(HBĐT) - Cho đến nay, trong ký ức của biết bao người còn khắc sâu những kỷ niệm về một thời tình cảm keo sơn gắn bó, bền chặt giữa tỉnh Hòa Bình và Gia Định (nay là TP Hồ Chí Minh) về một thời hào hùng, chia lửa cùng cả nước hướng về miền Nam ruột thịt cho ngày thống nhất non sông. Cách đây 63 năm, thực hiện chủ trương của Đảng và Bác Hồ tại Nghị quyết số 15 của BCH T.Ư Đảng khóa II về việc các tỉnh, thành phố miền Bắc kết nghĩa với các tỉnh, thành phố miền Nam, ngày 3/4/1960, tỉnh Hòa Bình kết nghĩa với tỉnh Gia Định.



Nhân dân Lương Sơn (Hòa Bình) tiễn con em vào Nam chiến đấu (Ảnh tư liệu)

Từ đây, cùng cả nước, quân và Nhân dân các dân tộc tỉnh Hòa Bình đã có những hành động thiết thực, cụ thể hưởng ứng các phong trào hướng về miền Nam ruột thịt, vì Gia Định thân yêu. Lớp lớp thanh niên tỉnh Hòa Bình theo tiếng gọi của Đảng hăng hái xung phong lên đường, không tiếc máu xương vì ngày độc lập của cả dân tộc. Phong trào thi đua vì miền Nam ruột thịt, vì Gia Định kết nghĩa với khẩu hiệu: "Gia Định cần người, Hòa Bình có người; Gia Định cần của, Hòa Bình có của”, "Dù cho khe suối có cạn, cây rừng Hòa Bình hết lá thì các dân tộc Hòa Bình vẫn nguyện giữ trọn lòng son sắt với quân dân Gia Định anh em”.

Trong giai đoạn lịch sử ấy, được lên đường chiến đấu, kề vai, sát cánh cùng đồng bào, chiến sỹ miền Nam, đồng bào, chiến sỹ Gia Định là khát vọng và lý tưởng cao đẹp của thanh niên Hòa Bình. Những thanh niên từ các bản làng tòng quân hội tụ dưới bóng rừng ở Ân Nghĩa, Yên Nghiệp (Lạc Sơn) mang tên Tiểu đoàn Hoà Bình II (phiên hiệu 493), Tiểu đoàn III (phiên hiệu 494). Tiểu đoàn II chiến đấu ở chiến trường B2 miền Đông Nam Bộ, Tiểu đoàn III chiến đấu ở chiến trường B4, B5, suốt một dải đất miền Trung nắng gió, đạn lửa... Đã có trên 100 bà mẹ, người vợ chích tay lấy máu viết đơn xin cho chồng, con đi chiến đấu. Từ năm 1965 - 1968, tỉnh Hòa Bình có hơn 1 vạn thanh niên vượt ngàn dặm Trường Sơn vào chi viện chiến trường miền Nam, lập nên những chiến công anh dũng. Nhiều người con Hòa Bình đã anh dũng hy sinh và đóng góp một phần xương máu cho sự nghiệp giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.

Vì miền Nam, vì Gia Định, đồng bào các dân tộc Hoà Bình nơi hậu phương luôn vững "tay cày, tay súng” hăng say sản xuất và chiến đấu. Mỗi miền quê Hòa Bình đều hăng hái thi đua lao động sản xuất chi viện cho tiền tuyến. Nhiều điển hình xuất hiện trong phong trào "Vì Gia Định thân yêu”. HTX Thịnh Lang (TP Hòa Bình) phát động đợt thi đua đào đắp "mương Củ Chi” dẫn nước về cánh đồng Mộ đạt 5 tấn thóc/năm; huyện Mai Châu phát động trồng cây, gây rừng tạo màu xanh cho quê hương... Trong hoạt động, các mặt công tác, tên Hòa Bình - Gia Định in sâu trong lòng mọi người, cổ vũ thêm sức mạnh cho tinh thần sản xuất, chiến đấu. Vụ mùa Hòa Bình - Gia Định, xưởng cưa Hoóc Môn, đập nước, vườn cây, trường học, tủ sách, nhà máy, đường sá đều mang tên Hòa Bình - Gia Định.

Gia Định - Hòa Bình đã trở thành anh em ruột thịt, thân thiết, gần gũi bên nhau trong đời sống, trong chiến tranh. Mỗi một thắng lợi của đồng bào Gia Định chống Mỹ - Diệm trong Nam càng cổ vũ, thúc đẩy thêm nhiều thắng lợi của đồng bào tỉnh Hòa Bình ra sức xây dựng CNXH ở miền Bắc. Các trận địa phòng không kiên cường lập công như sự đáp lời với những chiến công của chiến sỹ nơi tiền phương. Hình ảnh bà Hồ Thị Bi, nữ đại biểu Quốc hội được Nhân dân tỉnh Hoà Bình bầu với trên 90% phiếu bầu; đồng chí Bí thư Tỉnh ủy Gia Định và đồng chí Bùi Văn Kín, Bí thư Tỉnh ủy Hòa Bình thăm, trồng cây lưu niệm tại xã Bình Sơn (Kim Bôi) vẫn còn in đậm trong tâm trí cán bộ và Nhân dân trong tỉnh. Cùng với Thiếu tướng Tô Ký, Tư lệnh Quân khu 3 và nhiều cán bộ, chiến sỹ Gia Định khác như sứ giả của đồng bào Gia Định hiện hữu trên đất Hoà Bình mến khách, thủy chung, son sắt...

Năm 1969, tỉnh Hòa Bình vinh dự được T.Ư chọn để xây dựng cơ sở Trường cán bộ dân tộc miền Nam tại thị trấn Chi Nê (Lạc Thủy). Tháng 11/1972, thành lập Trường học sinh dân tộc miền Nam số 11, đặt cơ sở tại huyện Tân Lạc quy mô trên 1.000 học sinh. Những người con quê hương Gia Định khi ra Hòa Bình học tập, công tác nhận được sự đùm bọc thắm tình ruột thịt và coi Hòa Bình là quê hương thứ hai của mình.  Những người con quê hương Hòa Bình ở Gia Định, những cán bộ Gia Định tập kết ra Hòa Bình đã trở thành cầu nối, sợi dây gắn kết bền chặt tình nghĩa keo sơn giữa Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân hai tỉnh… Trên con đường đổi mới, hội nhập và phát triển, cùng với TP Hồ Chí Minh, tỉnh Hòa Bình đã phát huy truyền thống cách mạng, không ngừng đổi mới, giành được nhiều thành tựu quan trọng, tạo đà phát triển cho tương lai.


Chung Lê

Các tin khác


Kỷ niệm 134 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh: Lãnh đạo Đảng, Nhà nước vào Lăng viếng Bác

Trước anh linh Chủ tịch Hồ Chí Minh, Đoàn đại biểu đã bày tỏ lòng biết ơn vô hạn, thành kính tưởng nhớ công lao to lớn của Người đối với sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc ta.

Quy định chuẩn mực đạo đức cách mạng của cán bộ, đảng viên giai đoạn mới

Thay mặt Bộ Chính trị, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã ký ban hành Quy định số 144-QĐ/TW (ngày 9/5/2024) Quy định chuẩn mực đạo đức cách mạng của cán bộ, đảng viên giai đoạn mới (Quy định số 144).

Phát huy vai trò nêu gương của cán bộ, đảng viên

Những năm qua, việc thực hiện Quy định số 34-QĐi/TU, ngày 28/01/2019 của Ban Chấp hành (BCH) Đảng bộ tỉnh quy định trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên (CB,ĐV), trước hết là Ủy viên Ban Thường vụ (BTV) Tỉnh ủy, Ủy viên BCH Đảng bộ tỉnh đã đạt kết quả tích cực. Tỉnh ủy coi đây là phương thức lãnh đạo quan trọng của Đảng; là biện pháp thiết thực, hiệu quả góp phần xây dựng, chỉnh đốn Đảng.

Đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức phong cách Hồ Chí Minh, xây dựng tỉnh Hòa Bình ngày càng giàu đẹp, văn minh

Bùi Đức Hinh, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh 


Chủ tịch Hồ Chí Minh, vị lãnh tụ thiên tài, kiệt xuất của dân tộc, người thầy vĩ đại của cách mạng Việt Nam. Người "là biểu tượng cao đẹp nhất của chủ nghĩa yêu nước và chủ nghĩa anh hùng cách mạng Việt Nam. Người là kết tinh rạng ngời của đạo đức, trí tuệ, khí phách, lương tri của dân tộc và thời đại”. Trọn cả cuộc đời, Người dâng hiến cho sự nghiệp giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp và giải phóng con người. Tư tưởng, đạo đức, phong cách của Người là tài sản tinh thần vô giá của Đảng và dân tộc ta. Học tập và làm theo Người là nhiệm vụ hết sức quan trọng, không thể thiếu đối với tất cả các tổ chức đảng, đảng viên trong việc tu dưỡng, rèn luyện, cống hiến và phụng sự đất nước.

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Cần đa dạng hóa nguồn lực phát triển nhà ở xã hội

Chiều tối 17/5, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì họp với các bộ, ngành bàn các giải pháp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong đầu tư phát triển nhà ở xã hội, thực hiện Đề án "Đầu tư xây dựng ít nhất 01 triệu căn hộ nhà ở xã hội cho đối tượng thu nhập thấp, công nhân khu công nghiệp giai đoạn 2021-2030”. Cùng dự có Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà; lãnh đạo các bộ, ngành, cơ quan Trung ương.

Triển khai hiệu quả nhiệm vụ khoa học lý luận chính trị, bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng

Sáng 17/5, tại Hà Nội, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức Lễ kỷ niệm Ngày Khoa học và Công nghệ Việt Nam (18/5).

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục