Từ ngày 27/8-29/8, Ủy ban Thường vụ Quốc hội tổ chức Hội nghị đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách lần thứ 6, nhiệm kỳ khoá XV để thảo luận về 12 dự án luật trình tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khoá XV.
Đại biểu Đặng Bích Ngọc, Phó Trưởng đoàn chuyên trách phụ trách Đoàn ĐBQH tỉnh Hòa Bình phát biểu góp ý dự án Luật Phòng cháy chữa cháy và cứu hộ, cứu nạn.
Cụ thể 12 dự án luật, gồm: Quy hoạch đô thị và quy hoạch nông thôn; Tư pháp người chưa thành niên; Phòng, chống mua bán người (sửa đổi); Công chứng (sửa đổi); Phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ; Phòng không nhân dân; Công đoàn (sửa đổi); Di sản văn hoá (sửa đổi); Địa chất và khoáng sản; Thuế giá trị gia tăng (sửa đổi); Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam; Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dược.
Góp ý về dự án Luật Phòng cháy chữa cháy và cứu hộ, cứu nạn, đại biểu Đặng Bích Ngọc, Phó Trưởng đoàn chuyên trách phụ trách Đoàn ĐBQH tỉnh Hòa Bình đề nghị dự thảo Luật nên xem xét, nghiên cứu bổ sung thêm cụm từ "bố trí cơ sở vật chất, phương tiện, thiết bị” vào trước cụm từ "lực lượng phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ bám sát địa bàn cơ sở...”. Bởi nếu chỉ quy định riêng về lực lượng mà không có phương tiện, thiết bị để thực hiện công tác phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ sẽ rất khó khăn.
Đại biểu Đặng Bích Ngọc cho rằng, yêu cầu của công tác cứu nạn, cứu hộ, dập tắt đám cháy là phải thực hiện nhanh chóng, kịp thời, hiệu quả. Người trực tiếp thực hiện nhiệm vụ phải hành động dũng cảm, quyết đoán trong điều kiện môi trường rất khắc nghiệt, có mức độ nguy hiểm, rủi ro rất cao với mục tiêu bảo vệ an toàn tính mạng, sức khỏe, tài sản của người dân và tài sản của Nhà nước. Tuy nhiên, thực tiễn thời gian qua cho thấy, công tác phòng cháy, chữa cháy ở cơ sở gặp nhiều khó khăn, nhất là cấp huyện và cấp xã. Khi có cháy, xe chuyên dụng chữa cháy di chuyển đến các điểm ở xa thì cơ bản đám cháy đã cháy xong. Mặt khác, thực tế phương tiện thiết bị chuyên dùng còn thiếu, lạc hậu và kém chất lượng, chưa đáp ứng yêu cầu thực tế.
Đại biểu đề xuất cần tập trung đầu tư phương tiện phòng cháy, chữa cháy đến các huyện, nếu ở những nơi có điều kiện có thể đầu tư đến cấp xã những loại phương tiện thiết yếu. Bổ sung quy định rõ hơn các chính sách ưu tiên, ưu đãi của Nhà nước trong việc xây dựng lực lượng và trang bị phương tiện phục vụ công tác phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ. Theo đó, quan tâm đầu tư đúng mức cho việc đào tạo, huấn luyện nghiệp vụ, nâng cao năng lực, sức chiến đấu của lực lượng cảnh sát phòng cháy chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ. Cần có sự ưu tiên thỏa đáng về nguồn lực tài chính để mua sắm đầu tư, trang bị những phương tiện tiên tiến, hiện đại phục vụ cho công tác phòng cháy, chữa cháy.
Liên quan đến quy định về phòng cháy đối với cơ sở quy định tại Điều 21 của dự thảo Luật, đại biểu đề nghị các bộ, ngành cần phối hợp rà soát, sửa đổi lại các tiêu chuẩn, quy chuẩn về phòng cháy, chữa cháy để đảm bảo tính thống nhất khi thực hiện, tránh phiền hà cho doanh nghiệp và người dân. Theo thống kê, hiện nay các bộ, ngành đã xây dựng trên 230 tiêu chuẩn, quy chuẩn quốc gia có hiệu lực, trong đó trên 100 tiêu chuẩn, quy chuẩn quốc gia chuyên về phòng cháy, chữa cháy và 130 tiêu chuẩn, quy chuẩn quốc gia có nội dung liên quan đến phòng cháy, chữa cháy. Có những quy chuẩn kỹ thuật vừa được ban hành đã được thay thế bằng tiêu chuẩn mới, cụ thể là 3 năm 3 quy chuẩn. Chỉ riêng việc đọc và hiểu các thay đổi trong những quy định như trên cũng đã rất vất vả, chưa nói đến việc triển khai thực hiện. Một số tiêu chuẩn, quy chuẩn thiếu thực tế và không có tính khả thi khi thực hiện.
Bên cạnh đó, thời gian qua, tình trạng xây dựng các công trình nhà ở riêng lẻ có nhiều tầng, nhiều căn hộ xây dựng không theo quy hoạch, không phép, sai phép, không bảo đảm các quy chuẩn, tiêu chuẩn về phòng cháy, chữa cháy, dẫn nguy cơ mất an toàn công trình, xảy ra nhiều vụ cháy gây hậu quả thương tâm. Những nơi xảy ra cháy thường là khu dân cư xuống cấp, dịch vụ karaoke, nhà trọ mini, cơ sở sản xuất kinh doanh có chất dễ cháy, nhà ở ngõ ngách… Từ thực tiễn trên, đại biểu đề nghị các quy định trong dự thảo Luật nên phân biệt rõ các loại hình cơ sở sản xuất kinh doanh dễ cháy nổ và đối với các loại hình này cần quy định khắt khe về phòng cháy, chữa cháy. Đối với các cơ sở ít xảy ra cháy, dễ dàng cứu chữa thì quy định dễ hơn, như vậy sẽ giảm chi phí cho doanh nghiệp và người dân. Đối với những cơ sở dễ cháy nếu không có đủ điều kiện có thể chuyển hình thức sản xuất kinh doanh sang lĩnh vực khác, như vậy sẽ phù hợp với mọi loại hình sản xuất kinh doanh trong phòng cháy, chữa cháy. Việc quy định chung một quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật, áp dụng chung cho các cơ sở sản xuất kinh doanh như dự thảo là chưa hợp lý.
Để đảm bảo quyền công dân và tính khả thi khi luật có hiệu lực, đại biểu đề nghị cơ quan chủ trì soạn thảo nghiên cứu, bổ sung quy định về người có thẩm quyền huy động lực lượng, phương tiện, tài sản của cơ quan, tổ chức, cá nhân thuộc trường hợp quy định tại khoản 3, Điều 36 của dự thảo luật. Đồng thời, bổ sung quy định về các trường hợp được bồi thường, nguồn kinh phí bồi thường đối với các thiệt hại về phương tiện, tài sản do tham gia cứu nạn, cứu hộ.
Bùi Hiển (Văn phòng Đoàn ĐBQH&HĐND tỉnh)
Đưa chúng tôi đi thăm hệ thống đường giao thông nông thôn được mở rộng, sân nhà văn hóa xóm được cải tạo, nâng cấp rộng rãi, ông Bùi Văn Cúp, Trưởng xóm Bán Trong, xã Định Cư (Lạc Sơn) cho biết: Mọi công việc trong xóm đều được đưa ra bàn bạc công khai với người dân. Khi thực hiện công khai, minh bạch, được tham gia đóng góp ý kiến thì người dân sẽ đồng thuận cao. Nhờ vậy thời gian qua xóm đã làm được nhiều việc "khó” như: đã cắm mốc toàn tuyến đường trung tâm xóm để sẵn sàng giải phóng mặt bằng mở rộng đường giao thông nông thôn, đóng góp tiền, ngày công nâng cấp khu vực sân nhà văn hóa xóm…
Ngày 27/8, tại trụ sở Văn phòng Chính phủ, được sự ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn đã tiếp Bộ trưởng Ngoại giao Cộng hòa Chile Alberto Van Klaveren đang có chuyến thăm chính thức Việt Nam từ ngày 25 - 27/8/2024.
Ngày 27/8, Ủy ban Kiểm tra (UBKT) Tỉnh ủy và Ban Chủ nhiệm đề tài tổ chức Hội thảo nghiệm thu cấp cơ sở đề tài khoa học "Nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác phát hiện, kiểm tra khi có dấu hiệu vi phạm đối với tổ chức đảng và đảng viên (TCĐ&ĐV) ở Đảng bộ tỉnh Hòa Bình”. Đồng chí Nguyễn Tiến Sinh, Ủy viên Ban Thường vụ, Chủ nhiệm UBKT Tỉnh ủy chủ trì hội thảo.
HĐND tỉnh đã ban hành Thông báo số 257/TB-HĐND về việc tổ chức Kỳ họp thứ 20 (Kỳ họp chuyên đề) HĐND tỉnh khóa XVII, nhiệm kỳ 2021-2026.
Ban Thường vụ Huyện ủy Lương Sơn vừa tổ chức trao huy hiệu Đảng đợt 2/9/2024 cho các đồng chí nguyên cán bộ lãnh đạo chủ chốt của huyện.
Tổng Thư ký Quốc hội Bùi Văn Cường cho biết, việc bầu chức danh Chủ tịch nước dự kiến sẽ được Quốc hội tiến hành vào tháng 10 theo Nghị quyết của Trung ương.