(HBĐT) - Những năm qua, phong trào thi đua yêu nước (TĐYN) được các cấp ủy Đảng, chính quyền huyện Tân Lạc phát động sâu rộng, toàn diện với nhiều hoạt động sôi nổi. Qua đó, góp phần động viên, khích lệ tinh thần học tập, lao động, sản xuất, sáng tạo trong mọi tầng lớp Nhân dân, tạo động lực to lớn thúc đẩy phát triển KT-XH, xây dựng quê hương ngày càng phát triển.


Tổ hợp tác nuôi lợn dược liệu xóm Tân Lập,  xã Lỗ Sơn (Tân Lạc) - điển hình tiên tiến trong phong trào thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi.

Cùng cán bộ phòng Nội vụ huyện, chúng tôi đến thăm mô hình tổ hợp tác nuôi lợn dược liệu xóm Tân Lập, xã Lỗ Sơn - điển hình tiên tiến trong phong trào thi đua (PTTĐ) sản xuất, kinh doanh giỏi. Chị Bùi Thị Chiến, thành viên tổ hợp tác chia sẻ: Năm 2015, dự án giảm nghèo hỗ trợ xây dựng mô hình nuôi lợn bằng cây thảo dược để giảm nguy cơ bệnh tật cho vật nuôi và tăng trưởng tốt, cho sản phẩm chất lượng cung ứng ra thị trường. Sau khi dự án kết thúc, để mô hình tiếp tục hoạt động và mở rộng quy mô, năm 2020, tổ hợp tác "Nuôi lợn dược liệu” với 14 thành viên được thành lập. Tới nay có gần 30 hội viên, phụ nữ trong toàn xã Lỗ Sơn đã học tập và áp dụng thành công tại gia đình với thu nhập từ 120 - 150 triệu đồng/năm. Dự án đã giúp việc phát triển chăn nuôi tại địa phương có một hướng đi mới, đem lại thu nhập ổn định, giúp hội viên phụ nữ tự tin, vươn lên làm giàu chính đáng, góp phần phát triển KT-XH địa phương.

Đồng chí Hà Minh Phúc, Trưởng phòng Nội vụ huyện Tân Lạc cho biết: Hàng năm, huyện tổ chức hội nghị tổng kết PTTĐ, công tác khen thưởng và phát động phong trào TĐYN. Năm 2023, nội dung các PTTĐ tiếp tục được triển khai thực hiện phong phú, đa dạng, phù hợp tình hình thực tế từng địa phương, cơ quan, đơn vị. Hình thức phát động PTTĐ ngắn gọn, thiết thực. Từ PTTĐ xuất hiện nhiều tấm gương điển hình tiên tiến với những mô hình hay, cách làm tốt, mang tính nhân văn và có hiệu ứng lan tỏa. 

Trên lĩnh lực kinh tế, Nhân dân tích cực chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, đẩy mạnh phát triển kinh tế, hình thành các mô hình liên kết sản xuất, bao tiêu sản phẩm mang lại hiệu quả cao. Tiêu biểu như các mô hình sản xuất rau an toàn tập trung theo tiêu chuẩn VietGAP như rau su su, củ cải, rau ôn đới... tại các xã vùng cao với tổng diện tích hơn 200 ha; các mô hình đầu tư thâm canh, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất bưởi đỏ, xuất khẩu sang thị trường EU.

Trong phong trào xây dựng nông thôn mới (NTM), các xã đẩy mạnh tuyên truyền, phát huy nội lực và tinh thần đoàn kết trong Nhân dân, tranh thủ nguồn lực hỗ trợ để hoàn thiện các tiêu chí. Đến nay, toàn huyện có 9 xã được công nhận đạt chuẩn NTM, 3 xã NTM nâng cao, 10 khu dân cư NTM kiểu mẫu, 18 vườn mẫu.  

Trong lĩnh vực văn hóa - xã hội, các PTTĐ được phát động thường xuyên, nổi bật là phong trào xây dựng đời sống văn hóa, thực hiện nếp sống văn minh trong việc tang, việc cưới và lễ hội; tuyên truyền, quảng bá văn hóa địa phương, danh lam thắng cảnh trên các phương tiện thông tin đại chúng... Trong công tác chăm sóc sức khỏe Nhân dân, cơ sở vật chất phục vụ khám, điều trị ban đầu được quan tâm đầu tư, tạo sự hài lòng trong Nhân dân. Đối với ngành GD&ĐT, phong trào "Dạy tốt, học tốt”, xây dựng trường chuẩn quốc gia được chú trọng, chất lượng giáo dục và đào tạo phát triển toàn diện... Các PTTĐ xây dựng Đảng, MTTQ và các thành viên, đảm bảo quốc phòng - an ninh tiếp tục được đẩy mạnh. 

Đồng chí Đinh Anh Tuấn, Bí thư Huyện ủy khẳng định: "Phong trào TĐYN trên địa bàn huyện trong những năm qua có sức lan tỏa lớn, tạo chuyển biến mạnh mẽ và động lực quan trọng động viên, khích lệ cán bộ, đảng viên, các tầng lớp Nhân dân phát huy nhiệt huyết, sáng tạo, tinh thần yêu nước xây dựng quê hương ngày càng giàu đẹp". Năm 2022, tổng giá trị sản xuất của huyện đạt 9.395,6 tỷ đồng; tổng đầu tư toàn xã hội đạt 2.548 tỷ đồng; thu nhập bình quân đầu người 35,7 triệu đồng; tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 12,63%; tỷ lệ đô thị hóa đạt 28,3%. Văn hoá - xã hội được quan tâm phát triển, quốc phòng - an ninh được giữ vững. Bộ máy chính quyền các cấp được củng cố, kiện toàn; bộ mặt đô thị, nông thôn cải thiện, đời sống vật chất, tinh thần của Nhân dân không ngừng nâng cao. 

Hương Lan


Các tin khác


Quản lý, sử dụng hiệu quả gói hỗ trợ Chương trình phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội, tránh thất thoát, lãng phí

Hôm nay 25/5, ngày làm việc thứ 6, Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV, Quốc hội đã dành phần lớn thời gian xem xét kết quả giám sát việc thực hiện Nghị quyết số 43/2022/QH15 về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ Chương trình phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội. Đại biểu Đặng Bích Ngọc, Phó trưởng Đoàn chuyên trách phụ trách Đoàn ĐBQH tỉnh Hòa Bình đã phát biểu đóng góp ý kiến. Báo Hòa Bình giới thiệu toàn văn bài phát biểu.

Tăng cường phòng chống tham nhũng, lãng phí trong các dự án quan trọng quốc gia

Đoàn giám sát của Quốc hội đánh giá, các chính sách tại Nghị quyết số 43 là kịp thời, hợp lòng dân song vẫn còn tồn tại, hạn chế cần khắc phục trong quá trình thực hiện.

Giải quyết đơn thư, khiếu nại, tố cáo: Phát huy vai trò người đứng đầu giải quyết thấu đáo việc liên quan đến người dân

Với phương châm, quan điểm lãnh đạo xây dựng chính quyền liêm chính, phục vụ, thực sự "vì nhân dân phục vụ”; xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức (CBCCVC) có phong cách làm việc "trọng dân, gần dân, hiểu dân, học dân và có trách nhiệm với dân”... thời gian qua, cấp ủy, chính quyền các cấp của tỉnh luôn chú trọng giải quyết thấu đáo các vấn đề liên quan đến người dân, nhất là công tác tiếp nhận, giải quyết đơn thư, khiếu nại, tố cáo (KNTC) của công dân.

Huyện Cao Phong đưa việc học tập và làm theo Bác đi vào thực chất

Đồng chí Nguyễn Quang Hưng, Phó Bí thư TT Huyện ủy Cao Phong cho biết: Xác định tầm quan trọng và ý nghĩa của việc tiếp tục đẩy mạnh học tập và làm theo (HT<) tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh theo tinh thần Kết luận số 01-KL/TW, ngày 18/5/2021 của Bộ Chính trị (Kết luận số 01-KL/TW) về tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW của Bộ Chính trị, Ban Thường vụ Huyện ủy Cao Phong đã ban hành các văn bản lãnh đạo, chỉ đạo, thực hiện nghiêm túc Kết luận số 01 và thực hiện chuyên đề toàn khóa, chuyên đề hàng năm gắn với thực hiện NQT.Ư 4 (khóa XII) và Kết luận số 21, ngày 25/10/2021 của BCH T.Ư Đảng (khóa XIII) về "đẩy mạnh xây dựng, chỉnh đốn đảng và hệ thống chính trị; kiên quyết ngăn chặn, đẩy lùi, xử lý nghiêm cán bộ, đảng viên suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, biểu hiện "tự diễn biến”, "tự chuyển hóa” và nhiệm vụ chính trị của từng cơ quan, đơn vị, địa phương… Trong đó chú trọng đưa nội dung HT< tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh vào chương trình, kế hoạch thực hiện nghị quyết của đảng bộ cấp mình gắn với thực hiện nhiệm vụ chính trị của địa phương, đơn vị; lựa chọn nội dung trọng tâm, đột phá, những vấn đề bức xúc, nổi cộm của địa phương, đơn vị để lãnh đạo thực hiện, tránh qua loa, hình thức ở cơ sở...

Nghiên cứu, rà soát các quy định bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ

Thảo luận tổ chiều 24/5 về dự thảo Luật Cảnh vệ, Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ, Phó trưởng Đoàn chuyên trách phụ trách Đoàn ĐBQH tỉnh Hòa Bình Đặng Bích Ngọc cơ bản đồng tình với nội dung của 2 dự thảo luật. Tuy nhiên, đại biểu đề nghị: Ban soạn thảo và các cơ quan có liên quan tiếp tục nghiên cứu, rà soát các quy định trong dự thảo Luật bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ của hệ thống pháp luật.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục