(HBĐT) - Theo số liệu của Ban Dân vận Huyện ủy, hiện nay, huyện Tân Lạc có 125 mô hình, điển hình "Dân vận khéo”, tăng 5 mô hình so với năm 2022. Lĩnh vực kinh tế có 58 mô hình, lĩnh vực văn hóa - xã hội có 56 mô hình, lĩnh vực AN - QP có 11 mô hình. Việc xây dựng, nhân rộng mô hình, điển hình trên các lĩnh vực dần rõ nét hơn, qua đó góp phần phát huy giá trị văn hóa, giữ vững an ninh, phát triển KT - XH trên địa bàn huyện.


Những năm qua, trên địa bàn huyện Tân Lạc đã nhân rộng được nhiều mô hình dân vận khéo trong phát triển kinh tế. (Trong ảnh: Mô hình gia công bàn ghế mây và các mặt hàng tiểu thủ công nghiệp tại xã Thanh Hối).

Tiếp tục xây dựng và nhân rộng các mô hình, điển hình "Dân vận khéo”, trong 6 tháng đầu năm, huyện Tân Lạc đã xây dựng được 5 mô hình mới gồm: "Tổ liên gia an toàn phòng cháy, chữa cháy” tại xóm Dường, xã Ngọc Mỹ; "Hàng cây nông dân” tại xóm Đông, "Đường hoa phụ nữ” tại xóm Bào, "Vận động nhân dân xây dựng nhà văn hóa” xóm Tam và "Toàn dân chung tay xây dựng khu dân cư kiểu mẫu” tại xóm Tân Tiến, xã Thanh Hối.

Đồng chí Bùi Thị Tự, Trưởng Ban Dân vận Huyện ủy cho biết: Việc thực hiện phong trào thi đua "Dân vận khéo” luôn được các cấp ủy, chính quyền, các đơn vị, địa phương lãnh đạo, chỉ đạo, triển khai thực hiện có hiệu quả. Thực hiện phong trào thi đua này đã góp phần quan trọng vào phát triển KT-XH, đảm bảo AN - QP, xây dựng hệ thống chính trị vững mạnh. Ban chỉ đạo phong trào thi đua "Dân vận khéo” các cấp thường xuyên được kiện toàn để kịp thời lãnh đạo, chỉ đạo triển khai thực hiện tốt nhiệm vụ được giao. Trên lĩnh vực kinh tế, các cấp ủy, chính quyền, các ngành, MTTQ, các đoàn thể, hội quần chúng đã lãnh đạo, chỉ đạo, vận động cán bộ, đảng viên và nhân dân tích cực tham gia phát triển kinh tế, xây dựng các điển hình sản xuất, kinh doanh giỏi, làm giàu chính đáng. Đưa ra giải pháp giải quyết những khó khăn, vướng mắc trong quá trình tổ chức thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế của địa phương. Kịp thời giải quyết dứt điểm đề xuất, kiến nghị chính đáng, hợp pháp của người dân liên quan đến đời sống và sản xuất.

Theo đó, nhiều mô hình trong lĩnh vực kinh tế có hiệu quả tiếp tục được nhân rộng, điển hình như: Nuôi cá lồng tại xã Suối Hoa; trồng khoai lang tại xã Phú Cường; nuôi dê tại thị trấn Mãn Đức, xã Phú Vinh; mô hình trồng bưởi đỏ, bưởi da xanh tại xã Thanh Hối, Đông Lai; trồng mía tím tại xã Phú Vinh, Mỹ Hòa; nuôi trâu vỗ béo tại xã Thanh Hối, Tử Nê, Phú Cường… Phong trào thi đua "Dân vận khéo” trong xây dựng nông thôn mới, giảm nghèo bền vững được các cấp, ngành triển khai thực hiện với nhiều nội dung, cách thức sáng tạo, hiệu quả, thu hút sự tham gia của các tầng lớp nhân dân, góp phần phát triển KT-XH địa phương.

Bên cạnh đó, lĩnh vực văn hoá - xã hội đã huy động được sức mạnh của toàn xã hội tham gia. Cụ thể như các mô hình: "Mỗi rác thải là một cây xanh”, "Hàng cây nông dân”, "Hàng cây CCB”, mô hình đường cờ, đường hoa, thanh niên tình nguyện bảo vệ môi trường; "CLB phụ nữ cao tuổi gương mẫu”, "CLB giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc Mường” thị trấn Mãn Đức, "Chính quyền thân thiện vì nhân dân phục vụ” ở xã Phong Phú... Từ các mô hình đã góp phần giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc, xây dựng gia đình, cơ quan, đơn vị, khu dân cư văn hóa, bảo vệ môi trường, vệ sinh an toàn thực phẩm, phòng chống dịch bệnh, thực hiện tốt nếp sống văn minh, văn hóa trong cộng đồng dân cư.

Đối với lĩnh vực AN - QP được cấp ủy đảng, chính quyền, lực lượng vũ trang, MTTQ, các đoàn thể lãnh đạo, chỉ đạo, triển khai thực hiện với hình thức phong phú, đa dạng, kết hợp với phong trào xây dựng nông thôn mới như: mô hình an ninh tự quản, camera an ninh được nhân rộng trong toàn huyện. Các tổ hoà giải hoạt động hiệu quả từ cơ sở đã góp phần tuyên truyền, vận động nhân dân chấp hành tốt các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước.

Ngoài ra, phong trào thi đua "Dân vận khéo” trên lĩnh vực xây dựng hệ thống chính trị đã mang lại hiệu quả thiết thực, góp phần quan trọng tuyên truyền, vận động cán bộ, công chức, viên chức, đoàn viên, hội viên chấp hành tốt các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, tích cực tham gia góp ý xây dựng Đảng, chính quyền trong sạch, vững mạnh.

Dương Liễu


Các tin khác


Quản lý, sử dụng hiệu quả gói hỗ trợ Chương trình phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội, tránh thất thoát, lãng phí

Hôm nay 25/5, ngày làm việc thứ 6, Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV, Quốc hội đã dành phần lớn thời gian xem xét kết quả giám sát việc thực hiện Nghị quyết số 43/2022/QH15 về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ Chương trình phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội. Đại biểu Đặng Bích Ngọc, Phó trưởng Đoàn chuyên trách phụ trách Đoàn ĐBQH tỉnh Hòa Bình đã phát biểu đóng góp ý kiến. Báo Hòa Bình giới thiệu toàn văn bài phát biểu.

Tăng cường phòng chống tham nhũng, lãng phí trong các dự án quan trọng quốc gia

Đoàn giám sát của Quốc hội đánh giá, các chính sách tại Nghị quyết số 43 là kịp thời, hợp lòng dân song vẫn còn tồn tại, hạn chế cần khắc phục trong quá trình thực hiện.

Giải quyết đơn thư, khiếu nại, tố cáo: Phát huy vai trò người đứng đầu giải quyết thấu đáo việc liên quan đến người dân

Với phương châm, quan điểm lãnh đạo xây dựng chính quyền liêm chính, phục vụ, thực sự "vì nhân dân phục vụ”; xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức (CBCCVC) có phong cách làm việc "trọng dân, gần dân, hiểu dân, học dân và có trách nhiệm với dân”... thời gian qua, cấp ủy, chính quyền các cấp của tỉnh luôn chú trọng giải quyết thấu đáo các vấn đề liên quan đến người dân, nhất là công tác tiếp nhận, giải quyết đơn thư, khiếu nại, tố cáo (KNTC) của công dân.

Huyện Cao Phong đưa việc học tập và làm theo Bác đi vào thực chất

Đồng chí Nguyễn Quang Hưng, Phó Bí thư TT Huyện ủy Cao Phong cho biết: Xác định tầm quan trọng và ý nghĩa của việc tiếp tục đẩy mạnh học tập và làm theo (HT<) tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh theo tinh thần Kết luận số 01-KL/TW, ngày 18/5/2021 của Bộ Chính trị (Kết luận số 01-KL/TW) về tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW của Bộ Chính trị, Ban Thường vụ Huyện ủy Cao Phong đã ban hành các văn bản lãnh đạo, chỉ đạo, thực hiện nghiêm túc Kết luận số 01 và thực hiện chuyên đề toàn khóa, chuyên đề hàng năm gắn với thực hiện NQT.Ư 4 (khóa XII) và Kết luận số 21, ngày 25/10/2021 của BCH T.Ư Đảng (khóa XIII) về "đẩy mạnh xây dựng, chỉnh đốn đảng và hệ thống chính trị; kiên quyết ngăn chặn, đẩy lùi, xử lý nghiêm cán bộ, đảng viên suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, biểu hiện "tự diễn biến”, "tự chuyển hóa” và nhiệm vụ chính trị của từng cơ quan, đơn vị, địa phương… Trong đó chú trọng đưa nội dung HT< tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh vào chương trình, kế hoạch thực hiện nghị quyết của đảng bộ cấp mình gắn với thực hiện nhiệm vụ chính trị của địa phương, đơn vị; lựa chọn nội dung trọng tâm, đột phá, những vấn đề bức xúc, nổi cộm của địa phương, đơn vị để lãnh đạo thực hiện, tránh qua loa, hình thức ở cơ sở...

Nghiên cứu, rà soát các quy định bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ

Thảo luận tổ chiều 24/5 về dự thảo Luật Cảnh vệ, Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ, Phó trưởng Đoàn chuyên trách phụ trách Đoàn ĐBQH tỉnh Hòa Bình Đặng Bích Ngọc cơ bản đồng tình với nội dung của 2 dự thảo luật. Tuy nhiên, đại biểu đề nghị: Ban soạn thảo và các cơ quan có liên quan tiếp tục nghiên cứu, rà soát các quy định trong dự thảo Luật bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ của hệ thống pháp luật.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục