Với cái tên Nguyễn Ái Quốc và lòng yêu nước mãnh liệt, Nguyễn Tất Thành (sau này được biết đến với cái tên Hồ Chí Minh) đã bắt đầu xây dựng nền móng đầu tiên trên con đường cứu nước của mình.

Dưới đây là chuyện kể về Nguyễn Ái Quốc trong những năm tháng đầu tiên đi tìm đường cứu nước của tác giả Laura Lam viết riêng cho Dtinews, trang tiếng Anh của báo Dân trí điện tử.

 

Một bức tranh biếm họa của Nguyễn Ái Quốc trên tạp chí Paria

Nguyễn Tất Thành đến Marseille lần đầu tiên vào tháng 6/1911. Sau một thời gian ngắn ở đây, nhà yêu nước trở lại tàu đô đốc Latouche-Tréville. Rồi con tàu rời tới Le Havre, Dunkirk và trở lại Marseille 3 tháng sau đó. Nguyễn Tất Thành đã viết một lá thư cho Tổng thống Cộng hòa Pháp, xin được tham dự Trường Thuộc địa (Colonial) với tư cách là một thực tập sinh. Trường này được thành lập vào năm 1889 để đào tạo các quan chức chính phủ đảm nhiệm các vị trí ở Đông Dương khi đó. Nguyễn Tất Thành nuôi hi vọng đây có thể là con đường hướng tới tự do ở đất nước mình.

 

Trong khi chờ câu trả lời, Nguyễn Tất Thành trở lại Sài Gòn, với hi vọng được gặp cha. Nhưng mọi nỗ lực tìm kiếm cha đều thất bại. Các anh chị em đã tham gia phong trào phản kháng vũ trang và chị gái đã bị binh lính thực dân bắt hai lần. Cha của Nguyễn Tất Thành cũng bị bắt giam năm 1912 và khi được thả ông bị người Pháp vẫn tiếp tục theo dõi.

 

Trở lại tàu, Nguyễn Tất Thành tới Marseille lần thứ ba và nhận được tin trường Colonial đã từ chối mình. Nguyễn Tất Thành trở lại tàu và tới Le Havre. Tại đây Nguyễn Tất Thành làm vườn cho một người chủ tàu và bắt đầu học tiếng Pháp.

 

Với sự giúp đỡ của người chủ tàu, Nguyễn Tất Thành nhận được việc làm tại Messageries Maritimes (công ty hàng hải cũ của Pháp), đi khắp các thuộc địa ở châu Phi. Trong một lần dừng ở Dakar, Nguyễn Tất Thành thấy một nhóm người châu Phi bị người Pháp yêu cầu lặn xuống cảng trong mưa bão để cứu các thuyền nhỏ. Nhiều người đã bị chết đuối. Nguyễn Tất Thành sau đó viết: “Người Pháp ở Pháp đều tốt. Nhưng người Pháp ở thuộc địa lại bạo tàn và vô nhân đạo. Ở đâu cũng vậy. Tôi đã chứng kiến sự đối xử tương tự ở Phan Rang. Người Pháp đã cười phá lên đầy vui vẻ trong khi những người yêu nước của chúng ta đang bị chết đuối. Đối với thực dân, mạng sống của một người châu Á, châu Phi không là gì”.

 

Nguyễn Tất Thành đã lênh đênh trên biển trong một thời gian dài, nhờ vậy mà tới được nhiều nơi như Rio de Janeiro, Buenos Aires, New York cùng Boston. Trong khi ở Boston, Nguyễn Tất Thành đã viết thư cho cụ Phan Chu Trinh và thông báo đang làm phụ bếp tại Khách sạn Parker House.

 

Năm 1913, Nguyễn Tất Thành rời Boston và đến London. Công việc đầu tiên của Nguyễn Tất Thành tại đây là quét dọn tuyết tại một trường học, nhưng do không thể chống chọi được với cái giá lạnh đóng băng trong suốt nhiều giờ, Thành đã tìm một công việc khác, đó là làm than. Nhưng công việc này thậm chí còn cực nhọc hơn công việc trước, phải ở trong tầng hầm tối, nóng kinh hoàng từ sáng sớm cho tới đêm khuya.

 

Rồi không lâu sau Nguyễn Tất Thành được thuê làm phụ bếp ở khách sạn Carlton tại Haymarket. Kỹ năng và phong cách của Nguyễn Tất Thành đã gây ấn tượng được với đầu bếp nổi tiếng Escoffier và Thành được chuyển từ rửa bát sang làm bánh. Tranh thủ thời gian rảnh rỗi, Nguyễn Tất Thành  học tiếng Anh và tham gia vào Hiệp hội công nhân nước ngoài, hiệp hội có mục đích cải thiện điều kiện làm việc ở các nhà máy của Anh.

 

Năm 1917 Nguyễn Tất Thành nghỉ việc ở khách sạn Carlton và qua eo biển Anh tới Pháp.

 

Các hoạt động chính trị của Nguyễn Tất Thành trong những năm tháng ở London vẫn còn chưa được biết đến. Phải khi trở lại Pháp, Nguyễn Tất Thành bắt đầu tham dự các cuộc họp của Đảng Xã hội Pháp. Nguyễn Tất Thành định thành lập cơ quan liên lạc với các nhóm công nhân giữa Anh Quốc và Pháp. Các hoạt động công đoàn của Nguyễn Tất Thành nhanh chóng đưa ông liên hệ với các chính trị gia cánh tả và các nhà văn. Tại cuộc họp hàng tuần của họ, Nguyễn Tất Thành thỉnh thoảng được mời phát biểu để nói về điều kiện ở Đông Dương. Khi đứng lên giữa cuộc họp, Nguyễn Tất Thành không phải là một con người bình thường, ông được chú ý bởi “đôi mắt đen bừng sáng mỗi khi ông nói và dường như xuyên thấu tâm hồn của người quan sát”.

 

Giới chức Pháp ở Đông Dương ngày càng để ý tới hoạt động của Thành. Vào tháng 6/1917, toàn quyền Đông Dương đã thành lập một cơ quan tình báo để theo dõi tất cả các cá nhân được xem là mối nguy hiểm an ninh cho thuộc địa châu Á này cũng như trong lòng nước Pháp. Họ đã tuyển những người Việt Nam biết nói tiếng Pháp làm điệp viên để theo dõi các hoạt động hàng ngày của Thành.

 

Mùa đông năm 1918, ngay sau Chiến tranh Thế giới thứ nhất, là một mùa đông vô cùng khắc nghiệt, thiếu nhiên liệu, chất đốt nghiêm trọng trên toàn nước Pháp. Vào ban đêm người ta phải mang rèm cửa ra để ủ ấm thêm. Nạn thất nghiệp lan tràn khắp nơi. Thành lúc đó đang sống với cụ Phan Chu Trinh và đã giúp đỡ cụ trong studio phục chế ảnh.

 

Vào đầu năm 1919 Nguyễn Tất Thành biết được tin về Hội nghị Hòa bình Quốc tế được tổ chức ở Versailles. Ông đã chuẩn bị một đơn kiến nghị gửi đến Ngoại trưởng Mỹ với hi vọng có sự can thiệp để giải phóng Việt Nam khỏi chế độ thuộc địa. Và đây chính là lúc ông lấy tên là Nguyễn Ái Quốc, tức Nguyễn Yêu Nước, trong bản kiến nghị.

 

Giữa năm 1919, người Pháp đã “liệt” Nguyễn Ái Quốc là “người nổi loạn nguy hiểm nhất”, đe dọa đến an ninh Pháp ở Đông Dương.

 

 

                                                Theo Dantri

Các tin khác

Chủ tịch Nguyễn Minh Triết đón tiếp
Chủ tịch QH Xlô-va-ki-a Pa-vôn Pa-xca.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng
gặp Thủ tướng Bỉ Y-vơ Lơ-téc-mơ.
Không có hình ảnh
Không có hình ảnh

Thực hiện có hiệu quả chương trình, nhiệm vụ trọng tâm công tác tư pháp

(HBĐT) - Ngày 29/1, Sở Tư pháp đã tổ chức hội nghị tổng kết công tác tư pháp năm 2009, triển khai nhiệm trọng tâm công tác tư pháp năm 2010. Dự hội nghị có đồng chí Quách Thế Hùng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; lãnh đạo Vụ Hành chính tư pháp, Cục Trợ giúp pháp lý (Bộ Tư pháp); đại diện các Sở, ban, ngành, Văn phòng Đoàn ĐBQH, HĐND tỉnh; lãnh đạo khối nội chính, phòng tư pháp các huyện, thành phố trong tỉnh.

Đảng bộ Khối CQDCĐ tỉnh: Chú trọng công tác phát triển đội ngũ đảng viên mới

(HBĐT) - Những năm qua, công tác phát triển đảng viên mới ở Đảng bộ khối CQDCĐ tỉnh đã đạt được những kết quả đáng khích lệ. Bình quân mỗi năm Đảng bộ kết nạp được 170 đảng viên mới. Không chỉ quan tâm về số lượng, chất lượng đảng viên mới cũng được Đảng uỷ đặc biệt chú trọng, lấy đó là nền tảng để xây dựng tổ chức cơ sở Đảng trong sạch, vững mạnh.

Hội CCB xã Tu Lý đi đầu trong các phong trào thi đua yêu nước.

(HBĐT) - Đó là kết quả đánh giá của Đảng bộ xã Tu Lý (Đà Bắc) tại hội nghị tổng kết công tác năm 2009 vừa qua. Phát huy phẩm chất anh bộ đội cụ Hồ, hội viên CCB xã Tu lý luôn đi đầu gương mẫu trong các cuộc vận động, phong trào thi đua yêu nước.

Hội thảo tham vấn Quy trình kế hoạch phát triển KT-XH cấp xã tỉnh Hòa Bình

(HBĐT) - Ngày 29/1, Sở KH&ĐT phối hợp với Dự án JICA và Dự án PS- ARD đã tổ chức Hội thảo tham vấn Quy trình lập kế hoạch phát triển KT-XH cấp xã tỉnh Hòa Bình. Tham gia hội thảo có Vụ Quản lý Ngân sách - Bộ Tài Chính, Vụ Tổng hợp - Bộ KH&ĐT; các sở, ngành chức năng; cơ quan Hợp tác phát triển Thụy Sỹ SDC, Văn phòng JICA tại Hà Nội; lãnh đạo một số huyện và các xã trong tỉnh.

Kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Đảng (3-2-1930 - 3-2-2010):
Ðổi mới phương thức lãnh đạo của Ðảng

Nội dung và phương thức lãnh đạo đang là vấn đề cấp thiết với Ðảng ta. Cơ sở lý luận của đổi mới phương thức lãnh đạo của Ðảng được tổng kết từ thực tiễn lãnh đạo phát triển kinh tế - xã hội, văn hóa, xây dựng Ðảng và Nhà nước pháp quyền trong những năm qua, cũng như những đòi hỏi trước mắt của tình hình trong nước và thế giới.

Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh thăm và chúc tết Công an thành phố Hà Nội

Sáng 28-1, Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh đã đến thăm và chúc tết cán bộ chiến sĩ công an thành phố Hà Nội (CATP) nhân dịp Xuân Canh Dần.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục