(HBĐT) - Chúng tôi đến với xã Ngọc Lâu, huyện Lạc Sơn vào một ngày cuối năm. Không khí lạnh tăng cường làm cho tiết trời Ngọc Lâu thêm phần ảm đạm. Đã hơn 10 giờ trưa mà sương mù vẫn giăng kín quyện vào những hạt mưa xuân hắt vào mặt người lạnh cóng.

 

Trong đoàn công tác của chúng tôi có người đã đến với Ngọc Lâu nhiều lần, cũng có người lần đầu tiên đặt chân tới vùng cao này cứ ngạc nhiên bởi khí hậu riêng biệt và không khỏi xót xa: Cuộc sống người dân nơi đây vất vả, nhọc nhằn quá!

 

Có người chia sẻ, Chủ tịch UBND xã Ngọc Lâu Bùi Trọng Tây như được cởi tấm lòng: Từ tháng 11 cho đến tháng 3, Ngọc Lâu lúc nào cũng "êm đềm" như vậy. Sương giăng kín mỗi nếp nhà cho đến quá trưa, điều này ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống sinh hoạt và sản xuất của người dân. Chính vì vậy cho đến nay, Ngọc Lâu vẫn là một trong những xã đặc biệt khó khăn nhất của huyện. Với mức thu nhập bình quân 4,5 triệu đồng/ người/ năm (năm 2009) xã vẫn còn tới 33,6% hộ nghèo. Nhiều năm qua, xã đã được Nhà nước hỗ trợ xây dựng điện, đường, trường, trạm và nhà ở... nhưng cho đến nay, xã vẫn còn 37 hộ phải sống trong những căn nhà dột nát, xiêu vẹo và còn 5% số hộ chưa được sử dụng điện lưới Quốc gia. Mùa giáp hạt, tuy không còn cảnh đứt bữa, nhưng còn nhiều hộ gia đình phải chật vật vì miếng cơm, manh áo.  Những ngày cuối năm, xã đã khảo sát và chọn ra 167 hộ gia đình khó khăn nhất để lập danh sách đề nghị UBND tỉnh hỗ trợ với tiêu chuẩn 200.000 đồng/hộ trong dịp Tết Nguyên đán. Ngoài phần hỗ trợ của Nhà nước, của tỉnh, xã cũng trích một phần kinh phí từ nguồn thu đảm bảo an sinh xã hội để hỗ trợ 14 hộ đặc biệt khó khăn. Trong đó, 12 hộ được hỗ trợ 100.000đ/hộ. Riêng 2 hộ ông Bùi Văn Chi ở xóm Chiềng 2, do người chủ gia đình mắc bệnh nan y đau ốm triền miên và gia đình bà Bùi Thị Nùng, xóm Băng có con trai là Bùi Văn Thương bị thương tật do tai nạn lao động trong năm vừa qua được hỗ trợ mức 400.000 đồng/ hộ. Dân nghèo, xã nghèo, cấp uỷ, chính quyền và các ban ngành đoàn thể xã chỉ còn cách vận dụng tốt các phong trào thi đua để qua đó dấy lên tinh thần "tương thân, tương ái", "lá lành đùm lá rách" sao cho mọi nhà cùng được đón một cái Tết vui vẻ, đầm ấm.

 

Trăn trở với bài toán thoát nghèo trước ngày nghỉ Tết, cấp uỷ, chính quyền xã không quên việc triển khai nhiệm vụ, mục tiêu kinh tế, xã hội, ANQP đến với người dân. Trong đó nhấn mạnh các chỉ tiêu phấn đấu: thu nhập bình quân đầu người đạt 5 triệu đồng/ người/ năm, tỷ lệ hộ nghèo giảm xuống còn 31,4%; 80% hộ gia đình có công  trình phụ hợp vệ sinh... Để đạt được những kết quả đó, người dân trong xã cần tập trung mạnh vào các mục tiêu phát triển kinh tế như: Đảm bảo tận dụng hết diện tích gieo trồng gồm 629ha.  Đẩy mạnh thâm canh tăng vụ, áp dụng tiến bộ KH-KT vào sản xuất để nâng tổng sản lượng lương thực cây có hạt đạt 2.070 tấn, bình quân lương thực đầu người đạt 787kg/ người/ năm.  Duy trì phát triển tốt việc chăn nuôi gia súc, gia cầm đề có đàn trâu 1.000 con; đàn bò 560 con; đàn lợn 4.000 con  và tổng đàn gia cầm 20.000 con...

 

Lãnh đạo, chỉ đạo các hộ gia đình trong xã vui xuân mới không quên việc cấy cày, nhưng để có một cái Tết thật ấm cúng đảm bảo cả về mặt vật chất và tinh thần cho mỗi gia đình, xã đề nghị 13/13 xóm tổ chức các hoạt động văn hoá, văn nghệ, TD-TT mừng Đảng, mừng Xuân đáp ứng nhu cầu hưởng thụ văn hoá cho mọi tầng lớp nhân dân.  

                                                                               

                                                                               Thuý Hằng

 

Các tin khác


Quản lý, sử dụng hiệu quả gói hỗ trợ Chương trình phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội, tránh thất thoát, lãng phí

Hôm nay 25/5, ngày làm việc thứ 6, Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV, Quốc hội đã dành phần lớn thời gian xem xét kết quả giám sát việc thực hiện Nghị quyết số 43/2022/QH15 về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ Chương trình phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội. Đại biểu Đặng Bích Ngọc, Phó trưởng Đoàn chuyên trách phụ trách Đoàn ĐBQH tỉnh Hòa Bình đã phát biểu đóng góp ý kiến. Báo Hòa Bình giới thiệu toàn văn bài phát biểu.

Tăng cường phòng chống tham nhũng, lãng phí trong các dự án quan trọng quốc gia

Đoàn giám sát của Quốc hội đánh giá, các chính sách tại Nghị quyết số 43 là kịp thời, hợp lòng dân song vẫn còn tồn tại, hạn chế cần khắc phục trong quá trình thực hiện.

Giải quyết đơn thư, khiếu nại, tố cáo: Phát huy vai trò người đứng đầu giải quyết thấu đáo việc liên quan đến người dân

Với phương châm, quan điểm lãnh đạo xây dựng chính quyền liêm chính, phục vụ, thực sự "vì nhân dân phục vụ”; xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức (CBCCVC) có phong cách làm việc "trọng dân, gần dân, hiểu dân, học dân và có trách nhiệm với dân”... thời gian qua, cấp ủy, chính quyền các cấp của tỉnh luôn chú trọng giải quyết thấu đáo các vấn đề liên quan đến người dân, nhất là công tác tiếp nhận, giải quyết đơn thư, khiếu nại, tố cáo (KNTC) của công dân.

Huyện Cao Phong đưa việc học tập và làm theo Bác đi vào thực chất

Đồng chí Nguyễn Quang Hưng, Phó Bí thư TT Huyện ủy Cao Phong cho biết: Xác định tầm quan trọng và ý nghĩa của việc tiếp tục đẩy mạnh học tập và làm theo (HT<) tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh theo tinh thần Kết luận số 01-KL/TW, ngày 18/5/2021 của Bộ Chính trị (Kết luận số 01-KL/TW) về tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW của Bộ Chính trị, Ban Thường vụ Huyện ủy Cao Phong đã ban hành các văn bản lãnh đạo, chỉ đạo, thực hiện nghiêm túc Kết luận số 01 và thực hiện chuyên đề toàn khóa, chuyên đề hàng năm gắn với thực hiện NQT.Ư 4 (khóa XII) và Kết luận số 21, ngày 25/10/2021 của BCH T.Ư Đảng (khóa XIII) về "đẩy mạnh xây dựng, chỉnh đốn đảng và hệ thống chính trị; kiên quyết ngăn chặn, đẩy lùi, xử lý nghiêm cán bộ, đảng viên suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, biểu hiện "tự diễn biến”, "tự chuyển hóa” và nhiệm vụ chính trị của từng cơ quan, đơn vị, địa phương… Trong đó chú trọng đưa nội dung HT< tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh vào chương trình, kế hoạch thực hiện nghị quyết của đảng bộ cấp mình gắn với thực hiện nhiệm vụ chính trị của địa phương, đơn vị; lựa chọn nội dung trọng tâm, đột phá, những vấn đề bức xúc, nổi cộm của địa phương, đơn vị để lãnh đạo thực hiện, tránh qua loa, hình thức ở cơ sở...

Nghiên cứu, rà soát các quy định bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ

Thảo luận tổ chiều 24/5 về dự thảo Luật Cảnh vệ, Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ, Phó trưởng Đoàn chuyên trách phụ trách Đoàn ĐBQH tỉnh Hòa Bình Đặng Bích Ngọc cơ bản đồng tình với nội dung của 2 dự thảo luật. Tuy nhiên, đại biểu đề nghị: Ban soạn thảo và các cơ quan có liên quan tiếp tục nghiên cứu, rà soát các quy định trong dự thảo Luật bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ của hệ thống pháp luật.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục