Trước đây, khi còn HĐND huyện, sự chỉ đạo, hướng dẫn đối với hoạt động của HĐND xã, thị trấn ở một số địa phương thí điểm không tổ chức HĐND huyện, quận, phường chủ yếu do Thường trực HĐND huyện thực hiện. Khi thực hiện thí điểm, UBND một số huyện đã chủ động phân công 1 Phó Chủ tịch UBND trực tiếp theo dõi hoạt động của HĐND xã, thị trấn, nhờ vậy các quyết định về chủ trương, chính sách vẫn bảo đảm kịp thời đến cơ sở.
Sau 1 năm thực hiện thí điểm không tổ chức HĐND quận, huyện, phường, kết quả cho thấy là khá tích cực
Nghị quyết số 26/2008/QH12 ngày 15/11/2008 của Quốc hội khóa XII về thực hiện thí điểm không tổ chức HĐND huyện, quận phường tính đến nay đã được triển khai trên thực tế hơn 1 năm. Đến thời điểm này, có thể nhìn lại kết quả 1 năm thực hiện chủ trương lớn của Đảng, Nhà nước tại 67 huyện, 32 quận, 483 phường của 10 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
Giải quyết chế độ chính sách cho cán bộ thuộc diện phải sắp xếp
Tổng số đại biểu HĐND của 67 huyện, 32 quận, 483 phường của 10 tỉnh, thành phố thực hiện thí điểm kết thúc nhiệm kỳ 2004-2009 kể từ ngày 25/4/2009 là 15.274 đại biểu, trong đó số đại biểu chuyên trách là 753.
Đến thời điểm 31/12/2009, tại các địa phương thí điểm đã sắp xếp, giải quyết chế độ, chính sách cho 865 người, trong đó chuyển công tác khác 736 người, nghỉ hưu đúng tuổi cho 36 người, nghỉ hưu trước tuổi cho 34 người, thôi việc ngay đối với 48 người và 11 người khác được nghỉ chờ chế độ.
Đổi mới việc tiếp xúc cử tri
Cũng từ khi thực hiện thí điểm đến hết năm 2009 đã bầu được 2.182 hội thẩm Tòa án nhân dân của 67 huyện, 32 quận thí điểm không tổ chức HĐND. Quy trình bầu đã được Thường trực HĐND, Tòa án nhân dân, Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam cấp tỉnh phối hợp hướng dẫn, kiểm tra, tổ chức thực hiện chặt chẽ.
Việc tiếp xúc cử tri của đại biểu HĐND cấp tỉnh cũng được đổi mới cho phù hợp với việc thí điểm, như mở rộng đối tượng, tăng điểm tiếp xúc, tăng số lượng cử tri tham dự và lượt ý kiến tham gia.
Trong năm 2009, số lần đại biểu HĐND cấp tỉnh tiếp xúc cử tri trên địa bàn huyện là 831 lần, trên địa bàn quận là 221 lần, kết quả này đều tăng so với năm 2008.
Chưa phát sinh vướng mắc trong tổ chức điều hành ngân sách tại địa phương thí điểm
Về cơ cấu tổ chức UBND huyện, quận, phường, điểm mới thay đổi trong cơ cấu là đối với UBND huyện có 7 thành viên, để đảm bảo đủ điều kiện điều hành trong khi chưa sửa đổi, bổ sung Luật Tổ chức HĐND và UBND, Nghị định số 27/2009/NĐ-CP quy định tăng 1 Phó Chủ tịch UBND (cơ cấu mới gồm: Chủ tịch, 3 Phó Ctịch và 3 Ủy viên UBND).
Theo báo cáo của các địa phương, số lượng Chủ tịch, Phó Chủ tịch UBND huyện, quận những nơi thí điểm quy định như hiện nay là phù hợp trong điều kiện UBND huyện, quận được bổ sung một số nhiệm vụ, quyền hạn từ HĐND cùng cấp. Tuy nhiên, một số địa phương đề nghị tăng số lượng ủy viên UBND huyện, quận để bảo đảm có sự đại diện của nhiều ngành, lĩnh vực hơn trong tập thể UBND khi quyết định các vấn đề quan trọng ở địa phương.
Khi không còn HĐND, UBND các huyện, quận, phường đã chủ động thảo luận trong tập thể UBND đối với việc xây dựng kế hoạch thực hiện các chỉ tiêu kinh tế-xã hội trên địa bàn, thực hiện tốt chế độ báo cáo, xin ý kiến chỉ đạo của cấp ủy cùng cấp và phê duyệt của UBND cấp trên trước khi triển khai thực hiện.
UBND huyện, quận, phường đã thực hiện phê duyệt quyết toán ngân sách huyện, quận, phường năm 22008, tổ chức thực hiện dự toán ngân sách năm 2009 và quyết định dự toán ngân sách nhà nước trên địa bàn, dự toán thu, chi ngân sách địa phương năm 2010 đảm bảo đúng quy định. Đến nay, chưa phát sinh vướng mắc trong tổ chức điều hành ngân sách tại các huyện, quận, phường thí điểm.
Không dừng lại ở kết quả này, trên cơ sở đánh giá bước đầu của các địa phương cho thấy, quy định mới đã tạo chủ động cho UBND huyện, quận, phường trong công tác xây dựng kế hoạch và quản lý điều hành ngân sách, kịp thời điều chỉnh dự toán ngân sách trong các trường hợp cần thiết, góp phần tích cực trong việc hoàn thành các chỉ tiêu kinh tế-xã hội của địa phương.
Trong quá trình tổng kết 1 năm thực hiện thí điểm không tổ chức HĐND huyện, quận, phường, có thể rút ra kết quả điển hình là hoạt động của UBND huyện, quận, phường tại những nơi thực hiện thí điểm nhìn chung là phù hợp; sự chỉ đạo điều hành của UBND huyện, quận, phường bảo đảm nguyên tắc tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách, hoạt động hiệu lực, hiệu quả. Một số quyết định về chủ trương, chính sách do không còn quy trình thông qua HĐND tại các kỳ họp nên đã giảm được thời gian giải quyết công việc.
Theo Báo ĐCSVN
Trao Giải báo chí quốc gia lần thứ tư - năm 2009. Tối 21- 6, tại Cung Văn hóa Hữu nghị (Hà Nội), Hội Nhà báo Việt Nam đã long trọng tổ chức kỷ niệm 85 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam.
Cuộc họp vòng 2 Nhóm Công tác hỗn hợp Việt Nam-Vatican sẽ được tổ chức trong các ngày 23 và 24/6 tại Vatican nhằm tiếp tục thảo luận và thực hiện các nội dung đã nêu tại cuộc họp vòng 1.
(HBĐT) - Ngày 21/6, Báo Hoà Bình đã tổ chức gặp mặt cán bộ, biên tập viên, phóng viên nhân dịp kỷ niệm 85 năm Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam (21/6/1925 - 21/6/2010). Đây là dịp để cán bộ, biên tập viên, phóng viên Báo Hoà Bình ôn lại chặng đường xây dựng, phát triển và trưởng thành của Báo chí cách mạng Việt Nam.
(HBĐT) - Ngày 21/6, Sở VH-TT&DL đã tổ chức hội nghị biểu dương điển hình tiên tiến lần thứ I năm 2010. Gần 100 đại biểu là các cán bộ, công chức thuộc ngành VH - TT và DL tỉnh đã đến dự hội nghị.
(HBĐT) - Trung tuần tháng 6, phòng làm việc của các đồng chí trong Ban thường vụ và các Ban Đảng của Huyện ủy Yên Thuỷ hầu như vắng lặng. Chị Bùi Thị Bình, Phó Chánh Văn phòng Huyện uỷ giải thích: “các anh, các chị đi cơ sở cả rồi. Tất cả đang tập trung đôn đốc, hướng dẫn và dự Đại hội của các chi, Đảng bộ trực thuộc và chuẩn bị cho Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XIX.
(HBĐT) - Nếu ví toà soạn báo là một cỗ máy thì mỗi bộ phận cấu thành là một bánh răng, một mắt xích quan trọng. Nhưng với họ - những người làm công tác chế bản luôn được xem là những mắt xích quan trọng nhất. Bởi nếu không có họ, việc xuất bản báo theo định kỳ không thể thực hiện được.