55 năm sau ngày Bác đi xa, nhưng tư tưởng, tấm gương, lời dạy của Bác Hồ vẫn trong lòng mỗi người dân Việt Nam.
Chủ tịch Hồ Chí Minh là lãnh tụ kiệt xuất, người chiến sĩ cộng sản lỗi lạc, người đồng chí, người thầy kính yêu của đồng bào chiến sĩ và nhân dân cả nước. Trong trái tim mỗi người Việt Nam đều có hình ảnh của Người và gọi Người với tên gọi kính yêu "Bác Hồ".
Trở về Quảng trường Ba Đình những ngày mùa thu tháng 9 để tri ân và tưởng nhớ công lao vô hạn của Chủ tịch Hồ Chí Minh vẫn là thói quen của nhiều người dân Việt Nam, dù ở đâu trên mọi miền đất nước.
Năm nào cũng vậy, dịp nghỉ lễ Quốc khánh, 2 vợ chồng bà Dung đều ra Quảng trường Ba Đình từ sáng sớm cảm nhận những ngày đầu thu tháng 9 trong lành và bày tỏ lòng tri ân, tưởng nhớ Bác Hồ kính yêu.
"Khi vào đến cửa Lăng, tim mình rạo rực. Khi nhìn thấy Bác nằm, nước mắt cứ thế tuôn trào, cảm giác Người cha kính yêu của dân tộc đang nằm ở đây", bà Nguyễn Mai Dung (huyện Bình Lục, Hà Nam), chia sẻ.
Người dân xếp thành hàng dài vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh. (Ảnh: NLĐ)
Những sinh viên Hà Nội hào hoa ngày nào, tất cả vì miền nam thân yêu, trong những năm từ 1970 đến 1972, các ông cùng hơn 10.000 sinh viên các trường đại học tại Hà Nội thời đó đã lên đường nhập ngũ, tham gia vào cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Hành trang là hình ảnh Bác Hồ và những lời dạy của Người. Hình ảnh đó theo suốt cho đến ngày hôm nay.
Anh Trường (chiến sĩ từ Quân đoàn 12 tại tỉnh Thanh Hóa) hôm nay cũng đến Quảng trường Ba Đình cùng người vợ sắp cưới. Anh hứa luôn phấn đấu học tập theo tư tưởng và tấm gương của Bác.
"Luôn phục vụ nhân dân, phục vụ đất nước. Xứng danh Bộ đội Cụ Hồ", Thiếu tá Trần Ngọc Trường (Quân đoàn 12, Sư đoàn 390, Trung đoàn 64), nói.
Cả cuộc đời hiến dâng trọn vẹn cho sự nghiệp cách mạng của Đảng, của dân tộc, dù Bác đi xa nhưng hình bóng Bác vẫn luôn còn đây, còn mãi với non sông, đất nước, trong trái tim muôn triệu người Việt Nam và trái tim nhân loại.
Bác Hồ - Người là tình yêu thiết tha nhất, trong lòng dân và trong trái tim nhân loại. Trong những ngày thu đẹp nhất của đất nước, mỗi người mang một cảm xúc khác nhau, nhưng tất cả đều cảm thấy tự hào, vì được sinh ra ở một đất nước anh hùng.
Những tình cảm thiêng liêng ấy đã và đang tiếp thêm sức mạnh và sự tự hào cho các thế hệ trẻ hôm nay tiếp tục bảo vệ, xây dựng và phát triển đất nước.
Theo VTV.VN
Ngày 30/8, Tổng Lãnh sự quán Việt Nam tại Osaka (Nhật Bản) đã long trọng tổ chức lễ kỷ niệm 79 năm Quốc khánh (2/9/1945 – 2/9/2024).
Cách đây 79 năm, dưới sự lãnh đạo của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh, cả dân tộc Việt Nam đã đồng lòng tiến hành cuộc Tổng khởi nghĩa Tháng Tám thắng lợi, đập tan ách thống trị của thực dân, phong kiến, giành chính quyền về tay Nhân dân. Với dấu ấn đặc biệt và vẻ vang đó, ngày 2/9/1945, tại Quảng trường Ba Đình lịch sử, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã trịnh trọng đọc bản Tuyên ngôn Độc lập, khai sinh nước Việt Nam Dân chủ cộng hoà, nhà nước công nông đầu tiên ở Đông Nam Á. Đó là Nhà nước của Nhân dân, do Nhân dân và vì Nhân dân, mở ra một trang sử mới trong lịch sử của dân tộc Việt Nam.
Trong cuộc đời hoạt động cách mạng của mình, Bác Hồ đã 4 lần về thăm tỉnh Hòa Bình. Người gửi hàng chục bức thư, bức điện, thiệp chúc mừng cùng những lời căn dặn, động viên cán bộ, đảng viên, nhân dân các dân tộc trong tỉnh đoàn kết, thương yêu, giúp đỡ nhau cùng tiến bộ, thi đua lao động sản xuất, thi đua làm việc phục vụ kháng chiến, xây dựng quê hương phát triển.
Ngày 30/8, Báo Hòa Bình tổ chức gặp mặt kỷ niệm 62 năm ngày ra số đầu (2/9/1962 - 2/9/2024). Dự gặp mặt có các đồng chí lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Báo Hòa Bình, Hội Nhà báo tỉnh, Ban liên lạc Hưu trí Báo Hòa Bình và cán bộ, phóng viên, biên tập viên Báo Hòa Bình.
Phong trào thi đua Dân vận khéo (DVK) luôn được các cấp uỷ Đảng, chính quyền trong tỉnh quan tâm triển khai thực hiện với nhiều hình thức phong phú, sáng tạo, mang lại hiệu quả cao, tạo sức lan toả mạnh mẽ, thu hút đông đảo nhân dân tham gia. Qua phong trào góp phần phát triển KT-XH, củng cố khối đại đoàn kết dân tộc, xây dựng hệ thống chính trị ngày càng vững mạnh.
Tính đến ngày 31/12/2023, tỉnh Hoà Bình có 29.206 cán bộ, công chức, viên chức (CB,CC,VC), người lao động hợp đồng hưởng lương từ ngân sách nhà nước. Từ đầu nhiệm kỳ đến nay, tỉnh luôn quan tâm xây dựng, đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ các cấp có trình độ chuyên môn, lý luận chính trị (LLCT), đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ, góp phần xây dựng Đảng, xây dựng hệ thống chính trị ngày càng phát triển, vững mạnh.