Đoàn công tác của UBTP Quốc hội khảo sát tại Sở Tư pháp

Đoàn công tác của UBTP Quốc hội khảo sát tại Sở Tư pháp

(HBĐT) - Ngày 15/3, tại Sở Tư pháp, đoàn công tác của Ủy ban Tư pháp (UBTP) - Quốc hội khoá XII do bà Lê Thị Nga, Phó Chủ nhiệm UBTP Quốc hội làm Trưởng đoàn đã tiến hành khảo sát tình hình thực hiện hoạt động luật sư tại tỉnh ta.

 

Dự buổi làm việc có đồng chí Đinh Duy Sơn, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh; lãnh đạo, chuyên viên Sở Tư pháp, Đoàn Luật sư tỉnh; chuyên viên Văn phòng Đoàn ĐBQH tỉnh

 

Đoàn công tác đã nghe báo cáo về thực trạng hoạt động luật sư, công tác tham mưu cho UBND tỉnh thực hiện quản lý nhà nước về luật sư, công tác trợ giúp pháp lý ở tỉnh ta. Trong 3 năm (2007-2009), Đoàn Luật sư tỉnh đã tham gia tranh tụng 284 vụ, trong đó có 277 vụ hình sự, 7 vụ dân sự, kinh tế; tư vấn pháp luật 270 việc. Luật sư chủ yếu tham gia tố tụng theo yêu cầu của cơ quan tiến hành tố tụng và Trung tâm TGPL, số vụ việc do khách hàng mời chỉ chiếm khoảng 10% (29 vụ việc).

 

Đại diện Đoàn Luật sư, các văn phòng Luật sư đã phản ánh, kiến nghị nhiều vấn đề xung quanh hoạt động luật sư của tỉnh, những khó khăn, vướng mắc, hạn chế trong quá trình hoạt động nghề nghiệp như thiếu về đội ngũ, cơ sở vật chất hạn chế; cơ chế đãi ngộ, thu hút luật sư, nhất là luật sư trẻ chưa có, thu nhập thấp nên không “giữ chân” được luật sư công tác tại tỉnh; vấn đề chi trả thù lao, lệ phí cho luật sư tham gia tố tụng, vai trò của luật sư trong quá trình tố tụng… Các thành viên trong Đoàn công tác đã trao đổi, chia sẻ những vấn đề cùng quan tâm trong hoạt động luật sư hiện nay.

 

Phát biểu tại buổi khảo sát, bà Lê Thị Nga, Phó Chủ nhiệm UBTP Quốc hội đã đánh giá cao những cố gắng, nỗ lực của Đoàn Luật sư tỉnh trong hoạt động nghiệp vụ, góp phần đảm bảo cho hoạt động tố tụng được bình thường; ghi nhận những kiến nghị, đề xuất trong lĩnh vực hoạt động luật sư ở tỉnh ta. Đồng thời, sẽ có ý kiến đề xuất giải quyết đối với những vấn đề có tính vĩ mô như quy định cụ thể, chi tiết về vai trò của luật sư tham gia tố tụng; mức thù lao chi trả cho luật sư; có chính sách đặc thù đối với hoạt động luật sư ở vùng khó khăn, miền núi; có sự phối hợp liên ngành đảm bảo cho hoạt động của luật sư khi tham gia tố tụng.

 

* Chiều cùng ngày, Đoàn đã có buổi khảo sát tại Sở Y tế về hoạt động giám định tư pháp.

 

Lãnh đạo Sở Y tế, cán bộ Trung tâm pháp y (sở Y tế) đã báo cáo tình hình hoạt động giám định tư pháp tại tỉnh ta. Trong đó, nêu lên những khó khăn, hạn chế như điều kiện làm việc còn nhiều bất cập; chế độ thù lao cho giám định viên chưa có; sự phối hợp giữa các cơ quan chuyên môn trong công tác giám định tư pháp chưa chặt chẽ, thống nhất; phương tiện phục vụ công tác thiếu và cũ kỹ, chưa đáp ứng yêu cầu công việc; những vướng mắc trong thực hiện quy định về xét tỷ lệ tổn hại về sức khoẻ; giám sát hoạt động giám định; mô hình quản lý, tổ chức giám định; giám định pháp y tâm thần…

 

Đoàn công tác đã ghi nhận những ý kiến đề xuất, kiến nghị, trên cơ sở đó để làm việc với các cơ quan hữu quan nhằm tạo điều kiện cho hoạt động giám định ngày càng tốt hơn, phục vụ đắc lực cho công tác bổ trợ tư pháp.

 

 

                                                                                  Thu Hà

 

Các tin khác


Quản lý, sử dụng hiệu quả gói hỗ trợ Chương trình phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội, tránh thất thoát, lãng phí

Hôm nay 25/5, ngày làm việc thứ 6, Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV, Quốc hội đã dành phần lớn thời gian xem xét kết quả giám sát việc thực hiện Nghị quyết số 43/2022/QH15 về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ Chương trình phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội. Đại biểu Đặng Bích Ngọc, Phó trưởng Đoàn chuyên trách phụ trách Đoàn ĐBQH tỉnh Hòa Bình đã phát biểu đóng góp ý kiến. Báo Hòa Bình giới thiệu toàn văn bài phát biểu.

Tăng cường phòng chống tham nhũng, lãng phí trong các dự án quan trọng quốc gia

Đoàn giám sát của Quốc hội đánh giá, các chính sách tại Nghị quyết số 43 là kịp thời, hợp lòng dân song vẫn còn tồn tại, hạn chế cần khắc phục trong quá trình thực hiện.

Giải quyết đơn thư, khiếu nại, tố cáo: Phát huy vai trò người đứng đầu giải quyết thấu đáo việc liên quan đến người dân

Với phương châm, quan điểm lãnh đạo xây dựng chính quyền liêm chính, phục vụ, thực sự "vì nhân dân phục vụ”; xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức (CBCCVC) có phong cách làm việc "trọng dân, gần dân, hiểu dân, học dân và có trách nhiệm với dân”... thời gian qua, cấp ủy, chính quyền các cấp của tỉnh luôn chú trọng giải quyết thấu đáo các vấn đề liên quan đến người dân, nhất là công tác tiếp nhận, giải quyết đơn thư, khiếu nại, tố cáo (KNTC) của công dân.

Huyện Cao Phong đưa việc học tập và làm theo Bác đi vào thực chất

Đồng chí Nguyễn Quang Hưng, Phó Bí thư TT Huyện ủy Cao Phong cho biết: Xác định tầm quan trọng và ý nghĩa của việc tiếp tục đẩy mạnh học tập và làm theo (HT<) tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh theo tinh thần Kết luận số 01-KL/TW, ngày 18/5/2021 của Bộ Chính trị (Kết luận số 01-KL/TW) về tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW của Bộ Chính trị, Ban Thường vụ Huyện ủy Cao Phong đã ban hành các văn bản lãnh đạo, chỉ đạo, thực hiện nghiêm túc Kết luận số 01 và thực hiện chuyên đề toàn khóa, chuyên đề hàng năm gắn với thực hiện NQT.Ư 4 (khóa XII) và Kết luận số 21, ngày 25/10/2021 của BCH T.Ư Đảng (khóa XIII) về "đẩy mạnh xây dựng, chỉnh đốn đảng và hệ thống chính trị; kiên quyết ngăn chặn, đẩy lùi, xử lý nghiêm cán bộ, đảng viên suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, biểu hiện "tự diễn biến”, "tự chuyển hóa” và nhiệm vụ chính trị của từng cơ quan, đơn vị, địa phương… Trong đó chú trọng đưa nội dung HT< tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh vào chương trình, kế hoạch thực hiện nghị quyết của đảng bộ cấp mình gắn với thực hiện nhiệm vụ chính trị của địa phương, đơn vị; lựa chọn nội dung trọng tâm, đột phá, những vấn đề bức xúc, nổi cộm của địa phương, đơn vị để lãnh đạo thực hiện, tránh qua loa, hình thức ở cơ sở...

Nghiên cứu, rà soát các quy định bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ

Thảo luận tổ chiều 24/5 về dự thảo Luật Cảnh vệ, Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ, Phó trưởng Đoàn chuyên trách phụ trách Đoàn ĐBQH tỉnh Hòa Bình Đặng Bích Ngọc cơ bản đồng tình với nội dung của 2 dự thảo luật. Tuy nhiên, đại biểu đề nghị: Ban soạn thảo và các cơ quan có liên quan tiếp tục nghiên cứu, rà soát các quy định trong dự thảo Luật bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ của hệ thống pháp luật.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục