Việc thành lập AEC là nhằm thực hiện mục tiêu cuối cùng của liên kết kinh tế khu vực như đã nêu trong Tầm nhìn ASEAN 2020 nhằm xây dựng ASEAN thành một khu vực kinh tế ổn định, phồn vinh và có khả năng cạnh tranh cao; Có sự chu chuyển tự do hàng hoá, dịch vụ, đầu tư và sự chu chuyển tự do hơn đối với các nguồn vốn, kinh tế phát triển đồng đều, nghèo đói, sự chênh lệch về xã hội và kinh tế được giảm bớt vào 2020.
Ý tưởng về việc tiến tới một hình thức liên kết kinh tế khu vực cao hơn đã được Thủ tướng Gô-chốc-Tông của Xinh-ga-po đưa ra tại Hội nghị cấp cao ASEAN 8 ở Phnôm Pênh vào tháng 11 năm 2002 với đề nghị ASEAN xem xét lập Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC). Tại Hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ 9 (Ba-li, In-đô-nê-xia, tháng 10/2003), trong Tuyên bố Ba-li II, các nhà Lãnh đạo ASEAN đã nhất trí quyết định thực hiện ý tưởng trên và coi đây là một trong ba trụ cột để xây dựng Cộng đồng ASEAN. Việc xây dựng Cộng đồng kinh tế ASEAN là nhằm cụ thể hoá và hiện thực hóa mục tiêu liên kết kinh tế đã được xác định tại Tầm nhìn ASEAN 2020. Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC) được xây dựng trên cơ sở phân tích các nghiên cứu khoa học của Công ty McKinsey, Viện Nghiên cứu Đông Nam Á (ISEAS), Viện Nghiên cứu An ninh và Quốc tế (ISIS) với sự phối hợp của ASEAN-ISIS. Dựa trên những kết quả nghiên cứu trên, ASEAN cũng lập ra một Nhóm Đặc trách Cấp cao (HLTF) để đi sâu vào những vấn đề quan trọng liên quan đến liên kết kinh tế khu vực.
Kết quả là HLTF đưa ra một loạt những khuyến nghị khá toàn diện về liên kết kinh tế ASEAN nhằm thực hiện AEC và nhiều khuyến nghị đã được đưa vào Tuyên bố Bali II tại HNCC ASEAN 9.
Tại Cấp cao ASEAN 13 (Xinh-ga-po, tháng 11/2007), các nhà Lãnh đạo đã ký Tuyên bố về Kế hoạch tổng thể, thể hiện cam kết chính trị mạnh mẽ của các nước thành viên trong việc hình thành Cộng đồng kinh tế. Kèm theo Tuyên bố đó là Kế hoạch tổng thể và Lộ trình chiến lược thực hiện Kế hoạch tổng thể. Chiến lược tổng quát để hình thành Cộng đồng Kinh tế ASEAN là củng cố liên kết kinh tế về cả chiều sâu và chiều rộng trên các thị trường sản phẩm và nhân tố sản xuất.
Trong Tuyên bố Bali II, việc thành lập AEC là nhằm thực hiện mục tiêu cuối cùng của liên kết kinh tế khu vực như đã nêu trong Tầm nhìn ASEAN 2020 nhằm xây dựng ASEAN thành một khu vực kinh tế ổn định, phồn vinh và có khả năng cạnh tranh cao, có sự chu chuyển tự do hàng hoá, dịch vụ, đầu tư và sự chu chuyển tự do hơn đối với các nguồn vốn, kinh tế phát triển đồng đều, nghèo đói và sự chênh lệch về xã hội và kinh tế được giảm bớt vào 2020.
Làm sâu sắc thêm liên kết kinh tế khu vực dựa trên sự hội tụ các lợi ích của các nước thành viên; Biến ASEAN thành một thị trường và khu vực sản xuất thống nhất, một bộ phận năng động và vững chắc hơn trong hệ thống cung cấp toàn cầu; thiết lập các cơ chế và đề ra các biện pháp mới để đẩy nhanh thực hiện các sáng kiến hiện có như Khu vực mậu dịch tự do, Hiệp định khung về dịch vụ, Khu vực đầu tư; đẩy nhanh thực hiện liên kết trong các lĩnh vực ưu tiên; cải tiến Cơ chế giải quyết tranh chấp; bước đi đầu tiên để xây dựng AEC là thực hiện các khuyến nghị của Nhóm đặc nhiệm cấp cao về liên kết kinh tế ASEAN; Đẩy mạnh hợp tác về kỹ thuật và phát triển để giải quyết vấn đề khoảng cách phát triển; đẩy nhanh hội nhập của 4 thành viên mới; Tăng cường hợp tác và liên kết trong những lĩnh vực khác như phát triển nguồn nhân lực và xây dựng năng lực, công nhận bằng cấp trong giáo dục, tham vấn chặt chẽ về chính sách kinh tế và tài chính vĩ mô, biện pháp tài trợ trong thương mại, nối mạng hạ tầng cơ sở và thông tin, phát triển giao dịch điện tử, liên kết các ngành công nghiệp trong khu vực, tăng cường sự tham gia của khu vực tư nhân.
Chương trình Hành động Viên Chăn- VAP (phần về Cộng đồng Kinh tế ASEAN) cũng đã nêu: Thúc đẩy hoàn thành các sáng kiến và biện pháp hợp tác kinh tế hiện có trước hoặc vào năm 2010 và triển khai những sáng kiến và biện pháp mới để tăng cường liên kết trong 11 lĩnh vực ưu tiên, theo khuyến nghị của Nhóm Đặc trách Cao cấp (HLTF) về liên kết kinh tế ASEAN; Dỡ bỏ các rào cản đối với chu chuyển tự do hàng hoá, dịch vụ, lao động có tay nghề và chu chuyển tự do hơn của các dòng vốn vào năm 2010, với phạm vi và mức độ khả thi và chấp nhận được đối với tất cả các nước thành viên; Xây dựng và triển khai các biện pháp khác nhằm áp dụng tất cả các nhân tố hay điều kiện căn bản để đến năm 2010, ASEAN vận hành như một thị trường và cơ sở sản xuất chung trong những lĩnh vực ưu tiên. Những biện pháp này bao gồm: Tăng tính hấp dẫn của điểm đến đầu tư ASEAN; thúc đẩy quá trình tự do hóa thương mại hàng hoá; tăng cường thuận lợi hoá thương mại và đầu tư; giảm chi phí giao dịch thương mại; khuyến khích thương mại dịch vụ trong khu vực; nâng cao khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp vừa và nhỏ ASEAN; tăng cường Cơ chế giải quyết tranh chấp ASEAN...
Xây dựng Cộng đồng kinh tế (ASEAN Economic Community Blueprint) gồm đặc điểm và nội dung: Một thị trường và cơ sở sản xuất thống nhất thông qua việc: Các biện pháp cụ thể để thực hiện tự do lưu chuyển hàng hoá: xoá bỏ thuế quan và hàng rào phi thuế quan; thực hiện các quy định về xuất xứ; thuận lợi hoá thương mại; liên kết trong lĩnh vực hải quan; cơ chế hải quan một cửa; áp dụng các tiêu chuẩn và hàng rào kỹ thuật đối với thương mại. Tự do lưu chuyển dịch vụ: biện pháp cụ thể gồm tự do hoá dịch vụ tài chính, giao thông và công nhận bằng cấp chuyên môn; Tự do lưu chuyển đầu tư thông qua việc bảo hộ đầu tư; tạo thuận lợi và hợp tác; vận động và nâng cao nhận thức về đầu tư; tự do hoá đầu tư.
Tự do hơn trong lưu chuyển vốn được thực hiện với việc tăng cường liên kết và phát triển thị trường vốn ASEAN; cho phép dòng vốn được di chuyển rộng hơn. Tự do lưu chuyển lao động có tay nghề thông qua việc tạo thuận lợi hơn trong cấp visa, giấy phép hành nghề; tăng cường hợp tác trong khuôn khổ Mạng lưới các trường Đại học ASEAN; xây dựng các kỹ năng, tiêu chuẩn nghề nghiệp cơ bản; tăng cường năng lực nghiên cứu của các nước; xây dựng mạng lưới thông tin về thị trường lao động khu vực.
Những lĩnh vực ưu tiên sau đây đã được xác định lộ trình liên kết đến năm 2010: Hàng nông sản; Ô tô; Điện tử; Nghề cá; Các sản phẩm từ cao su; Dệt may; Các sản phẩm từ gỗ; Vận tải hàng không; Thương mại điện tử ASEAN; Chăm sóc sức khoẻ; và Du lịch.
Xây dựng các chính sách cạnh tranh trong tất cả các nước thành viên, xây dựng mạng lưới các cơ quan liên quan, xây dựng năng lực, xây dựng các chỉ dẫn khu vực trong chính sách cạnh tranh;
Thành lập Uỷ ban điều phối ASEAN về bảo vệ người tiêu dùng; thúc đẩy thực hiện các biện pháp sở hữu trí tuệ; phát triển cơ sở hạ tầng: Tăng cường hợp tác về vận tải đường bộ, đường biển và đường không; xây dựng hạ tầng cơ sở thông tin; hợp tác về năng lượng; hợp tác khai khoáng; tài trợ cho các dự án hạ tầng cơ sở.
Tăng cường các thoả thuận tránh đánh thuế hai lần; phát triển thương mại điện tử; Một khu vực phát triển kinh tế đồng đều: phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ; thực hiện Sáng kiến liên kết ASEAN (IAI);
Một khu vực hội nhập đầy đủ vào nền kinh tế toàn cầu: cách tiếp cận nhất quán về quan hệ đối ngoại; tăng cường tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu;
Về cơ chế thực hiện và Lộ trình chiến lược thực hiện Kế hoạch tổng thể: Trong phạm vi chức năng của mình, các Bộ của các nước thành viên sẽ chịu trách nhiệm thực hiện Kế hoạch tổng thể và theo dõi việc thực hiện các cam kết. Các Bộ trưởng Kinh tế ASEAN (AEM) sẽ phụ trách vấn đề liên kết kinh tế ASEAN trong Hội đồng Cộng đồng kinh tế và có trách nhiệm thực hiện Kế hoạch tổng thể.
Căn cứ vào các nội dung của Kế hoạch tổng thể, một Lộ trình chiến lược đã được vạch ra để thực hiện các hoạt động cụ thể theo từng giai đoạn: giai đoạn 2008-2009; giai đoạn 2010-2011, giai đoạn 2012-2013 và giai đoạn 2014-2015, tức là mốc thời gian đánh dấu sự hình thành Cộng đồng kinh tế ASEAN.
Theo ĐCSVN
Chiều 25-3, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã tiếp Ðoàn đại biểu Tư lệnh lực lượng Quốc phòng các nước ASEAN đang tham dự Hội nghị Không chính thức Tư lệnh lực lượng Quốc phòng các nước ASEAN lần thứ 7 (ACDFIM-7) tại Hà Nội.
Ngày 25/3, ĐH Temple, Mỹ tổ chức hội thảo về xung đột trong các tuyên bố chủ quyền tại Biển Đông với sự tham gia của nhiều học giả Việt Nam và Mỹ.
(HBĐT) - Ngày 25/3, Đảng bộ xã Hợp Thịnh (Kỳ Sơn) đã tổ chức Đại hội đại biểu lần thứ XXI nhiệm kỳ 2010 – 2015. Đồng chí Nguyễn Hữu Duyệt, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh uỷ; lãnh đạo các ban xây dựng Đảng, huyện Kỳ Sơn dự và chỉ đạo đại hội
(HBĐT) - Hưởng ứng cuộc vận động “Ngày vì người nghèo”, nhiều năm qua, cấp ủy Đảng, chính quyền, Mặt trận tổ quốc huyện Cao Phong đã tích cực tuyên truyền vận động đến từng cán bộ, viên chức, tầng lớp nhân dân, các doanh nghiệp, đơn vị trên địa bàn huyện ủng hộ. Từ đó đã huy động được sức mạnh của khối đại đoàn kết trong việc thực hiện công tác giảm nghèo, góp phần giảm tỷ lệ hộ nghèo và xoá nhà tạm trên địa bàn.
(HBĐT) - Từ ngày 13 – 23/3, Hội Cựu chiến binh tỉnh phối hợp với Trường Chính trị tỉnh tổ chức lớp tập huấn cho 59 cán bộ Hội CCB của các huyện Tân Lạc, Cao Phong, Đà Bắc và Kỳ Sơn. Đây là lớp tập huấn khoá I của Hội CCB tỉnh cho hội viên trong năm nay nhằm nâng cao trình độ lý luận chính trị cho cán bộ Hội.
“Nhiều nơi đã có sự nhầm lẫn giữa đại hội điểm và đại hội thí điểm bầu trực tiếp ban thường vụ, bí thư, phó bí thư cấp ủy cơ sở” là nhận định của Ban Chỉ đạo Đại hội Đảng của Thành ủy TPHCM về công tác chuẩn bị đại hội Đảng bộ cơ sở nhiệm kỳ 2010 - 2015 ở TPHCM.