Tiếp tục chương trình làm việc Kỳ họp thứ Tám, chiều 26/10, Quốc hội thảo luận tổ về dự án Luật Điện lực (sửa đổi).
Phiên thảo luận tại tổ.
Cần có quy định đặc thù, rõ ràng để triển khai
Góp ý vào dự án Luật Điện lực (sửa đổi), Phó Trưởng Đoàn chuyên trách phụ trách Đoàn ĐBQH tỉnh Hòa Bình Đặng Bích Ngọc cho rằng, Luật Điện lực năm 2004 qua 4 lần sửa đổi, bổ sung vào các năm 2012, 2018, 2022, 2023 cùng các văn bản hướng dẫn thi hành đã tạo cơ sở pháp lý cho việc quản lý, sử dụng điện thời gian qua. Tuy nhiên, trong bối cảnh nhu cầu điện năng và công nghệ phát triển không ngừng, qua gần 20 năm thực hiện, Luật Điện lực năm 2004 đã bộc lộ nhiều bất cập đòi hỏi cần được sửa đổi để đáp ứng tốt hơn yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội hiện nay.
Theo đại biểu Đặng Bích Ngọc, qua khảo sát tại địa phương cho thấy: Hiện nay, các dự án lưới điện trung, hạ áp áp diện tích chiếm đất nhỏ, hơn 90% là cấp điện phục vụ sinh hoạt của Nhân dân và trụ sở các cơ quan quản lý Nhà nước, trường học, trạm bơm nước sinh hoạt, bệnh viện…
Thực tế, các dự án này không được quy hoạch chi tiết, việc đầu tư tùy thuộc nhu cầu phụ tải thực tế (quá tải đột biến, các phụ tải tiểu thủ công nghiệp…) Do vậy, thời gian triển khai cần nhanh (thường yêu cầu trong 5 - 6 tháng. Nếu phải thực hiện chủ trương đầu tư như quy định tại Khoản 2, Điều 19 thì sẽ kéo dài dự án đầu tư lưới điện trung áp, hạ áp do phải đáp ứng các điều kiện phải có quy hoạch sử dụng đất 5 năm/lần. Đại biểu đề nghị, Ban soạn thảo nghiên cứu bỏ quy định này để tạo điều kiện cho các công ty điện lực các tỉnh triển khai thực hiện dự án bảo đảm và đáp ứng nhu cầu sử dụng điện hiện nay.
Về các trường hợp dự án, công trình điện khẩn cấp (Điều 20, 21, 22), để giải quyết các khó khăn, vướng mắc trong đầu tư xây dựng dự án điện, đặc biệt là các dự án trọng điểm, quan trọng, tác động nhiều đến phát triển kinh tế - xã hội, đời sống, bảo đảm tối đa, nhanh chóng nguồn an ninh năng lượng, đại biểu Đặng Bích Ngọc cho rằng, việc xây dựng cơ chế bảo đảm cung ứng điện trong các tình huống khẩn cấp là hết sức cần thiết.
Đại biểu lý giải, nếu không có cơ chế đặc thù thì việc thực hiện thủ tục đầu tư xây dựng các dự án mất nhiều thời gian, qua nhiều thủ tục, quy trình sẽ kéo dài, ảnh hưởng đến yêu cầu cung cấp điện và phát triển kinh tế - xã hội cũng như công tác thu hút đầu tư. Do đó, cần có những quy định đặc thù, rõ ràng để triển khai, bảo đảm mục đích, yêu cầu phát triển giai đoạn hiện nay.
Cần luật hoá việc phát triển trạm sạc xe điện
Góp ý vào dự án Luật Điện lực (sửa đổi), đại biểu Đặng Bích Ngọc cũng cho rằng, hiện nay việc phát triển trạm sạc xe điện rất phổ biến nhưng nội dung này chưa được quy định cụ thể bởi luật. Do đó, đề nghị dự thảo luật xem xét việc luật hóa phát triển trạm sạc xe điện là cấp thiết. Điều này không chỉ bảo vệ lợi ích của người sử dụng mà còn tạo cơ sở pháp lý để quản lý, vận hành và bảo vệ môi trường.
ĐBQH Nguyễn Thị Phú Hà cũng đề nghị xem xét nội dung nào cần thiết thì làm trong kỳ này, nếu không cần thống nhất với các luật liên quan. Đồng thời phải rà soát thêm một số nội dung để bảo đảm tính hợp lý khi triển khai thực hiện.
Đối với an toàn trong sử dụng điện cho sản xuất tại Điều 114, đại biểu Đặng Bích Ngọc đề nghị Ban soạn thảo nghiên cứu bổ sung nội dung về trách nhiệm của các đơn vị cung cấp điện phải tuân thủ việc bảo đảm cung cấp điện an toàn, liên tục để phục vụ sản xuất, kinh doanh. Báo trước về kế hoạch cắt điện trong trường hợp cần thiết phải cắt điện để bảo dưỡng, sửa chữa hoặc do sự cố, nhà cung cấp điện. Cùng với đó, thường xuyên hướng dẫn việc sử dụng điện an toàn cũng như tổ chức hoặc phối hợp với các đơn vị liên quan tập huấn về an toàn điện. Chịu trách nhiệm trong trường hợp nhà cung cấp điện không bảo đảm an toàn hoặc gây ra sự cố ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất, doanh nghiệp có quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật…
Ngoài ra, đại biểu Đặng Bích Ngọc cũng cho biết: Hiện nay, việc triển khai công tơ điện thông minh là một giải pháp quản lý hiện đại, giúp giám sát lượng điện tiêu thụ theo thời gian thực, từ đó phát hiện sớm các sự cố hoặc sai lệch trong đo đếm. Điều này không chỉ giúp khách hàng kiểm soát tốt hơn lượng điện sử dụng mà còn giúp nhà cung cấp phát hiện các vấn đề kỹ thuật nhanh hơn. Do đó, đề nghị Ban soạn thảo nghiên cứu bổ sung nội dung về ứng dụng khoa học kỹ thuật để quản lý sử dụng điện sau công tơ hiệu quả cũng như giảm thiểu những tổn thất không đáng có cho khách hàng là cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp.
ĐBQH Đặng Bích Ngọc cũng lưu ý, đây là dự án luật còn nhiều nội dung chưa thống nhất nên đề nghị ban soạn thảo nếu thông qua cần có đánh giá thật kỹ tại kỳ họp này.
Bùi Hiển
Văn phòng Đoàn ĐBQH và HĐND tỉnh
Ngày 25/10, Ban Kinh tế - Ngân sách (HĐND tỉnh) tổ chức hội nghị thẩm tra dự thảo Nghị quyết trình tại Kỳ họp thứ 22 (Kỳ họp chuyên đề), HĐND tỉnh khoá XVII, nhiệm kỳ 2021-2026. Dự và chỉ đạo hội nghị có đồng chí Nguyễn Thị Cẩm Phương, Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh. Đồng chí Nguyễn Tiến Sinh, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy, Trưởng Ban Kinh tế - Ngân sách chủ trì hội nghị.
Ngày 24/10, đoàn kiểm tra của Ban Chỉ đạo Trung ương thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở do đồng chí Nguyễn Lam, Phó Trưởng Ban Dân vận Trung ương, Phó Trưởng Ban Chỉ đạo làm trưởng đoàn đã làm việc với Huyện ủy Lương Sơn về kết quả thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở năm 2024.
Ngày 25/10, Ban Thường vụ Tỉnh ủy tổ chức Hội nghị công bố quyết định thành lập Đảng đoàn Hội Văn học - Nghệ thuật (VH-NT) tỉnh Hòa Bình. Đồng chí Bùi Đức Hinh, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND chủ trì hội nghị.
Lãnh đạo Ban Tổ chức Tỉnh ủy đã công bố Quyết định số 1269-QĐ/TU, ngày 30/8/2024 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về việc thành lập Đảng đoàn Hội VH-NT tỉnh. Theo đó, Đảng đoàn Hội VH-NT tỉnh trực thuộc Tỉnh ủy. Ban Thường vụ Tỉnh ủy chỉ định Bí thư, Phó Bí thư và thành viên Đảng đoàn. Bí thư Đảng đoàn là đồng chí Lê Va - Chủ tịch Hội VH-NT tỉnh; Phó Bí thư Đảng đoàn là đồng chí Lê Quốc Khánh - Phó Chủ tịch Hội VH-NT tỉnh.
Tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ 8, sáng 25/10, tại Nhà Quốc hội, Quốc hội tiến hành thảo luận phiên toàn thể tại hội trường về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự thảo Luật Quy hoạch đô thị và nông thôn.
Chiều 24/10, thảo luận tại tổ về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm y tế và Luật Dữ liệu, Phó Trưởng Đoàn chuyên trách phụ trách Đoàn ĐBQH tỉnh Hòa Bình Đặng Bích Ngọc đề nghị, dự thảo Luật cần bổ sung quy định người dân sinh sống tại các xã an toàn khu cách mạng và các xã trọng điểm về quốc phòng vào nhóm đối tượng được ngân sách nhà nước đóng bảo hiểm y tế. Cùng với đó, cần đánh giá cụ thể về khả năng đáp ứng và cân đối của quỹ bảo hiểm y tế.
Tiếp tục chương trình làm việc tại Kỳ họp thứ 8, sáng 24/10, thảo luận ở hội trường về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự thảo Luật Công đoàn (sửa đổi), các đại biểu Quốc hội bày tỏ băn khoăn đối với quy định của dự thảo luật về việc người sử dụng lao động không được đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc, sa thải, buộc thôi việc hoặc chuyển làm công việc khác đối với cán bộ công đoàn không chuyên trách nếu không có ý kiến thỏa thuận bằng văn bản của Ban chấp hành Công đoàn cơ sở hoặc Ban chấp hành Công đoàn cấp trên trực tiếp.