân vùng đặc biệt khó khăn.

Là huyện thuần nông, nông nghiệp vẫn là ngành kinh tế chủ lực, Tân Lạc định hướng: Đẩy mạnh phát triển kinh tế nông nghiệp theo hướng tập trung sản xuất hàng hóa, phù hợp với nhu cầu của thị trường và điều kiện sinh thái, thổ nhưỡng của địa phương. Huyện tập trung sản xuất rau củ quả đặc sản tại các xã vùng cao, như rau su su, tỏi tía, quýt cổ…; nuôi trồng thủy sản tại xã Suối Hoa; trồng mía tím tại các xã Phú Vinh, Mỹ Hòa và trồng bưởi ở các xã dọc đường 12B. Đồng thời chú trọng ứng dụng tiến bộ KHKT và công nghệ vào sản xuất nông nghiệp để tăng năng suất lao động, nâng cao giá trị sản phẩm. Bên cạnh đó, Tân Lạc từng bước đánh thức tiềm năng văn hoá - du lịch để phát triển kinh tế. Đến nay, huyện đang nỗ lực hình thành trung tâm văn hóa - lễ hội gắn với du lịch văn hoá Mường, phát triển các khu du lịch văn hóa, sinh thái gắn với cộng đồng các dân tộc bản địa.

Sau hơn 2 năm thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XXIV, nhiệm kỳ 2020 – 2025, mặc dù trong điều kiện khó khăn do ảnh hưởng bởi đại dịch Covid -19. Song nhờ sự đổi mới toàn diện từ nhận thức, tư duy về kinh tế của các cấp ủy Đảng, chính quyền, cộng với tinh thần cần cù, sáng tạo trong lao động sản xuất của đồng bào các dân tộc đã giúp KT-XH của huyện có đà tăng trưởng ổn định, đời sống nhân dân từng bước được nâng cao. Năm 2021, tổng giá trị sản xuất (theo giá hiện hành) đạt trên 8.317 tỷ đồng; tổng đầu tư toàn xã hội 1.957 tỷ đồng; tổng thu NSNN trên địa bàn 79,326 tỷ đồng; tỷ lệ hộ nông thôn được sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh 97,5%; tỷ lệ chất thải rắn được thu gom khu vực thị trấn đạt 98%, khu vực tập trung đông dân cư đạt 75%; tỷ lệ chất thải rắn y tế được xử lý 100%; tỷ lệ che phủ rừng đạt 51%. Văn hoá, y tế, giáo dục tiếp tục được quan tâm đầu tư. Đến nay, huyện có 20/49 trường đạt chuẩn quốc gia, đạt 40,82%. 100% trạm y tế cơ sở có bác sỹ, 14/16 xã, thị trấn đạt chuẩn quốc gia về y tế; tỷ lệ người dân tham gia BHYT đạt 99,5%; tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 57,2%; tỷ lệ hộ nghèo còn 8,69%; thu nhập bình quân đầu người năm 2021 đạt 50 triệu đồng. 

Kỷ niệm 65 năm thành lập huyện và đón nhận Huân chương Lao động hạng ba, cấp uỷ Đảng, chính quyền, nhân dân các dân tộc huyện Tân Lạc tiếp tục kế thừa và phát huy truyền thống đoàn kết, ý chí tự lực, tự cường, năng động, sáng tạo nhằm thực hiện thắng lợi các chỉ tiêu Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện đề ra, xây dựng Tân Lạc trở thành địa phương có nền kinh tế đạt mức phát triển trung bình trở lên của tỉnh.

Nhằm thực hiện thắng lợi mục tiêu đó, huyện xác định phát huy giá trị văn hoá, tạo nguồn lực nội sinh và động lực đột phá để phát triển quê hương xứng tầm với tiềm năng, lợi thế sẵn có. Về kinh tế, ưu tiên phát triển nông nghiệp, dịch vụ, du lịch. Tiếp tục thực hiện tốt công tác quy hoạch, xác định cơ cấu kinh tế nhằm khai thác tiềm năng, thế mạnh, hình thành vùng sản xuất nông sản tập trung gắn với chế biến và thị trường tiêu thụ sản phẩm, như vùng sản xuất rau an toàn theo tiêu chuẩn VietGAP, đặc sản rau su su, đặc sản bưởi đỏ Tân Lạc...  Phát triển mạnh du lịch, dịch vụ, nhất là du lịch văn hoá, du lịch trải nghiệm, du lịch lòng hồ. Coi trọng việc giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc, trong đó phát huy giá trị di sản văn hoá phi vật thể lễ hội Khai hạ Mường Bi và các giá trị văn hoá truyền thống của dân tộc. Phát huy vai trò lãnh đạo của tổ chức cơ sở Đảng; xây dựng Đảng gắn liền với nhiệm vụ chính trị, xây dựng hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh, hiệu quả, đáp ứng yêu cầu trong tình hình mới. 

Tin tưởng rằng, với truyền thống cách mạng vẻ vang, sự đoàn kết, sáng tạo, cấp uỷ Đảng, chính quyền và nhân dân các dân tộc huyện Tân Lạc sẽ thực hiện thắng lợi các mục tiêu kinh tế - chính trị - văn hoá - xã hội đã đề ra. 

                                                               

Các tin khác


Tiếp tục trình Quốc hội thảo luận hai phương án rút bảo hiểm một lần

Sáng 27/5, Quốc hội họp phiên toàn thể ở hội trường, thảo luận về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi).

Quản lý, sử dụng hiệu quả gói hỗ trợ Chương trình phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội, tránh thất thoát, lãng phí

Hôm nay 25/5, ngày làm việc thứ 6, Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV, Quốc hội đã dành phần lớn thời gian xem xét kết quả giám sát việc thực hiện Nghị quyết số 43/2022/QH15 về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ Chương trình phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội. Đại biểu Đặng Bích Ngọc, Phó trưởng Đoàn chuyên trách phụ trách Đoàn ĐBQH tỉnh Hòa Bình đã phát biểu đóng góp ý kiến. Báo Hòa Bình giới thiệu toàn văn bài phát biểu.

Tăng cường phòng chống tham nhũng, lãng phí trong các dự án quan trọng quốc gia

Đoàn giám sát của Quốc hội đánh giá, các chính sách tại Nghị quyết số 43 là kịp thời, hợp lòng dân song vẫn còn tồn tại, hạn chế cần khắc phục trong quá trình thực hiện.

Giải quyết đơn thư, khiếu nại, tố cáo: Phát huy vai trò người đứng đầu giải quyết thấu đáo việc liên quan đến người dân

Với phương châm, quan điểm lãnh đạo xây dựng chính quyền liêm chính, phục vụ, thực sự "vì nhân dân phục vụ”; xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức (CBCCVC) có phong cách làm việc "trọng dân, gần dân, hiểu dân, học dân và có trách nhiệm với dân”... thời gian qua, cấp ủy, chính quyền các cấp của tỉnh luôn chú trọng giải quyết thấu đáo các vấn đề liên quan đến người dân, nhất là công tác tiếp nhận, giải quyết đơn thư, khiếu nại, tố cáo (KNTC) của công dân.

Huyện Cao Phong đưa việc học tập và làm theo Bác đi vào thực chất

Đồng chí Nguyễn Quang Hưng, Phó Bí thư TT Huyện ủy Cao Phong cho biết: Xác định tầm quan trọng và ý nghĩa của việc tiếp tục đẩy mạnh học tập và làm theo (HT<) tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh theo tinh thần Kết luận số 01-KL/TW, ngày 18/5/2021 của Bộ Chính trị (Kết luận số 01-KL/TW) về tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW của Bộ Chính trị, Ban Thường vụ Huyện ủy Cao Phong đã ban hành các văn bản lãnh đạo, chỉ đạo, thực hiện nghiêm túc Kết luận số 01 và thực hiện chuyên đề toàn khóa, chuyên đề hàng năm gắn với thực hiện NQT.Ư 4 (khóa XII) và Kết luận số 21, ngày 25/10/2021 của BCH T.Ư Đảng (khóa XIII) về "đẩy mạnh xây dựng, chỉnh đốn đảng và hệ thống chính trị; kiên quyết ngăn chặn, đẩy lùi, xử lý nghiêm cán bộ, đảng viên suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, biểu hiện "tự diễn biến”, "tự chuyển hóa” và nhiệm vụ chính trị của từng cơ quan, đơn vị, địa phương… Trong đó chú trọng đưa nội dung HT< tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh vào chương trình, kế hoạch thực hiện nghị quyết của đảng bộ cấp mình gắn với thực hiện nhiệm vụ chính trị của địa phương, đơn vị; lựa chọn nội dung trọng tâm, đột phá, những vấn đề bức xúc, nổi cộm của địa phương, đơn vị để lãnh đạo thực hiện, tránh qua loa, hình thức ở cơ sở...

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục