(HBĐT) - Nhằm xây dựng giai cấp Công nhân Việt Nam thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước(CNH-HĐH) đất nước, trong năm 2009, Ban thường vụ LĐLD tỉnh đã khảo sát tình hình thực hiện chế độ chính sách, đời sống việc làm đối với CNVC-LĐ trong tỉnh .
Đoàn khảo sát đã tiến hành làm việc tại 15 đơn vị cơ sở trực thuộc các ngành Giáo dục, Y tế, NN&PTNT, Giao thông vận tải, Văn hoá, Thể thao và Du lịch, ngành Công thương và các Doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế. Nhìn chung, về tình hình CNVC-LĐ tỉnh ta là những người làm công hưởng lương, bao gồm cán bộ, công chức, viên chức trong các cơ quan hành chính Nhà nước, cơ quan Đảng, đoàn thể thuộc hệ thống chính trị từ cấp tỉnh, huyện, xã phường, trong các đơn vị sự nghiệp thuộc các ngành, lĩnh vực Y tế, Giáo dục, Giao thông vận tải, nông nghiệp, Văn hoá xã hội…; là công nhân lao động trong các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế.
Tổng số CNVC-LĐ toàn tỉnh hiện có 43.308 người, trong đó: Hành chính sự nghiệp là 35.830 người; sản xuất kinh doanh là 7.478 người (không kể số lượng trong các doanh nghiệp thuộc đơn vị trung ương trên địa bàn). Ngoài ra hiện nay còn khoảng 30.000 CNLĐ đang làm việc trong khoảng 1000 doanh nghiệp chưa có tổ chức công đoàn. Lực lượng CNVC-LĐ này chiếm tỷ lệ 9,5% dân số và 21% lực lượng lao động xã hội. Cùng với quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng CNH-HĐH của cả nước nói chung và của tỉnh ta nói riêng, xu thế trong thời gian tới tỷ lệ CNVC-LĐ sẽ tăng và luôn giữ vị trí là lực lượng đi đầu trong sự nghiệp CNH-HĐH đất nước.
Nhìn chung, CNVC-LĐ hiện nay đều có trình độ học vấn, chuyên môn kỹ năng nghề nghiệp, đa phần có trình độ học vấn trung học phổ thông (Tuy nhiên, khu vực Hành chính sự nghiệp trình độ từ cao đẳng, đại học trở lên chiếm 22,1%, Trung cấp chiếm 46,53%, chưa qua đào tạo chiếm 22,1%, trong khi đó khu vực SXKD trình độ cao đẳng, đại học trở lên chỉ chiếm 6,77%, số lao động chưa qua đào tạo chiếm 62,9%); tuổi đời bình quân tương đối trẻ, năng động, có tinh thần sáng tạo thích ứng dần với cơ chế thị trường, tiếp thu nhanh nhạy khoa học công nghệ mới, tin tưởng vào chủ trương chính sách của đảng, Nhà nước; có sự đóng góp to lớn vào quá trình phát triển kinh tế xã hội của tỉnh. Song bên cạnh đó, một bộ phận CNVC-LĐ còn chưa đáp ứng được yêu cầu ngày càng cao của sự nghiệp CNH-HĐH, một số CBCC chưa đáp ứng được yêu cầu cải cách hành chính; còn thiếu những chuyên gia kỹ thuật, cán bộ quản lý giỏi, công nhân có tay nghề cao. Số đông CNLĐ trẻ xuất thân từ nông thôn chưa được đào tạo cơ bản và có hệ thống, tác phong công nghiệp và ý thức kỷ luật lao động chưa cao.
Chương trình khảo sát tập trung vào thực hiện chế độ chính sách đối với CNVC-LĐ như: Chính sách tiền lương và các chế độ phụ cấp; về Bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm y tế; về an toàn lao động, vệ sinh lao động; tình hình đời sống, việc làm của CNVC-LĐ trong đó vấn đề nhà ở và các điều kiện phúc lợi xã hội khác cũng được đặc biệt quan tâm.
Nhiều ý kiến từ cơ sở cũng như tâm tư, nguyện vọng của CNVC-LĐ với Đảng, Nhà nước và tổ chức Công đoàn phản ánh những vấn đề cần tháo gỡ của giai cấp công nhân nhằm đảm bảo mục tiêu đến năm 2010 phấn đấu nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của CNVC-LĐ theo tinh thần nghị quyết TW cụ thể như: tổ chức các lớp bồi dưỡng chính trị theo chương trình chuẩn từ sơ cấp tới trung cấp lý luận chính trị và 5 bài chính trị cơ bản cho CNVC-LĐ, phấn đấu đạt tỷ lệ 20% CNVC-LĐ có trình độ lý lận chính trị từ sơ cấp trở lên; Thực hiện chủ chương xã hội hóa giải quyết việc làm, đào tạo dạy nghề và thực hiện đề án thí điểm đào tạo văn hóa nghề cho 1.000 học sinh trở thành những công nhân lao động trí thức, ưu tú, có chất lượng lao động cao ngay từ khi các em còn là học sinh THPT; mở rộng chính sách khuyến khích cán bộ công chức học tập và thu hút, tiếp nhận sử dụng người có trình độ về công tác tại tỉnh Hòa Bình; đẩy mạnh tiến độ xây dựng nhà công vụ và xây dựng đè án nhà ở xã hội cho CNVC-LĐ có thu nhập thấp, có nhu cầu bức xúc về nhà ở và đặc biệt là nhà ở cho công nhân khu vực công nghiệp…
(HBĐT) - Là thị trấn trung tâm của huyện miền núi huyện Đà Bắc, trong quá trình lãnh đạo phát triển KT-XH, Đảng bộ thị trấn Đà Bắc đã phát huy tích cực vai trò tiền phong gương mẫu của cán bộ đảng viên, đẩy mạnh phong trào thi đua yêu nước, xây dựng quê hương đổi mới.
(HBĐT) - Năm 2009, thực hiện Chương trình 135 về công tác duy tu, bảo dưỡng công trình sau đầu tư đã đưa vào sử dụng, các huyện, thành phố trong tỉnh tiến hành phân bổ 275 công trình cho các xã.
(HBĐT) - Duy trì hoạt động “Giúp hội viên nghèo có địa chỉ”, trong năm 2009, các cấp Hội Phụ nữ toàn tỉnh đã vận động được 48.056 hội viên giúp 10.408 lượt hội viên nghèo dưới nhiều hình thức.
Hội nghị nhất trí thông qua Nội dung Bản Tuyên bố chung gồm 15 điểm, kêu gọi nữ giới Phật giáo trên thế giới phát huy tình hữu nghị, đoàn kết, xây dựng thế giới hòa bình, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.
Phiên họp thường kỳ Chính phủ tháng 12/2009 diễn ra vào ngày 4 – 5/1/2010 tập trung vào các nội dung chính như: tình hình thực hiện kế hoạch phát triển KT-XH năm 2009 và Nghị quyết số 30/2008/NQ-CP; tình hình thực hiện Quy chế làm việc của Chính phủ năm 2009 và chương trình công tác năm 2010; tình hình đầu tư nước ngoài sau 20 năm thực hiện Luật Đầu tư nước ngoài, tình hình thu hút và sử dụng vốn ODA cùng một số vấn đề quan trọng khác.
Nhân dịp năm mới 2010, xin trân trọng giới thiệu với bạn đọc một số quy định mới liên quan thiết thực đến cuộc sống của người dân có hiệu lực thi hành kể từ ngày đầu năm mới 2010.