Nhân dân vùng chiến khu Yên Thượng - Cao Phong xưa đã năng động hơn trong phát triển kinh tế, tích cức giảm nghèo.

Nhân dân vùng chiến khu Yên Thượng - Cao Phong xưa đã năng động hơn trong phát triển kinh tế, tích cức giảm nghèo.

(HBĐT) - Lên vùng cao Yên Lập, Yên Thượng của huyện Cao Phong mùa này khi cây cối đang độ tốt tươi, rừng xanh tràn bóng mát, thoả thích ngắm đàn trâu thong dong trên đồng cỏ xanh rì, nghe tiếng nói, tiếng cười cười rộn ràng trên đồng ruộng chiến khu, chúng tôi cảm nhận cuộc sống nơi đây thật tươi mới mà cũng rất đỗi thanh bình.

 

“So với vài ba năm trước, cuộc sống của bà con người Mường, người Kinh nơi chiến khu Thạch Yên đã bớt khó nhọc nhiều rồi” - Ông Bùi Thanh Hà, Chủ tịch UBND xã Yên Thượng vui mừng. Ý thức tự lực, tự cường, vượt khó đi lên của người dân chiến khu xưa cùng với sự  “tiếp sức” kịp thời của Đảng, Nhà nước đã 2 xã vùng cao Yên Thượng, Yên Lập chuyển mình. Với diện tích đất canh tác không nhiều, bà con đã thực hiện chuyển đổi từ ruộng một vụ sang quay vòng 2 vụ/năm, tích cực thâm canh, đưa giống mới cho năng suất cao vào sản xuất. Nhờ thế mà tình hình an ninh lương thực được cải thiện nhiều. Từ năm 2008 đến nay, nhân dân ở các xóm đã mở rộng diện tích ngô lai với khoảng 60 ha, đưa các loại giống VN10, Bioxit vào trồng cho năng suất khá (35 - 40 tạ/ha).

 

Thay vì đưa cây mía lên đồi, người dân chiến khu nắm bắt lợi thế để trồng rừng, khai phá đất hoang để mở rộng diện tích sắn cao sản. Chỉ trong một thời gian ngắn, diện tích sắn cao sản giống mới đã được trồng trên 100 ha. Mấy năm nay, nhờ bán được giá, giống sắn này đã mang lại nguồn thu nhập đáng kể cho các gia đình. Đặc biệt là ý thức trồng, giữ rừng, phủ xanh đất trống, đồi núi trọc, xây dựng mô hình trồng rừng phát triển kinh tế của người người, nhà nhà đã nâng lên đáng kể. Không ít hộ gia đình trồng rừng theo dự án hoặc tự đầu tư trồng được hàng chục ha. Tiêu biểu như ông Bùi Văn Bồi ở xóm Um B trồng 4 ha rừng, ông Bùi Đức Truy ở xóm Bái Thoáng, xã Yên Thượng trồng gần 2 ha rừng... Đây cũng là những hộ tiên phong phát triển nghề rừng vùng chiến khu. Keo lai là loại cây thế mạnh được các hộ chọn để trồng rừng. Tâm sự với chúng tôi, ông Bùi Văn Tình ở xóm Bái Thoáng cho biết: Rừng chính là chỗ dựa của người nghèo bởi chi phí mua giống không nhiều, không tốn nhiều công chăm sóc lại có hiệu quả kinh tế lớn. Chỉ 2 - 3 năm nữa thôi, rừng sẽ ngày thu hoạch, bà con sẽ có vốn liếng đáng kể cho phát triển sản xuất, cải thiện đời sống gia đình.

 

Bên cạnh nghề trồng rừng, công tác chăn nuôi được chú trọng. Bà con ở đây cho biết đây là một trong những nguồn thu nhập chính tạo vốn sản xuất và kiến thiết nơi ăn chốn ở. Những năm gần đây, đàn lợn giống địa phương và việc chăn nuôi trâu, bò phát triển. Song song với việc áp dụng các biện pháp kỹ thuật mới vào chăm sóc đàn vật nuôi, một số tập quán chăn nuôi lạc hậu cũng dần được xoá bỏ. đây, hầu hết các gia đình đều tổ chức chăn nuôi từ một đến vài con lợn bản địa, hàng chục hộ nuôi trâu với quy mô lớn từ 8 - 10 con. Thực hiện chương trình hỗ trợ phát triển kinh tế vùng đặc biệt khó khăn, trong 2 năm 2008 - 2009, xã Yên Thượng có 135 hộ nghèo được hỗ trợ tiền mua lợn nái giống địa phương. Đến nay, các hộ được hỗ trợ đều phát huy được hiệu quả hỗ trợ và đánh giá mô hình nuôi lợn nái phù hợp với trình độ thâm canh của bà con. ước tính mỗi năm, số lợn bảo địa xuất bán ra thị trường của toàn xã là 21 tấn, giá bán tại xã trung bình 65.000 đồng/kg.

 

Từ một xã nghèo, kinh tế tự túc, tự cấp, nền kinh tế hàng hoá được hình thành. Hiện nay, thu nhập bình quân của xã đã đạt 5 triệu đồng/người/năm, tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 23,9%. Văn hoá, xã hội ở chiến khu Thạch Yên cũng có bước khởi sắc đáng kể. Điện về bừng sáng khắp các xóm, thôn, đường giao thông đi lại giữa các xóm được cải thiện, các trường học 3 cấp mầm non, tiểu học, trung học cơ sở đều được xây mới và tu sửa khang trang tạo điều kiện huy động trẻ đến trường, cơ sở vật chất, trang thiết bị nhà trạm y tế đáp ứng tốt việc chăm sóc sức khoẻ nhân dân. Cùng với đó, phong trào văn nghệ, thể thao quần chúng phát triển rộng khắp, các hủ tục lạc hậu được đẩy lùi. Khu di tích lịch sử văn hoá chiến khu cách mạng Cao Phong - Thạch Yên từ sau đầu tư tôn tạo đã trở thành nơi sinh hoạt truyền thống, hoạt động lễ hội văn hoá và sinh hoạt tín ngưỡng của nhân dân địa phương. Tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được giữ vững. Xã có 3 xóm đạt Làng văn hoá cấp huyện, 9 xóm đạt KDC tiên tiến. Đảng bộ xã liên tục đạt danh hiệu Trong sạch vững mạnh.

 

                                                                                                       

                                                                                        Bùi Minh

 

Các tin khác


Quản lý, sử dụng hiệu quả gói hỗ trợ Chương trình phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội, tránh thất thoát, lãng phí

Hôm nay 25/5, ngày làm việc thứ 6, Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV, Quốc hội đã dành phần lớn thời gian xem xét kết quả giám sát việc thực hiện Nghị quyết số 43/2022/QH15 về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ Chương trình phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội. Đại biểu Đặng Bích Ngọc, Phó trưởng Đoàn chuyên trách phụ trách Đoàn ĐBQH tỉnh Hòa Bình đã phát biểu đóng góp ý kiến. Báo Hòa Bình giới thiệu toàn văn bài phát biểu.

Tăng cường phòng chống tham nhũng, lãng phí trong các dự án quan trọng quốc gia

Đoàn giám sát của Quốc hội đánh giá, các chính sách tại Nghị quyết số 43 là kịp thời, hợp lòng dân song vẫn còn tồn tại, hạn chế cần khắc phục trong quá trình thực hiện.

Giải quyết đơn thư, khiếu nại, tố cáo: Phát huy vai trò người đứng đầu giải quyết thấu đáo việc liên quan đến người dân

Với phương châm, quan điểm lãnh đạo xây dựng chính quyền liêm chính, phục vụ, thực sự "vì nhân dân phục vụ”; xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức (CBCCVC) có phong cách làm việc "trọng dân, gần dân, hiểu dân, học dân và có trách nhiệm với dân”... thời gian qua, cấp ủy, chính quyền các cấp của tỉnh luôn chú trọng giải quyết thấu đáo các vấn đề liên quan đến người dân, nhất là công tác tiếp nhận, giải quyết đơn thư, khiếu nại, tố cáo (KNTC) của công dân.

Huyện Cao Phong đưa việc học tập và làm theo Bác đi vào thực chất

Đồng chí Nguyễn Quang Hưng, Phó Bí thư TT Huyện ủy Cao Phong cho biết: Xác định tầm quan trọng và ý nghĩa của việc tiếp tục đẩy mạnh học tập và làm theo (HT<) tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh theo tinh thần Kết luận số 01-KL/TW, ngày 18/5/2021 của Bộ Chính trị (Kết luận số 01-KL/TW) về tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW của Bộ Chính trị, Ban Thường vụ Huyện ủy Cao Phong đã ban hành các văn bản lãnh đạo, chỉ đạo, thực hiện nghiêm túc Kết luận số 01 và thực hiện chuyên đề toàn khóa, chuyên đề hàng năm gắn với thực hiện NQT.Ư 4 (khóa XII) và Kết luận số 21, ngày 25/10/2021 của BCH T.Ư Đảng (khóa XIII) về "đẩy mạnh xây dựng, chỉnh đốn đảng và hệ thống chính trị; kiên quyết ngăn chặn, đẩy lùi, xử lý nghiêm cán bộ, đảng viên suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, biểu hiện "tự diễn biến”, "tự chuyển hóa” và nhiệm vụ chính trị của từng cơ quan, đơn vị, địa phương… Trong đó chú trọng đưa nội dung HT< tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh vào chương trình, kế hoạch thực hiện nghị quyết của đảng bộ cấp mình gắn với thực hiện nhiệm vụ chính trị của địa phương, đơn vị; lựa chọn nội dung trọng tâm, đột phá, những vấn đề bức xúc, nổi cộm của địa phương, đơn vị để lãnh đạo thực hiện, tránh qua loa, hình thức ở cơ sở...

Nghiên cứu, rà soát các quy định bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ

Thảo luận tổ chiều 24/5 về dự thảo Luật Cảnh vệ, Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ, Phó trưởng Đoàn chuyên trách phụ trách Đoàn ĐBQH tỉnh Hòa Bình Đặng Bích Ngọc cơ bản đồng tình với nội dung của 2 dự thảo luật. Tuy nhiên, đại biểu đề nghị: Ban soạn thảo và các cơ quan có liên quan tiếp tục nghiên cứu, rà soát các quy định trong dự thảo Luật bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ của hệ thống pháp luật.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục