Chiều 22/5, tiếp tục Chương trình làm việc tại Kỳ họp thứ 9, các đại biểu Quốc hội đã thảo luận tại tổ về Dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về miễn, hỗ trợ học phí đối với trẻ em mầm non, học sinh phổ thông, người học chương trình giáo dục phổ thông tại các cơ sở giáo dục trong hệ thống giáo dục quốc dân; Dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em mẫu giáo từ 3 đến 5 tuổi; Dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về kéo dài thời hạn miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp được quy định tại Nghị quyết số 55/2010/QH12 của Quốc hội về miễn, giảm thuế sử dụng đất nông nghiệp đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Nghị quyết số 28/2016/QH14 và Nghị quyết số 107/2020/QH14.

Ngân sách nhà nước điều chuyển nguồn kinh phí hỗ trợ học phí

Thảo luận tại tổ về Dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về miễn, hỗ trợ học phí đối với trẻ em mầm non, học sinh phổ thông, người học chương trình giáo dục phổ thông tại các cơ sở giáo dục trong hệ thống giáo dục quốc dân, Phó Trưởng đoàn chuyên trách phụ trách Đoàn ĐBQH tỉnh Hòa Bình Đặng Bích Ngọc hoàn toàn đồng tình với sự cần thiết ban hành dự thảo nghị quyết theo Tờ trình của Chính phủ và báo cáo thẩm tra của Ủy ban Văn hóa và Xã hội.


Đại biểu Đặng Bích Ngọc, Phó Trưởng đoàn chuyên trách phụ trách Đoàn ĐBQH tỉnh Hòa Bình phát biểu thảo luận tại tổ.

Đại biểu Đặng Bích Ngọc khẳng định, đây là nội dung được cử tri và Nhân dân rất quan tâm, phấn khởi và mong chờ, ủng hộ nghị quyết sớm được thực hiện, nhất là khi có chủ trương của Tổng Bí thư Tô Lâm về vấn đề này. Chính vì vậy, việc thông qua nội dung dự thảo nghị quyết sẽ hoàn toàn phù hợp, đáp ứng yêu cầu thực tiễn hiện nay. Việc ban hành nghị quyết này cũng thể hiện tính ưu việt, bảo đảm công bằng trong tiếp cận giáo dục và góp phần bảo đảm an sinh xã hội, giảm bớt gánh nặng cho các hộ gia đình có con đang theo học tại các cơ sở giáo dục. Đặc biệt sẽ khuyến khích phát triển giáo dục ngoài công lập và tăng cường xã hội hóa giáo dục.

Nhất trí về phạm vi, đối tượng điều chỉnh theo nội dung Điều 1 của dự thảo nghị quyết, đại biểu cũng góp ý vào khoản 2, Điều 2 về chính sách miễn, hỗ trợ học phí được thực hiện đối với trẻ em mầm non, học sinh phổ thông, người học chương trình giáo dục phổ thông tại các cơ sở giáo dục dân lập, tư thục. Mức hỗ trợ đóng học phí do HĐND cấp tỉnh quyết định. Theo đại biểu Đặng Bích Ngọc, việc quy định mở rộng 3 đối tượng là trường công lập, dân lập, tư thục rất phù hợp, bảo đảm sự công bằng trong xã hội giúp cho các đối tượng, hộ gia đình được tiếp cận nguồn hỗ trợ này. Điều này cũng thể hiện quan điểm rất nhân văn của Đảng, Nhà nước. Đặc biệt trong bối cảnh nhiều thành phố lớn không đủ các trường công lập khiến nhiều học sinh phải ra học trường công lập, tư thục.

Về hình thức hỗ trợ học phí tại các trường dân lập, tư thục, đại biểu đề nghị, trên cơ sở danh sách học sinh có mặt tại trường thì ngân sách nhà nước sẽ cấp hỗ trợ trực tiếp vào nguồn kinh phí nhà trường để bảo đảm thuận tiện cho việc theo dõi và thống nhất trong tổ chức thực hiện, dễ cho ngân sách chuyển kinh phí và thuận tiện cho việc tiếp nhận, theo dõi.

"Nếu chuyển theo từng học sinh sẽ rất khó tạo sự thống nhất trong việc triển khai. Do vậy trên cơ sở danh sách chung của các trường sẽ chuyển cho ngân sách nhà nước điều chuyển nguồn kinh phí hỗ trợ này sẽ phù hợp”, đại biểu nêu quan điểm.

Về kinh phí thực hiện, đại biểu nhất trí với quy định do ngân sách nhà nước bảo đảm theo phân cấp ngân sách nhà nước. Trong trường hợp ở những tỉnh chưa bảo đảm cân đối được nguồn ngân sách thì ngân sách Trung ương sẽ bảo đảm hỗ trợ là quy định rất phù hợp. Đây là quy định rất phù hợp vì những tỉnh miền núi, tỉnh nghèo, nguồn ngân sách địa phương cũng khó cho việc bảo đảm tất cả nguồn này.

Rà soát lại tổng thể số lượng học sinh cần phổ cập

Góp ý vào Dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em mẫu giáo từ 3 đến 5 tuổi, đồng tình ban hành nghị quyết, đại biểu Đặng Bích Ngọc đồng tình với sự cần thiết ban hành nghị quyết cũng như phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng. Cùng với đó, đại biểu cũng đồng tình về mục tiêu và nguyên tắc thực hiện tại Điều 2 sẽ hoàn thành trên phạm vi toàn quốc và sẽ phấn đấu đến năm 2030 bảo đảm lộ trình phát triển kinh tế - xã hội của đất nước và bảo đảm các điều kiện để phổ cập.

Tuy nhiên, về cơ chế, chính sách để tổ chức thực hiện tại Điều 3, đại biểu đề nghị, trên cơ sở các quy định của dự thảo nghị quyết về cơ chế, chính sách thực hiện, các tỉnh cần phải rà soát lại tổng thể số lượng học sinh cần phổ cập, những tỉnh nào đã thực hiện phổ cập xong cần báo cáo tổng thể để bố trí phương án sử dụng nguồn lực cho việc phổ cập này được hiệu quả, tránh lãng phí.

"Chúng ta không quá đầu tư tràn lan mà trên cơ sở nhu cầu thực tiễn khi có báo cáo tổng thể sẽ cụ thể số lượng bao nhiêu học sinh cần phải thực hiện phổ cập. Từ đó sẽ có phương án tính toán về nguồn lực cụ thể đối với thầy cô giáo, cơ sở vật chất để bảo đảm hỗ trợ các địa phương tổ chức thực hiện. Bởi nhiều địa phương điều kiện kinh tế khó khăn, bối cảnh không bảo đảm, điều kiện cơ sở vật chất cũng chưa đáp ứng được để thực hiện việc phổ cập. Do vậy cần phải đánh giá, tổng hợp đầy đủ để khi các nguồn lực đầu tư vào sẽ bảo đảm tiết kiệm, hiệu quả và bảo đảm thực hiện mục tiêu đến năm 2030 sẽ hoàn thành phổ cập giáo dục cho trẻ từ 3 - 5 tuổi trên cả nước”, đại biểu cho biết thêm.

Tiếp tục áp dụng việc kéo dài miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp

Cho ý kiến vào Dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về kéo dài thời hạn miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp được quy định tại Nghị quyết số 55/2010/QH12 của Quốc hội về miễn, giảm thuế sử dụng đất nông nghiệp đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Nghị quyết số 28/2016/QH14 và Nghị quyết số 107/2020/QH14, đại biểu Đặng Bích Ngọc cho biết: Khi tổ chức tiếp xúc cử tri trước và sau kỳ họp, cử tri rất quan tâm và để nghị được kéo dài thời gian được hưởng nghị quyết này. Chính vì vậy dự thảo nghị quyết được ban hành rất phù hợp, đáp ứng mong mỏi của người dân, đặc biệt những nơi địa bàn vùng sâu, vùng xa. Để thực hiện hiệu quả, đại biểu đề nghị, tới đây Chính phủ sẽ sớm tổng kết nội dung này và sớm sửa đổi Luật Thuế sử dụng đất nông nghiệp, bảo đảm tính thống nhất và triển khai hiệu quả và tiếp tục áp dụng việc kéo dài miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp cho tất cả các đối tượng để người dân yên tâm lao động, sản xuất.


Bùi Hiển 

(Văn phòng Đoàn ĐBQH và HĐND tỉnh Hòa Bình)


Các tin khác


Bộ tứ trụ cột để đất nước cất cánh

Bốn nghị quyết lớn của Bộ Chính trị đã cùng tạo nên một chỉnh thể thống nhất về tư duy và hành động chiến lược cho sự phát triển đất nước.

Nguyên Chủ tịch nước Trần Đức Lương từ trần

Theo thông tin từ Hội đồng chuyên môn bảo vệ sức khỏe cán bộ Trung ương, đồng chí Trần Đức Lương, sinh ngày 5 tháng 5 năm 1937, nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, sau một thời gian lâm bệnh, mặc dù đã được Đảng, Nhà nước, tập thể các giáo sư, y bác sĩ tận tình cứu chữa, gia đình hết lòng chăm sóc, nhưng do tuổi cao, sức yếu, Đồng chí đã từ trần hồi 22 giờ 51 phút ngày 20 tháng 5 năm 2025, tại nhà riêng, hưởng thọ 88 tuổi.

Cần có cơ chế đặc thù cho cán bộ, công chức sau sáp nhập được hưởng chính sách nhà ở xã hội

Sáng 21/5, thảo luận tại tổ về Dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về thí điểm về một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển nhà ở xã hội, Phó Trưởng đoàn chuyên trách phụ trách Đoàn ĐBQH tỉnh Hòa Bình Đặng Bích Ngọc cho rằng, với mức thu nhập 5 - 6 triệu đồng/tháng của cán bộ, công chức hiện nay để mua được nhà ở với điều kiện bình thường sẽ rất khó. Do đó, những cán bộ thực hiện sáp nhập nên có cơ chế đặc thù, bảo đảm cho tất cả các đối tượng khi thực hiện chuyển sang nơi làm việc mới nếu có nhu cầu được thuê, mua thì sẽ áp dụng theo đối tượng được hưởng chính sách nhà ở xã hội với giá ưu đãi.

Thủ tướng chỉ đạo triển khai sắp xếp, xử lý trụ sở, cơ sở vật chất khi thực hiện sắp xếp đơn vị hành chính các cấp

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Công điện số 68/CĐ-TTg ngày 20/5 chỉ đạo các bộ, ngành, địa phương triển khai sắp xếp, xử lý trụ sở, cơ sở vật chất khi thực hiện sắp xếp đơn vị hành chính các cấp.

Huyện Đà Bắc quan tâm phát triển đảng viên người dân tộc thiểu số

Huyện Đà Bắc có gần 90% dân số là đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS). Đảng bộ huyện xác định phát triển đảng viên người DTTS là nhiệm vụ quan trọng trong công tác xây dựng Đảng. Nhiệm kỳ 2020 - 2025, các cấp ủy đảng trong huyện đã triển khai nhiều giải pháp, cách làm sáng tạo nhằm tháo "nút thắt” và tạo nguồn phát triển đảng viên, nhất là đảng viên người DTTS.

Giữ lửa truyền thống, tiếp bước tương lai

Với tinh thần xung kích, sáng tạo, tuổi trẻ tỉnh Hòa Bình đã và đang viết tiếp trang sử hào hùng của thế hệ cha anh, tiếp nối truyền thống vẻ vang của Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh. Thời gian qua, công tác Đoàn và phong trào thanh thiếu nhi tỉnh Hòa Bình ghi nhiều dấu ấn nổi bật, thể hiện sự lớn mạnh của tổ chức Đoàn và vai trò ngày càng rõ nét của thanh niên trong sự nghiệp phát triển quê hương.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục