Được hỗ trợ mua máy khâu, chị Lê Thị Chính đã có thu nhập ổn định 500.000đ/tháng phụ giúp thêm gia đình

Được hỗ trợ mua máy khâu, chị Lê Thị Chính đã có thu nhập ổn định 500.000đ/tháng phụ giúp thêm gia đình

(HBĐ) - Năm 2005, một cơn tai biến nhẹ đã làm cho chị Nguyễn Thị Luận ở tổ 25, phường Đồng Tiến, TP Phố Hòa Bình trở thành một người tàn tật, chân tay co quắp và hoàn toàn mất sức lao động. Cũng từ đó, gia đình chị rơi vào hoàn cảnh túng bấn khi cả gia đình 5 người chỉ nhìn vào tiền công làm thuê bốc vác của chồng - anh Nguyễn Bá Nhân.

 

Năm 2008, nhờ nguồn vốn hỗ trợ từ Dự án xây dựng mô hình sinh kế tại cộng đồng, gia đình chị đã mua được một chiếc xích lô để anh Nhân đi chở thuê. Sự giúp đỡ kịp thời ấy đã giúp gia đình chị dần cải thiện cuộc sống. Cũng giống như chị Luận, hàng chục người khuyết tật và trẻ mồ côi khác trên địa bàn phường Đồng Tiến vẫn đang tiếp tục nhận được sự hỗ trợ từ dự án này giúp họ vươn lên, hòa nhập cộng đồng, sống có ích cho gia đình và xã hội

 

Anh Nguyễn Quốc Khánh, Trưởng ban VH-XH, phường Đồng Tiến, người trực tiếp phụ trách dự án tại địa phương cho biết: Đồng Tiến là một trong những địa bàn có đông người tàn tật và trẻ mô côi nhất thành phố. Dự án sinh kế tại cộng đồng được triển khai không chỉ giúp người khuyết tật cải thiện cuộc sống, xóa bỏ mặc cảm của họ mà còn tạo sự chuyển biến mạnh mẽ trong nhận thức của toàn xã hội. Mọi người cùng có trách nhiệm giúp đỡ, động viên người khuyết tật giúp họ vươn lên trong cuộc sống. Từ khi triển khai dự án, đến nay đã có 26 đối tượng được hỗ trợ phương tiện đi lại, 39 đối tượng được hỗ trợ kinh phí để bản thân và gia đình đầu tư sản xuất, kinh doanh giúp họ tăng thu nhập, giảm bớt khó khăn trong cuộc sống, 17 đối tượng được hỗ trợ học văn hóa để hòa nhập cộng đồng và xây dựng 22 đường tiếp cận tại công trình công cộng cũng như gia đình người khuyết tật.

 

Dù nguồn vốn hỗ trợ chưa nhiều nhưng đã góp phần động viên tinh thần cho những mảnh đờn bất hạnh. Chị Lê Thị Chính, tổ 20 bị dị tật từ nhỏ, hàng ngày chị chỉ quanh quẩn làm việc nhà. Được sự hỗ trợ của dự án đầu tư một máy may dân dụng, từ đó chị cũng có được thu nhập ổn định 500.000 đồng/tháng phụ giúp gia đình. Chị Chính tâm sự: “Là một người chịu nhiều thiệt thòi nên gia đình rất quan tâm không bắt tôi làm việc gì nhưng khi có chiếc máy may, có thêm thu nhập tôi cảm thấy cuộc sống của mình có ý nghĩa hơn nhiều”.

 

Cũng như chị Chính, anh Nguyễn Văn Thắng, tổ 12, bị liệt nửa người từ khi 4 tuổi. Cuộc sống gia đình khó khăn nhưng không thể giúp gì cho gia đình, anh luôn mang trong mình mặc cảm là người tàn phế, sống phụ thuộc. Chỉ đến khi dự án hỗ trợ vốn giúp anh mở một quán nước nhỏ, có thêm thu nhập phụ giúp gia đình, tinh thần anh đã thoải mái hẳn. Anh tâm sự: “Gia đình có 3 người, vợ cũng bị tai biến, không lao động được nên mọi gánh nặng đều dồn lên vai người mẹ già. Vì vậy, dự án sinh kế đến với Đồng Tiến là một cơ hội với tôi. Nay, có quán nước nhỏ này, tôi đã có thể phụ giúp thêm mẹ và vợ. Tôi cũng thấy rằng, xã hội đã không quên chúng tôi, tôi cần phải sống vui vẻ, sống có ích hơn nữa”.

 

Đối diện với quán nước nhỏ của anh Thắng là một tiệm sửa xe máy lúc nào cũng đông khách. Chủ nhân là anh Nguyễn Mạnh Tuyên bị câm điếc từ nhỏ, gần 40 tuổi anh Tuyên mới lập gia đình. Khi đó, khái niệm làm việc để nuôi sống gia đình bắt đầu thôi thúc trong anh. Cơ hội đến khi dự án giúp vốn cho anh mua máy xì, máy phụt rửa xe. Giờ đây, gia đình anh, chị đã có thu nhập ổn định gần 2 triệu đồng/tháng bằng chính sức lao động của mình. Ngoài chị Chính, anh Thắng, anh Tuyên còn rất nhiều những người tàn tật khác đang dần tìm được lẽ sống cho chính mình khi họ được trực tiếp lao động, hòa nhập với cộng đồng. Với mỗi đối tượng cụ thể, dự án đã đem đến cho người khuyết tật có cơ hội để được khẳng định mình.

      

Không dừng lại ở đó, dự án còn là một chiếc cầu nối để mọi người cùng quan tâm chia sẻ với người khuyết tật. Anh Nguyễn Quốc Khánh cho biết thêm: Ngoài các hoạt động của dự án, Đảng ủy, chính quyề đã phát động nhiều phong trào nhằm giúp đỡ người tàn tật như hỗ trợ vay vốn phát triển kinh tế, tìm cơ sở học nghề và kiếm việc làm phù hợp tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh. Giao cho các hội, đoàn thể trực tiếp nhận giúp đỡ các gia đình có người tàn tật, nhận đỡ đầu trẻ mồ côi. Từ những việc làm thiết thực ấy đã góp phần nâng cao nhận thức của người dân trong việc giúp đỡ người tàn tật. Đặc biệt, chính bản thân những người tàn tật, trẻ em mồ côi đã cảm nhận được sự quan tâm góp sức của cả xã hội để xóa đi mặc cảm, tự vươn lên hòa nhập với cộng đồng.   

                                                                                     

 

 

                                                                  Phương Linh

Các tin khác


Kỷ niệm 134 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh: Lãnh đạo Đảng, Nhà nước vào Lăng viếng Bác

Trước anh linh Chủ tịch Hồ Chí Minh, Đoàn đại biểu đã bày tỏ lòng biết ơn vô hạn, thành kính tưởng nhớ công lao to lớn của Người đối với sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc ta.

Quy định chuẩn mực đạo đức cách mạng của cán bộ, đảng viên giai đoạn mới

Thay mặt Bộ Chính trị, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã ký ban hành Quy định số 144-QĐ/TW (ngày 9/5/2024) Quy định chuẩn mực đạo đức cách mạng của cán bộ, đảng viên giai đoạn mới (Quy định số 144).

Phát huy vai trò nêu gương của cán bộ, đảng viên

Những năm qua, việc thực hiện Quy định số 34-QĐi/TU, ngày 28/01/2019 của Ban Chấp hành (BCH) Đảng bộ tỉnh quy định trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên (CB,ĐV), trước hết là Ủy viên Ban Thường vụ (BTV) Tỉnh ủy, Ủy viên BCH Đảng bộ tỉnh đã đạt kết quả tích cực. Tỉnh ủy coi đây là phương thức lãnh đạo quan trọng của Đảng; là biện pháp thiết thực, hiệu quả góp phần xây dựng, chỉnh đốn Đảng.

Đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức phong cách Hồ Chí Minh, xây dựng tỉnh Hòa Bình ngày càng giàu đẹp, văn minh

Bùi Đức Hinh, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh 


Chủ tịch Hồ Chí Minh, vị lãnh tụ thiên tài, kiệt xuất của dân tộc, người thầy vĩ đại của cách mạng Việt Nam. Người "là biểu tượng cao đẹp nhất của chủ nghĩa yêu nước và chủ nghĩa anh hùng cách mạng Việt Nam. Người là kết tinh rạng ngời của đạo đức, trí tuệ, khí phách, lương tri của dân tộc và thời đại”. Trọn cả cuộc đời, Người dâng hiến cho sự nghiệp giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp và giải phóng con người. Tư tưởng, đạo đức, phong cách của Người là tài sản tinh thần vô giá của Đảng và dân tộc ta. Học tập và làm theo Người là nhiệm vụ hết sức quan trọng, không thể thiếu đối với tất cả các tổ chức đảng, đảng viên trong việc tu dưỡng, rèn luyện, cống hiến và phụng sự đất nước.

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Cần đa dạng hóa nguồn lực phát triển nhà ở xã hội

Chiều tối 17/5, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì họp với các bộ, ngành bàn các giải pháp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong đầu tư phát triển nhà ở xã hội, thực hiện Đề án "Đầu tư xây dựng ít nhất 01 triệu căn hộ nhà ở xã hội cho đối tượng thu nhập thấp, công nhân khu công nghiệp giai đoạn 2021-2030”. Cùng dự có Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà; lãnh đạo các bộ, ngành, cơ quan Trung ương.

Triển khai hiệu quả nhiệm vụ khoa học lý luận chính trị, bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng

Sáng 17/5, tại Hà Nội, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức Lễ kỷ niệm Ngày Khoa học và Công nghệ Việt Nam (18/5).

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục