Ngổ Luông là xã vùng cao của huyện Tân Lạc, cách trung tâm huyện 30 km. Xã có 351 hộ, 1.703 nhân khẩu, đồng bào dân tộc Mường chiếm trên 90%. Thực hiện Nghị quyết số 03-NQ/TU của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh về lãnh đạo phát triển kinh tế - xã hội (KT-XH) vùng đồng bào dân tộc thiểu số (ĐBDTTS) và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, cấp ủy Đảng, chính quyền xã Ngổ Luông đã phát huy nội lực, tranh thủ nguồn lực từ các Chương trình mục tiêu quốc gia (CTMTQG) để chăm lo cho ĐBDTTS.
Người dân xóm Luông Cá, xã Ngổ Luông (Tân Lạc) phát triển chăn nuôi trâu, bò mang lại hiệu quả kinh tế cao.
Để lãnh đạo, chỉ đạo triển khai thực hiện có hiệu quả Nghị quyết số 03-NQ/TU, Đảng ủy xã ban hành Kế hoạch số 31-KH/ĐU, ngày 28/7/2021, UBND xã xây dựng Kế hoạch số 79/KH-UBND, ngày 31/8/2021 về việc triển khai thực hiện nghị quyết. Qua đó nâng cao nhận thức, trách nhiệm của cả hệ thống chính trị và tạo sự đồng thuận, thống nhất hành động của nhân dân trong việc thực hiện nhiệm vụ phát triển KT-XH vùng ĐBDTTS trên địa bàn.
Dưới sự chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền, sự phối hợp chặt chẽ của MTTQ và các tổ chức chính trị - xã hội, thực hiện phân cấp, mở rộng sự tham gia của người dân, từ năm 2021 đến nay, xã Ngổ Luông đã triển khai có hiệu quả các chương trình, dự án, tiểu dự án thuộc CTMTQG phát triển KT-XH vùng ĐBDTTS và miền núi; lồng ghép, phối hợp các CTMTQG khác để phát triển kinh tế địa phương, chăm lo, hỗ trợ ĐBDTTS ổn định cuộc sống. Năm 2022, tổng kế hoạch vốn được giao đối với xã trên 3,2 tỷ đồng (vốn đầu tư 1,8 tỷ đồng, vốn sự nghiệp trên 1,3 tỷ đồng). Năm 2023, xã được phân bổ nguồn vốn 2.072 triệu đồng CTMTQG phát triển KT-XH vùng ĐBDTTS và miền núi. Triển khai nguồn vốn, xã đã thực hiện dự án 1 về giải quyết tình trạng thiếu đất ở, nhà ở, đất sản xuất và nước sinh hoạt cho người dân. Cùng với hỗ trợ trực tiếp cho các hộ khó khăn về nhà ở, xã đầu tư xây dựng nhà sinh hoạt cộng đồng và các hạng mục phụ trợ cho 1 xóm đặc biệt khó khăn; cứng hóa đường nội đồng cho 1 xóm khó khăn về giao thông; duy tu, bảo dưỡng 3 công trình đường giao thông liên xóm. Bên cạnh đó, xã triển khai dự án 3 về phát triển nông, lâm nghiệp bền vững, phát huy tiềm năng, thế mạnh của các vùng để sản xuất hàng hoá theo chuỗi giá trị. Theo đó, hỗ trợ vùng dược liệu quý với mô hình trồng sâm 7 lá. Năm 2023, từ nguồn vốn được phân bổ, xã tiếp tục hỗ trợ phát triển vùng trồng dược liệu quý cho các hộ khó khăn.
Đồng chí Bùi Thu Thuỷ, Phó Bí thư Thường trực Đảng uỷ xã Ngổ Luông cho biết: Thực hiện Nghị quyết số 03-NQ/TU đã góp phần nâng cao nhận thức của cấp uỷ Đảng, chính quyền, nhất là người dân trên địa bàn. Nhiều hộ tích cực hưởng ứng các phong trào thi đua lao động sản xuất, tham gia hiến đất, đóng góp ngày công xây dựng các công trình công cộng, đường dân sinh. Trong giai đoạn 2021 - 2023, người dân đã hiến trên 3.000 m đất làm đường vào khu sản xuất, đóng góp 415 ngày công (trị giá trên 83 triệu đồng) xây dựng các công trình công cộng. Các ban, ngành, đoàn thể, chi bộ đẩy mạnh tuyên truyền, vận động nhân dân xây dựng các mô hình kinh tế, tạo việc làm, tăng thu nhập cho người dân. Trên địa bàn xã đã có nhiều mô hình sản xuất mang lại hiệu quả kinh tế cao như: chăn nuôi lợn bản địa, gà thả đồi, nuôi dê, trồng su su lấy ngọn...
Tiếp tục quán triệt, thực hiện có hiệu quả Nghị quyết số 03-NQ/TU, trong thời gian tới, cấp uỷ Đảng, chính quyền xã Ngổ Luông xác định phát triển nông, lâm nghiệp theo hướng thâm canh, nâng cao giá trị sản phẩm. Chú trọng phát triển kinh tế hộ, kinh tế trang trại gắn với áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất. Phát triển chăn nuôi theo hướng sản xuất hàng hoá, khuyến khích mở rộng quy mô chăn nuôi những con có giá trị kinh tế cao như lợn bản địa, gà thả đồi, nhân rộng một số mô hình hiệu quả kinh tế cao. Tiếp tục thực hiện chủ trương của tỉnh về xây dựng các xã vùng cao huyện Tân Lạc trở thành khu du lịch cấp tỉnh vào năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050. Khai thác tiềm năng, xây dựng sản phẩm hàng hoá như: chè Shan tuyết, lợn, gà bản địa, du lịch sinh thái, du lịch cộng đồng, góp phần giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập cho người dân.
Phương Linh
Chiều 8/1, tại Phủ Chủ tịch, trong buổi tiếp Chủ tịch Quốc hội Cộng hòa Bulgaria Rossen Dimitrov Jeliazkov đang thăm chính thức Việt Nam, Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng nêu rõ, hai bên cần đẩy mạnh hơn nữa quan hệ chính trị đối ngoại; mong muốn sớm đón Tổng thống Bulgaria cũng như các lãnh đạo cấp cao và các cấp của Bulgaria thăm Việt Nam. Sau chuyến thăm này, hai bên cần tiếp tục thúc đẩy giao lưu nghị sĩ hai nước thường xuyên hơn; chia sẻ kinh nghiệm, hợp tác trong hoạt động lập pháp; thúc đẩy hoạt động giao lưu địa phương.
Chiều 8/1, tiếp tục Phiên họp thứ 29, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về việc chuẩn bị Kỳ họp bất thường lần thứ 5, Quốc hội khóa XV.
Sáng 8/1, Đoàn đại biểu Quốc hội (ĐBQH) tỉnh gồm các đồng chí: Đặng Bích Ngọc, Phó Trưởng đoàn chuyên trách phụ trách Đoàn ĐBQH tỉnh; Hoàng Đức Chính, Bí thư Huyện ủy Lạc Sơn đã khảo sát việc thực hiện chính sách, pháp luật về đổi mới hệ thống tổ chức và quản lý, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập giai đoạn 2018 - 2023 trên địa bàn huyện Đà Bắc. Tham gia đoàn có lãnh đạo Sở Nội vụ, Hội Luật gia tỉnh, các Ban của HĐND tỉnh.
Sau khi lên nắm quyền ở Campuchia (tháng 4/1975), tập đoàn phản động Pol Pot-Ieng Sary đã thi hành chế độ độc tài, phát-xít mang tính diệt chủng đối với nhân dân Campuchia và gây chiến tranh xâm lược Việt Nam.
Đảng bộ huyện Tân Lạc đã triển khai nghiêm túc các chỉ đạo của Trung ương (T.Ư), của tỉnh về công tác xây dựng Đảng, phân công các đồng chí Thường trực Huyện ủy, Ủy viên Ban Chấp hành (BCH) Đảng bộ huyện phụ trách các ngành, lĩnh vực để tập trung lãnh đạo, chỉ đạo các nhiệm vụ chính trị.
Chiều 7/1, Thủ tướng Chính phủ Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào Sonexay Siphandone và Phu nhân cùng Đoàn đại biểu cấp cao Chính phủ Lào đã rời Hà Nội, kết thúc tốt đẹp chuyến thăm chính thức Việt Nam và đồng chủ trì Kỳ họp lần thứ 46 Ủy ban liên Chính phủ Việt Nam - Lào từ ngày 6 - 7/1, theo lời mời của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính.