(HBĐT) - Sáng 6/1, tại UBND xã Ngọc Sơn, huyện Lạc Sơn, đồng chí Bùi Văn Tỉnh, Chủ tịch UBND tỉnh đã chủ trì Hội nghị triển khai thực hiện cổ phần hoá phát triển cà phê tại huyện Lạc Sơn.
Dự Hội nghị có đồng chí Quách Thế Hùng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, lãnh đạo các sở, ngành của tỉnh, huyện Lạc Sơn; ông Nguyễn Văn An, Chủ tịch HĐQT, kiêm Tổng giám đốc Công ty CP Tập đoàn Thái Hòa và cán bộ chủ chốt 2 xã Ngọc Lâu, Ngọc Sơn.
Được UBND tỉnh cho phép trồng và phát triển 850 ha cà phê nguyên liệu tại 2 xã Ngọc Lâu, Ngọc Sơn, với diện tích giai đoạn I là 90,5 ha. Công ty CP tập đoàn Thái Hòa đã thành lập và giao cho Công ty CP Cà phê Thái Hòa - Hòa Bình triển khai thực hiện. Cuối tháng 6/2007, giống cà phê Catimo F7 được Viện Nghiên cứu cà phê Việt
Từ năm 2007 đến nay, Công ty đã thu hút và tạo việc làm theo mùa vụ cho 400 lao động với mức thu nhập từ 1,2 - 2,5 triệu đồng/người/tháng. Phối hợp với UBND các xã tổ chức tập huấn chuyển giao kỹ thuật trồng, chăm sóc cà phê cho 200 học viên là nông dân trong xã. Phối hợp với trường THCS Ngọc Lâu tổ chức các giờ ngoại khóa về phát triển cây cà phê cho các em học sinh nhằm định hướng để có nguồn lao động tại chỗ phục vụ lâu dài cho Dự án.
Đối với cà phê doanh nghiệp cổ phần, phương án của Công ty là thực hiện theo hình thức: hộ nông dân góp đất, Công ty đầu tư về vốn, phân bón, cây giống, chuyển giao kỹ thuật, tiêu thụ sản phẩm. Như vậy, người dân góp đất được coi là một thành viên của Công ty, được hưởng các chế độ, hưởng cổ tức, sở hữu cổ phiếu. Quỹ đất tham gia góp vốn được tính giá trị bằng đơn giá thuê đất mà UBND tỉnh quy định cho từng khu vực để tính vào cổ phần đóng góp... Mặc dù chưa có chính sách và hướng dẫn cụ thể, nhưng việc phát triển cà phê theo phương thức cổ phần hóa đã được chính quyền và các hộ dân đồng tình ủng hộ. Hiện nay, nhân dân trong vùng đã ký hợp đồng góp vốn bằng 300 ha đất để tham gia phát triển cà phê doanh nghiệp cổ phần. Công ty đã xuống giống niên vụ 2009 diện tích 70 ha và hiện đã phát triển tốt.
Sau ý kiến của đại diện các hộ dân, chính quyền cơ sở, huyện Lạc Sơn và lãnh đạo các sở, ngành, phát biểu kết luận, đồng chí Chủ tịch UBND tỉnh đánh giá: Tuy mới chỉ là bước đầu, nhưng từ phát triển vùng cà phê, nông nghiệp, nông thôn và nông dân ở các xã vùng cao Lạc Sơn đã có bước khởi sắc. Tiềm năng về đất đai và nguồn lực lao động được tận dụng và phát huy. Tạo bước chuyển biến tích cực về chuyển đổi cơ cấu cây trồng theo hướng sản xuất hàng hóa. Người dân tiếp cận và ứng dụng có hiệu quả tiến bộ vào sản xuất. Để mô hình xây dựng vùng nguyên liệu cà phê theo hình thức cổ phần hóa, các cấp, các ngành cần xác định đây là bước đột phá đầu tiên của tỉnh về chuyển dịch cơ cấu cây trồng, cây cà phê là mục tiêu trước mắt và lâu dài, mô hình điểm để từng bước nhân rộng trên địa bàn tỉnh. Theo đó, Công ty CP cà phê Tập đoàn Thái Hòa phải có phương án đầu tư tốt hơn để khẳng định cây cà phê có hiệu quả ở 3 xã vùng cao Lạc Sơn. Huyện uỷ, UBND huyện Lạc Sơn và Đảng uỷ, HĐND các xã Ngọc Sơn, Ngọc Lâu phải xây dựng Nghị quyết chuyên đề về phát triển vùng cà phê nguyên liệu. Huyện Lạc Sơn thành lập tổ công tác chuyên đề và báo cáo định kỳ tiến độ thực hiện cho UBND tỉnh. Giao Sở NN&PTNT nghiên cứu xây dựng quy hoạch phát triển cà phê của tỉnh, nhất là 3 xã vùng cao Lạc Sơn và các vùng khác có điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng phát triển cà phê phù hợp. Giải quyết tốt các vấn đề liên quan đến quản lý đất đại, rà soát lại quy hoạch để giành tối đa đất có điều kiện để nhân dân phát triển cây cà phê. Công ty CP cà phê Thái Hòa Hòa Bình xây dựng cơ chế quản lý đất, góp vốn và việc phát hành cổ phiếu, cổ tức, mức lương tối thiểu theo quy định của pháp luật . Công khai, minh bạch nghĩa vụ và quyền hạn của Công ty và cổ đông. Đề án do Công ty xây dựng phải được UBND tỉnh chấp thuận. Giành quỹ đất khoảng 2.000 ha để tập trung trồng cà phê. Công ty xây dựng cơ chế quản lý đất và đầu tư sản xuất, thu hoạch và chế biến sản phẩm và phải được UBND huyện chấp thuận. Đồng thời xây dựng cơ chế đào tạo nghề, tập huấn chuyển giao kỹ thuật cho bà con nông dân.
Đức Phượng
(HBĐT) - Ngày 6/1, đồng chí Đào Xuân Học Thứ trưởng Bộ NN &PTNT đã đi kiểm tra tình hình sản xuất và công tác chống hạn vụ đông xuân 2009 - 2010 trên địa bàn tỉnh. Tiếp và làm việc với Thứ trưởng Bộ NN &PTNT có các đồng chí Bùi Văn Tỉnh, Chủ tịch UBND tỉnh, Quách Thế Hùng, Phó chủ tịch UBND tỉnh và lãnh đạo Sở NN &PTNT.
(HBĐT) - Với mục tiêu tạo sự chuyển biến rõ nét hơn nữa trong công tác xây dựng Đảng thực sự trong sạch, vững mạnh về chính trị, tư tưởng và tổ chức, đoàn kết, thống nhất, gắn bó mật thiết với nhân dân, có năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu cao, đội ngũ cán bộ, đảng viên có phẩm chất, năng lực, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ, năm 2009, cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” tiếp tục được triển khai sâu rộng trong hệ thống chính trị và toàn xã hội.
Kinh tế nước ta vượt qua giai đoạn đáy suy thoái và đang có xu hướng phục hồi * Chính phủ bám sát diễn biến tình hình, quyết sách nhanh nhạy, chỉ đạo tập trung, quyết liệt ND - Trong hai ngày 4 và 5-1-2010, tại Hà Nội, Chính phủ đã họp phiên thường kỳ tháng 12-2009, dưới sự chủ trì của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng.
Ngày 5-1 tại Hà Nội, Ủy ban Kiểm tra (UBKT) T.Ư tổ chức Hội nghị tổng kết công tác kiểm tra, giám sát năm 2009 khu vực Vụ Trung ương I. Ðại diện lãnh đạo UBKT Ðảng ủy Khối các cơ quan T.Ư; UBKT Ðảng ủy Khối Doanh nghiệp T.Ư đã về dự. Các đồng chí: Nguyễn Ðình Phách, Ủy viên T.Ư Ðảng, Phó Chủ nhiệm UBKT Trung ương; Trần Cẩm Tú, Ủy viên dự khuyết T.Ư Ðảng, Ủy viên UBKT Trung ương chủ trì hội nghị.
Tối 5-1, tại thị xã Phước Long, Tỉnh ủy, HÐND, UBND tỉnh Bình Phước đã long trọng tổ chức mít-tinh kỷ niệm 35 năm giải phóng Phước Long (6-1-1975 - 6-1-2010).
Ngày 5-1, tại Hà Nội, Ủy ban T.Ư MTTQ Việt Nam tổ chức Hội nghị triển khai thực hiện Nghị quyết Ðại hội VII MTTQ Việt Nam cho cán bộ MTTQ các tỉnh phía bắc. Các đồng chí Ủy viên T.Ư Ðảng: Huỳnh Ðảm, Chủ tịch Ủy ban T.Ư MTTQ Việt Nam; Vũ Trọng Kim, Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Ủy ban T.Ư MTTQ Việt Nam, chủ trì Hội nghị.