Mế Bùi Thị Linh

Mế Bùi Thị Linh

(HBĐT) - Mế Bùi Thị Linh năm nay đã ngoài 80 tuổi. 56 năm trước đây, khi còn ở tuổi thanh xuân, theo tiếng gọi tổng động viên đi dân công phục vụ chiến dịch Điện Biên Phủ, mế đã hoà vào đoàn nam nữ thanh niên tải gạo lên mặt trận phục vụ các chiến sĩ Điện Biên. Có dịp gặp mế vào một ngày đầu tháng 5 lịch sử, chúng tôi đã được nghe mế trò chuyện, kể về một thời tuổi trẻ sôi nổi, tràn đầy ý nghĩa.

 

Mế nhớ lại, năm đó mế mới ngoài 20 tuổi, tham gia HĐND xã Cộng Hoà (Lạc Sơn) phụ trách khối lao động, dân công, vận tải. Vì vậy, khi có tổng động viên đi dân công phục vụ chiến dịch Điện Biên Phủ, mế và một đồng chí khác được giao phụ trách việc tổ chức, hướng dẫn đoàn dân công tải gạo lên mặt trận. Hôm đó đúng vào ngày 30 Tết nguyên đán, đoàn do mế phụ trách lên đường, tuy không được đón tết cùng gia đình nhưng trong lòng ai cũng nhiệt tình, hào hứng, sẵn sàng hoàn thành nhiệm vụ vì được đóng góp phần nhỏ bé cho chiến dịch. Đoàn gồm có 200 người, đều là những thanh niên trong độ tuổi từ 20 - 35 tuổi, tập trung tại Đống Cạo của xã để nhận nhiệm vụ tải gạo đến nơi tập kết ở kho So Lo (Sơn La). Mỗi người được giao gánh 50 kg gạo, chia đều vào 2 sọt. Phần gạo ăn đường được cho riêng vào bao dài nhỏ buộc chéo qua người, cùng với cá khô, muối làm lương thực ăn đường. Để tránh máy bay, đoàn phải đi vào buổi tối đêm, ban ngày nghỉ. Vai gánh gạo, người nọ tiếp nối người kia, đoàn dân công cứ thế lần theo đường rừng đi trong đêm tối. Những ngày sáng trăng có ánh trăng soi đường, những hôm không trăng phải tự tìm đường để đi, không dám đốt đuốc vị sợ bị giặc Pháp phát hiện ném bom.

 

Với vai trò của người phụ trách, hướng dẫn đoàn đi, mế thường phải đi trước để tìm tuyến đường đi tránh điểm thường bị tập trung ném bom, tìm địa điểm làm sao đủ chỗ cho 200 người nghỉ đảm bảo an toàn, hướng dẫn việc đun nấu không để khói lửa bốc cao làm cho máy bay giặc quần đảo trên trời phát hiện. Mỗi ngày đoàn chỉ được nấu cơm 2 bữa, vào lúc xâm xẩm tối ăn xong để đi đêm và tờ mờ trước khi trời sáng là lúc dừng nghỉ. Có cá khô, muối mang theo làm thức ăn nhưng cũng phải hết sức dè sẻn, rau được tìm hái dọc đường, nhiều nhất là loại rau tàu bay.

 

Vượt qua hàng trăm km đi bộ đường rừng, mỗi chuyến đi kéo dài hàng tháng, trong đoàn có người đi guốc, người có dép cao su, người đi chân đất, vào những ngày mưa gió thì áo mưa choàng bằng những mo cau. Đi rừng đêm vắt cắt là chuyện thường tình, khi cảm giác được bị vắt cắn thì con vắt đã no tròn. Có những đoạn đường men theo các triền đồi, cả đoàn ai nấy cứ tưởng đi vòng quanh quay lại nhưng hoá ra vẫn đang đi tiếp vì nhiều đồi quá, đồi nọ tiếp nối đồi kia. Nguy hiểm nhất là đi qua đoạn đường vách dốc Khan, dốc Khò ở Mai Châu. Đường chỉ toàn đá dăm, đá tai mèo, một bên là núi cao, một bên vực sâu, đi trong đêm tối trên vai nặng gánh gạo, người nọ phải bám sát người kia, lần từng bước đi giữ cho thật thăng bằng bởi nếu ngả người về phía sau còn có núi tựa lưng, nhưng nếu chúi về phía trước thì sẽ rơi xuống vực.

 

Vất vả, khó khăn nhưng với tinh thần vì bộ đội chiến đấu, “gạo không thiếu một cân, quân không thiếu một người”, đoàn dân công đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ. Cả 3 đợt đi do mế phụ trách đều đảm bảo an toàn về người, tập kết đủ số lượng gạo về kho. Trong mỗi chuyến đi, để động viên tinh thần của dân công, tranh thủ những lúc nghỉ mế còn thường tổ chức sinh hoạt văn nghệ tạo không khí sôi nổi, giúp mọi người quên đi mệt nhọc. Mế vừa cười vừa nhẩm lại một vài câu trong bài hát ngày đó mế thường bắt nhịp cho mọi người cùng hát theo: “Em là con gái dân công, việc nước em gắng, việc nhà thi đua. Dân công, vận tải em vẫn còn thi đua, nhưng còn một chuyện xin thưa, giặc tây chưa hết em chưa lấy chồng. Khi nào độc lập em xin lấy chồng, lấy anh chiến sĩ có công diệt thù…”. 

 

 

                                                           Thu Hà

 

Các tin khác


Tiếp tục trình Quốc hội thảo luận hai phương án rút bảo hiểm một lần

Sáng 27/5, Quốc hội họp phiên toàn thể ở hội trường, thảo luận về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi).

Quản lý, sử dụng hiệu quả gói hỗ trợ Chương trình phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội, tránh thất thoát, lãng phí

Hôm nay 25/5, ngày làm việc thứ 6, Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV, Quốc hội đã dành phần lớn thời gian xem xét kết quả giám sát việc thực hiện Nghị quyết số 43/2022/QH15 về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ Chương trình phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội. Đại biểu Đặng Bích Ngọc, Phó trưởng Đoàn chuyên trách phụ trách Đoàn ĐBQH tỉnh Hòa Bình đã phát biểu đóng góp ý kiến. Báo Hòa Bình giới thiệu toàn văn bài phát biểu.

Tăng cường phòng chống tham nhũng, lãng phí trong các dự án quan trọng quốc gia

Đoàn giám sát của Quốc hội đánh giá, các chính sách tại Nghị quyết số 43 là kịp thời, hợp lòng dân song vẫn còn tồn tại, hạn chế cần khắc phục trong quá trình thực hiện.

Giải quyết đơn thư, khiếu nại, tố cáo: Phát huy vai trò người đứng đầu giải quyết thấu đáo việc liên quan đến người dân

Với phương châm, quan điểm lãnh đạo xây dựng chính quyền liêm chính, phục vụ, thực sự "vì nhân dân phục vụ”; xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức (CBCCVC) có phong cách làm việc "trọng dân, gần dân, hiểu dân, học dân và có trách nhiệm với dân”... thời gian qua, cấp ủy, chính quyền các cấp của tỉnh luôn chú trọng giải quyết thấu đáo các vấn đề liên quan đến người dân, nhất là công tác tiếp nhận, giải quyết đơn thư, khiếu nại, tố cáo (KNTC) của công dân.

Huyện Cao Phong đưa việc học tập và làm theo Bác đi vào thực chất

Đồng chí Nguyễn Quang Hưng, Phó Bí thư TT Huyện ủy Cao Phong cho biết: Xác định tầm quan trọng và ý nghĩa của việc tiếp tục đẩy mạnh học tập và làm theo (HT<) tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh theo tinh thần Kết luận số 01-KL/TW, ngày 18/5/2021 của Bộ Chính trị (Kết luận số 01-KL/TW) về tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW của Bộ Chính trị, Ban Thường vụ Huyện ủy Cao Phong đã ban hành các văn bản lãnh đạo, chỉ đạo, thực hiện nghiêm túc Kết luận số 01 và thực hiện chuyên đề toàn khóa, chuyên đề hàng năm gắn với thực hiện NQT.Ư 4 (khóa XII) và Kết luận số 21, ngày 25/10/2021 của BCH T.Ư Đảng (khóa XIII) về "đẩy mạnh xây dựng, chỉnh đốn đảng và hệ thống chính trị; kiên quyết ngăn chặn, đẩy lùi, xử lý nghiêm cán bộ, đảng viên suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, biểu hiện "tự diễn biến”, "tự chuyển hóa” và nhiệm vụ chính trị của từng cơ quan, đơn vị, địa phương… Trong đó chú trọng đưa nội dung HT< tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh vào chương trình, kế hoạch thực hiện nghị quyết của đảng bộ cấp mình gắn với thực hiện nhiệm vụ chính trị của địa phương, đơn vị; lựa chọn nội dung trọng tâm, đột phá, những vấn đề bức xúc, nổi cộm của địa phương, đơn vị để lãnh đạo thực hiện, tránh qua loa, hình thức ở cơ sở...

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục