Theo đặc phái viên TTXVN, đúng 18 giờ 35 phút, ngày 5/4, chuyên cơ chở Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Đoàn cấp cao Chính phủ Việt Nam đã về tới sân bay Nội Bài (Hà Nội), kết thúc tốt đẹp chuyến công tác dự Hội nghị cấp cao Ủy hội sông Mekong quốc tế lần thứ 4 tại thủ đô Viêng Chăn (Lào).
Thủ tướng Phạm Minh Chính rời thủ đô Vientiane, Lào, kết thúc chuyến dự Hội nghị cấp cao Ủy hội sông Mekong quốc tế lần thứ tư. Ảnh: Dương Giang/TTXVN
Trong chưa đầy 24 giờ trên đất nước Lào, cùng với dự Hội nghị cấp cao Ủy hội sông Mekong quốc tế lần thứ 4, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính ăn sáng - làm việc với Thủ tướng Chính phủ Lào Sonexay Siphandone và Thủ tướng Campuchia Samdech Techo Hun Sen; hội kiến với Thủ tướng Lào Sonexay Siphandone.
Tham dự Hội nghị cấp cao Ủy hội sông Mekong quốc tế lần thứ 4, Thủ tướng Phạm Minh Chính có bài phát biểu quan trọng, nêu những thách thức đã và đang diễn ra đối với dòng Mekong và lưu vực; đánh giá hoạt động của Ủy hội sông Mekong và sự hợp tác của các Đối tác Đối thoại, Đối tác Phát triển, các tổ chức quốc tế, khu vực, các tổ chức xã hội và cộng đồng.
Đặc biệt, Thủ tướng Phạm Minh Chính có đề xuất gồm 5 điểm mà các nước thành viên Ủy hội và cộng đồng quốc tế cần thực hiện, hợp tác, hỗ trợ, nhằm bảo vệ dòng sông, vì lợi ích hợp pháp, chính đáng của tất cả các quốc gia và người dân sinh sống trong lưu vực; bảo đảm hài hòa giữa con người và thiên nhiên, giữa thế hệ hôm nay và các thế hệ mai sau; tất cả vì mục tiêu chung là phát triển bền vững lưu vực sông Mekong, không để ai bị bỏ lại phía sau.
Lễ tiễn Thủ tướng Phạm Minh Chính tại sân bay Quốc tế Wattay, thủ đô Vientiane. Ảnh: Dương Giang/TTXVN
Việc Thủ tướng Chính phủ tham dự hội nghị với các thông điệp rõ ràng, thể hiện sự quan tâm và phát huy vai trò chủ động, tích cực của Việt Nam trong việc ứng phó với các thách thức đặt ra để tăng cường đoàn kết, hợp tác trong Ủy hội sông Mekong quốc tế, cũng như xử lý những thách thức, bảo đảm lợi ích của các nước trong lưu vực, trong đó có lợi ích của Việt Nam.
Tại các cuộc gặp song phương với Thủ tướng Lào và Thủ tướng Campuchia, Thủ tướng Phạm Minh Chính đánh giá lại kết quả hợp tác trong thời gian qua, thống nhất đẩy mạnh hợp tác trong thời gian tới, trong đó có việc kết nối ba nền kinh tế, hỗ trợ nhau xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ, hội nhập quốc tế sâu rộng, thực chất và hiệu quả. Đặc biệt, thúc đẩy thực hiện hiệu quả các nhiệm vụ mà Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Việt Nam và Bộ Chính trị Đảng Nhân dân Cách mạng Lào đã đề ra, với phương châm "lợi ích hài hòa, rủi ro chia sẻ”.
Thủ tướng Phạm Minh Chính rời thủ đô Vientiane, Lào kết thúc chuyến dự Hội nghị cấp cao Ủy hội sông Mekong quốc tế lần thứ tư. Ảnh: Dương Giang/TTXVN
Chuyến công tác của Thủ tướng Phạm Minh Chính có thời gian ngắn, song đạt được kết quả quan trọng, thể hiện cam kết chính trị và vai trò của Việt Nam trong Ủy hội sông Mekong quốc tế; đồng thời thắt chặt và tăng cường quan hệ láng giềng đoàn kết, hữu nghị giữa Việt Nam - Lào, Việt Nam - Campuchia; thực hiện đường lối đối ngoại độc lập tự chủ, đa dạng hóa, đa phương hóa, là bạn bè tốt, là đối tác tin cậy và là thành viên có trách nhiệm của cộng đồng quốc tế.
Theo TTXVN
(HBĐT) - Chiều 4/4, đoàn khảo sát của Ủy ban QP&AN của Quốc hội do Trung tướng Đỗ Quang Thành, Phó Chủ nhiệm Ủy ban QP&AN làm trưởng đoàn đã làm việc với UBND tỉnh về phục vụ việc thẩm tra dự án Luật Căn cước công dân (CCCD) (sửa đổi) và Luật Lực lượng tham gia bảo vệ ANTT ở cơ sở. Làm việc với đoàn có các đồng chí: Bùi Văn Khánh, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh; Võ Ngọc Kiên, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh; lãnh đạo các sở, ngành chức năng.
Sáng 4/4, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã hội kiến với Toàn quyền Australia David Hurley nhân chuyến thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam của Toàn quyền.
(HBĐT) - Chiều 3/4, Ban Tổ chức T.Ư tổ chức hội nghị trực tuyến đánh giá tình hình, kết quả công tác xây dựng Đảng (XDĐ) quý I, triển khai nhiệm vụ công tác quý II/2023. Đồng chí Mai Văn Chính, Ủy viên BCH T.Ư Đảng, Phó trưởng Ban TT Ban Tổ chức T.Ư chủ trì hội nghị. Dự tại điểm cầu của tỉnh có đồng chí Bùi Đức Hinh, Phó Bí thư TT Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh và các đại biểu.
(HBĐT) - Ngày 3/4, Ban Kinh tế - Ngân sách (HĐND tỉnh) tổ chức hội nghị thẩm tra các dự thảo nghị quyết (NQ) trình tại Kỳ họp thứ 13 (kỳ họp chuyên đề) HĐND tỉnh khóa XVII, nhiệm kỳ 2021- 2026. Đồng chí Nguyễn Tiến Sinh, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy, Trưởng Ban kinh tế - Ngân sách (HĐND tỉnh) chủ trì hội nghị. Tham dự có các đồng chí: Nguyễn Thị Cẩm Phương, Phó Chủ tịch TT HĐND tỉnh; Võ Ngọc Kiên, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh; lãnh đạo các Ban của HĐND tỉnh và sở, ngành, huyện liên quan.
(HBĐT)- Đường từ quốc lộ 6 vào xã Phú Vinh (Tân Lạc) giờ đây đã được thảm bê tông êm thuận. Là xã vùng đặc biệt khó khăn, những năm qua, được sự quan tâm đầu tư của Đảng, Nhà nước, cuộc sống người dân nơi đây đã từng bước đổi thay.
(HBĐT) - Cuối tháng 3, chúng tôi có mặt tại bộ phận "một cửa” của UBND xã Vĩnh Đồng (Kim Bôi). Lượng người đến giao dịch khá đông nhưng các cán bộ vẫn niềm nở, nhiệt tình hướng dẫn, hỗ trợ người dân. Trao đổi với chúng tôi, đồng chí Bùi Văn Hùng, Bí thư Đảng ủy xã cho biết: Thực hiện công tác dân vận chính quyền, xã đẩy mạnh cải cách hành chính, làm tốt công tác tiếp dân, giải quyết khiếu nại tố cáo. Tại khu vực "một cửa" tiếp dân, xã nghiêm túc thực hiện công khai các thủ tục hành chính (TTHC); các loại phí, lệ phí…để người dân biết. Cán bộ tiếp dân hướng dẫn tận tình, hỗ trợ người dân hoàn thành thủ tục nhanh chóng, thuận tiện. Lãnh đạo xã phân công nhiệm vụ cho các đồng chí trong Thường vụ Đảng ủy, Đảng ủy viên phụ trách các xóm; nắm bắt, lắng nghe và giải quyết kịp thời nguyện vọng, kiến nghị của người dân. Qua đó, củng cố niềm tin của Nhân dân đối với hệ thống chính trị ngay từ cơ sở.