Chiều 18/7, Cục Thi hành án dân sự tỉnh tổ chức gặp mặt kỷ niệm 78 năm ngày truyền thống ngành Thi hành án dân sự (19/7/1946 - 19/7/2024). Dự và tặng hoa chúc mừng có đồng chí Bùi Văn Khánh, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban Chỉ đạo thi hành án dân sự tỉnh; lãnh đạo các ngành khối Nội chính; lãnh đạo Cục Thi hành án dân sự tỉnh qua các thời kỳ cùng toàn thể lãnh đạo, cán bộ, công chức đơn vị.
Đồng chí Bùi Văn Khánh, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh tặng hoa chúc mừng ngành Thi hành án dân sự tỉnh.
Ngành Thi hành án dân sự tỉnh trong những năm qua đã có nhiều đóng góp vào sự phát triển của tỉnh. Cục Thi hành án dân sự tỉnh hiện có 4 phòng chuyên môn và 10 Chi cục Thi hành án dân sự huyện, thành phố. Đội ngũ cán bộ cơ bản được kiện toàn với tổng số 100 biên chế và 30 người lao động. Trong đó có 16 chấp hành viên trung cấp, 32 chấp hành viên sơ cấp, 3 thẩm tra viên chính, 12 thẩm tra viên và các chức danh khác.
Hàng năm, đơn vị đều hoàn thành các chỉ tiêu về việc và tiền, trong bối cảnh số vụ việc và giá trị tài sản thụ lý đều tăng, dẫn đến tổ chức thi hành các bản án, quyết định gặp không ít khó khăn, nhưng dưới sự lãnh, chỉ đạo sát sao của Cục và sự cố gắng của tập thể công chức, người lao động, ngành đã thực hiện hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Từ tháng 10/2023 - 6/2024, toàn tỉnh thụ lý giải quyết 3.793 việc, số có điều kiện thi hành 3.301 việc, đã thi hành xong 2.333 việc (tăng 430 việc so với cùng kỳ năm trước), đạt 70,68%; số tiền thi hành xong trên 85,2 tỷ đồng (tăng hơn 8,2 tỷ đồng so với cùng kỳ năm trước), đạt 20,99%.
Kỷ niệm 78 năm ngày truyền thống của ngành là dịp để các thế hệ công chức, người lao động làm công tác thi hành án dân sự ôn lại truyền thống vẻ vang, quá trình xây dựng và trưởng thành, ghi nhận thành tựu, rút ra những bài học kinh nghiệm đã đạt được; đồng thời tuyên truyền sâu rộng về truyền thống, vị trí, vai trò, chức năng, nhiệm vụ của công tác thi hành án dân sự. Đây cũng là dịp động viên, khích lệ công chức, người lao động khơi dậy lòng tự hào, nêu cao tinh thần trách nhiệm, tính chủ động, sáng tạo, kế thừa và phát huy truyền thống nhằm thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ chính trị trong giai đoạn mới.
Đinh Thắng
Sáng 18/7, Thường trực Tỉnh ủy tổ chức Hội nghị giao ban đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ công tác quý II, triển khai nhiệm vụ trọng tâm quý III/2024 các cơ quan Khối Đảng, Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) và các tổ chức chính trị - xã hội (CT-XH) tỉnh. Đồng chí Bùi Đức Hinh, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh chủ trì hội nghị.
Bộ Nội vụ cho biết vừa trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 138/2020/NĐ-CP về tuyển dụng, sử dụng và quản lý công chức và Nghị định số 06/2023/NĐ-CP về kiểm định chất lượng đầu vào công chức.
Ngày 17/7, Ban Chỉ đạo phòng, chống tội phạm, tệ nạn xã hội và xây dựng phong trào Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc tỉnh Hòa Bình (Ban chỉ đạo 09) tổ chức Hội nghị sơ kết công tác 6 tháng đầu năm, triển khai nhiệm vụ công tác 6 tháng cuối năm 2024. Đồng chí Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh, Trưởng Ban Chỉ đạo 09 tỉnh chủ trì hội nghị.
Chiều 17/7, Thành ủy Hà Nội tổ chức Hội nghị công bố Quyết định của Bộ Chính trị về công tác cán bộ. Theo đó, đồng chí Bùi Thị Minh Hoài, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Dân vận Trung ương được phân công giữ chức Bí thư Thành ủy Hà Nội nhiệm kỳ 2020-2025. Đồng chí Lương Cường, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư dự và trao Quyết định.
Sáng 17/7, Tỉnh ủy tổ chức Hội nghị tổng kết 10 năm thực hiện Chỉ thị số 40-CT/TW, ngày 22/11/2014 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với tín dụng chính sách xã hội (TDCSXH) trên địa bàn tỉnh. Đồng chí Bùi Đức Hinh, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh uỷ, Chủ tịch HĐND tỉnh chủ trì hội nghị. Tham dự có các đồng chí: Bùi Văn Khánh, Phó Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch UBND tỉnh; Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh; Lê Thị Đức Hạnh, Phó Tổng Giám đốc Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) Việt Nam...
Xác định rõ ý nghĩa, tầm quan trọng trong việc đổi mới phương pháp lãnh đạo, chỉ đạo phong trào thi đua (PTTĐ), coi việc phát hiện, bồi dưỡng và nhân rộng các điển hình tiên tiến (ĐHTT) là một trong những động lực quan trọng để công tác thi đua, khen thưởng đi vào cuộc sống. Tỉnh Hoà Bình đã ban hành nhiều văn bản lãnh đạo, chỉ đạo các cơ quan, đơn vị, địa phương định kỳ đánh giá, sơ, tổng kết các PTTĐ, biểu dương khen thưởng và tổ chức học tập, thi đua giữa các ĐHTT; đẩy mạnh công tác tuyên truyền, cổ vũ các PTTĐ, tuyên truyền, nhân rộng các mô hình mới hiệu quả, những ĐHTT trong công tác, lao động, học tập để lan tỏa trong cộng đồng và toàn xã hội; thực hiện đồng bộ cả 4 khâu: Phát hiện - Bồi dưỡng - Tổng kết - Nhân ĐHTT.