Thế hệ mần non xã Nhân Nghĩa (Lạc Sơn) đã được học tập trong ngôi trường đạt chuẩn Quốc gia

Thế hệ mần non xã Nhân Nghĩa (Lạc Sơn) đã được học tập trong ngôi trường đạt chuẩn Quốc gia

(HBĐT) - Lạc Sơn là huyện có địa bàn rộng, dân cư đông với trên 13 vạn dân và có 5 dân tộc chủ yếu cùng chung sống. Trong đó, dân tộc Mường chiếm 90,37%. Xác định rõ các chương trình phát triển kinh tế, xã hội, nhất là Chương trình 134, 135 là những chủ trương, chính sách lớn của Đảng và Nhà nước đối với vùng đồng bào dân tộc thiểu số, huyện đã tích cực triển khai thực hiện và đạt được những kết quả đáng ghi nhận.

 

 

Trong chuyến công tác đến với xã Ngọc Sơn vào cuối năm 2009, chúng tôi phấn khởi khi được đi trên những con đường thoáng rộng và nhận  thấy sự đổi thay vượt bậc ở vùng đất khó này. Tiếp chuyện chúng tôi, Chủ tịch UBND  xã Ngọc Sơn Bùi Văn Dương cho biết: Từ khi có chương trình 135 xã được chọn để xây dựng trung tâm cụm xã  nên các dự án được đầu tư đồng bộ như: điện, đường, trường, trạm, chợ, nước sinh hoạt và các công trình phúc lợi khác. Ngoài ra, các dự án còn góp phần đào tạo, nâng cao kiến thức, năng lực cho cán bộ đến cấp xóm. Nhờ có Chương trình 134,135 của Chính phủ đã góp phần thúc đẩy kinh tế- xã hội của xã phát triển nhanh chóng. Nếu như năm 2004, mức thu nhập bình quân đầu người (về lương thực), đạt 400kg/ người/năm, thì đến năm 2009 đã đạt 716,6kg/ người/năm. Tỷ lệ hộ nghèo trong xã giảm từ 46,6% (năm 2004), xuống còn 32,2% theo tiêu chí mới. Hàng năm, xã công nhận trên 70% hộ gia đình đạt danh hiệu gia đình văn hoá. Chủ tịch UBND xã Ngọc Lâu cũng không dấu niềm vui khi chia sẻ cùng chúng tôi: Trước đây người dân xã Ngọc Lâu chúng tôi vốn quen với nếp sống tự túc. Nhưng đến nay, có sự hỗ trợ của Nhà nước, người dân đã có vốn, kiến thức để chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi nâng cao nguồn thu nhập. Hiện tại, số hộ nghèo của xã đã giảm xuống còn 31%. Không chỉ xã Ngọc Sơn, Ngọc Lâu mà ở các xã vùng sâu, vùng cao như: Tự Do, Miền Đồi, Quý Hoà... đời sống của người dân cũng đã có những chuyển biến tích cực.

 

Với sự hỗ trợ của Chương trình 134 từ năm 2005-2007 huyện đã xây dựng được 847 nhà xây, làm mới 1.545 nhà sàn, sửa chữa 67 nhà và nâng cấp 595 nhà sàn. Nhờ có sự giúp đỡ của cộng đồng nên đến thời điểm nghiệm thu mỗi ngôi nhà có giá trị trung bình là 14 triệu đồng.  Cũng từ nguồn hỗ trợ này, đã có 3.963 hộ được sử dụng nguồn nước sạch từ các bể nước phân tán. Đến hết năm 2008, chương trình cấp nước sinh hoạt tập trung đã xây dựng được 14 công trình cấp nước, có 2.900 hộ được hưởng lợi. Năm 2010 huyện được tỉnh cấp bổ sung kế hoạch xây dựng 7 công trình cấp nước sinh hoạt tập trung với tổng giá trị 8 tỷ đồng.

 

Thực hiện Chương trình 135 giai đoạn II (2006-2010), huyện được phê duyệt tổng kinh phí 108.026 triệu đồng để xây dựng cơ sở hạ tầng và phát triển sản xuất. Triển khai nguồn vốn đầu tư, huyện đã nâng cấp được 6  công trình giao thông liên xóm với chiều dài 19,32km; xây dựng mới 7 công trình ngầm tràn qua suối; 9 công trình điện hạ thế gồm 7 trạm và 31km đường dây dẫn phục vụ cấp điện cho 754 hộ; xây mới 24 phòng học và 18 phòng làm việc của Ban giám hiệu nhà trường...

 

Từ năm 2006 -2010, các xóm và xã vùng 3 đã được hỗ trợ nguồn vốn 6.773 triệu đồng để phát triển sản xuất. Huyện đã triển khai nguồn vốn để hỗ trợ bò, lợn giống, 31 chiếc máy cày nhỏ, 65 chiếc máy say sát và nghiền thức ăn gia súc, 67 chiếc máy tẽ ngô, tuốt lúa, xây dựng 6 mô hình kinh tế... Ngoài ra, huyện còn được hưởng lợi từ các chính sách hỗ trợ khác như: các xã trong huyện được cấp 14 loại báo, chuyên đề, tạp chí; con em các xã vùng 3 được cấp giấy vở không thu tiền; mỗi năm nhân dân trong huỵên được trợ cước vận chuyển, trợ giá các mặt hàng như muối, dầu hoả, vật tư phân bón bình quân mỗi năm 2 tỷ đồng. Trong 2 năm 2007-2008, có 58 hộ dân tộc thiểu số nghèo được vay nguồn vốn 273 triệu đồng để phát triển sản xuất. Ngoài ra, Ngân hàng Chính sách- Xã hội huyện cũng rải ngân mỗi năm trên 20 tỷ đồng cho người nghèo vay phát triển kinh tế...

 

Theo đánh giá của đồng chí Bùi Văn Chen, Phó Chủ tịch TT UBND huyện Lạc Sơn: Trong những năm gần đây tình hình kinh tế, xã hội huyện Lạc Sơn có những bước phát triển khá. Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân khoảng 9%. Tỷ lệ hộ nghèo chung của toàn huyện đến cuối năm 2009 còn 24,18%, riêng 6 xã thuộc chương trình 135 còn 33,79%. Nguồn vốn của Chương trình 134,135  và các chương trình, dự án khác đã giúp cho nhiều xã vùng sâu, xa, đặc biệt khó khăn của huyện có có đường giao thông thận lợi, có trường học, trạm y tế khang trang, có điện thắp sáng và phục vụ sinh hoạt, được sử dụng nước sạch hợp vệ sinh. Thông qua các chương trình dự án trong những năm qua đã tạo đà cho Lạc Sơn đổi mới và phát triển bền vững. 

                                                                                                      

                                                                                      Thuý Hằng

 

Các tin khác


Kỷ niệm 134 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh: Lãnh đạo Đảng, Nhà nước vào Lăng viếng Bác

Trước anh linh Chủ tịch Hồ Chí Minh, Đoàn đại biểu đã bày tỏ lòng biết ơn vô hạn, thành kính tưởng nhớ công lao to lớn của Người đối với sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc ta.

Quy định chuẩn mực đạo đức cách mạng của cán bộ, đảng viên giai đoạn mới

Thay mặt Bộ Chính trị, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã ký ban hành Quy định số 144-QĐ/TW (ngày 9/5/2024) Quy định chuẩn mực đạo đức cách mạng của cán bộ, đảng viên giai đoạn mới (Quy định số 144).

Phát huy vai trò nêu gương của cán bộ, đảng viên

Những năm qua, việc thực hiện Quy định số 34-QĐi/TU, ngày 28/01/2019 của Ban Chấp hành (BCH) Đảng bộ tỉnh quy định trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên (CB,ĐV), trước hết là Ủy viên Ban Thường vụ (BTV) Tỉnh ủy, Ủy viên BCH Đảng bộ tỉnh đã đạt kết quả tích cực. Tỉnh ủy coi đây là phương thức lãnh đạo quan trọng của Đảng; là biện pháp thiết thực, hiệu quả góp phần xây dựng, chỉnh đốn Đảng.

Đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức phong cách Hồ Chí Minh, xây dựng tỉnh Hòa Bình ngày càng giàu đẹp, văn minh

Bùi Đức Hinh, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh 


Chủ tịch Hồ Chí Minh, vị lãnh tụ thiên tài, kiệt xuất của dân tộc, người thầy vĩ đại của cách mạng Việt Nam. Người "là biểu tượng cao đẹp nhất của chủ nghĩa yêu nước và chủ nghĩa anh hùng cách mạng Việt Nam. Người là kết tinh rạng ngời của đạo đức, trí tuệ, khí phách, lương tri của dân tộc và thời đại”. Trọn cả cuộc đời, Người dâng hiến cho sự nghiệp giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp và giải phóng con người. Tư tưởng, đạo đức, phong cách của Người là tài sản tinh thần vô giá của Đảng và dân tộc ta. Học tập và làm theo Người là nhiệm vụ hết sức quan trọng, không thể thiếu đối với tất cả các tổ chức đảng, đảng viên trong việc tu dưỡng, rèn luyện, cống hiến và phụng sự đất nước.

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Cần đa dạng hóa nguồn lực phát triển nhà ở xã hội

Chiều tối 17/5, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì họp với các bộ, ngành bàn các giải pháp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong đầu tư phát triển nhà ở xã hội, thực hiện Đề án "Đầu tư xây dựng ít nhất 01 triệu căn hộ nhà ở xã hội cho đối tượng thu nhập thấp, công nhân khu công nghiệp giai đoạn 2021-2030”. Cùng dự có Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà; lãnh đạo các bộ, ngành, cơ quan Trung ương.

Triển khai hiệu quả nhiệm vụ khoa học lý luận chính trị, bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng

Sáng 17/5, tại Hà Nội, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức Lễ kỷ niệm Ngày Khoa học và Công nghệ Việt Nam (18/5).

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục