Chiều 30-11, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã tiếp Giáo sư M.E.Po-tơ, Trường Quản lý Kinh doanh Ha-vớt đang thăm và làm việc tại Việt Nam.

 

Thay mặt Chính phủ Việt Nam, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đánh giá cao việc Giáo sư M.E.Po-tơ sang tham dự Hội thảo công bố Báo cáo năng lực cạnh tranh Việt Nam 2010 và có buổi thuyết trình tại Việt Nam. Thủ tướng nêu rõ, Việt Nam đang đánh giá quá trình phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2001-2010, đồng thời khẩn trương xây dựng Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2010-2020 với mục tiêu là phát triển nhanh và bền vững. Vì vậy, Việt Nam rất hoan nghênh Báo cáo năng lực cạnh tranh Việt Nam nhằm cung cấp các số liệu, phân tích và có những đề xuất cụ thể góp phần bổ sung, hoàn thiện Chiến lược phát triển kinh tế-xã hội giai đoạn 2010-2020.

Trao đổi ý kiến với Giáo sư M.E.Po-tơ, Thủ tướng cho biết: Trong giai đoạn 2001-2010 Việt Nam đạt tốc độ tăng trưởng bình quân 7,2%, trong đó giai đoạn 2005-2010 đạt 7% và dự báo năm 2010 đạt 6,7%... Bên cạnh những thành tựu đã đạt được, kinh tế Việt Nam còn khá nhiều hạn chế yếu kém, trong đó nổi lên là năng lực cạnh tranh của nền kinh tế còn chậm, chưa đáp ứng yêu cầu hội nhập để phát triển nhanh và bền vững. Do đó, Việt Nam đưa ra Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2010-2020, đạt tốc độ tăng trưởng bình quân 7-7,5%, gắn với đó là bảo đảm tiến bộ công bằng xã hội, bảo vệ môi trường và bảo đảm phúc lợi xã hội. Ðể thực hiện Chiến lược, Việt Nam phải đưa nhanh sức cạnh tranh của nền kinh tế (nâng cao chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh), trong đó Chính phủ Việt Nam đang điều hành theo hướng vừa kết hợp xử lý những vấn đề trước mắt, chú ý tới vấn đề trung và dài hạn một cách phù hợp nhằm bảo đảm  hài hòa trong việc nâng cao hiệu quả sức cạnh tranh của nền kinh tế.

Bày tỏ vui mừng về ý tưởng đã thành hiện thực kể từ khi giáo sư sang Việt Nam năm 2008 trao đổi để xây dựng Báo cáo năng lực cạnh tranh, Giáo sư M.E.Po-tơ cho biết: Báo cáo được xây dựng từ rất nhiều cơ quan trong và ngoài nước, trong đó có bổ sung nghiên cứu riêng phù hợp  Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam, trong đó có nhiều khuyến nghị cụ thể có thể bổ sung  Chiến lược phát triển của Việt Nam trong mười năm tới. Giáo sư M.E.Po-tơ nhấn mạnh hai điểm cơ bản trong nâng cao năng lực cạnh tranh của Việt Nam là cơ cấu tổ chức, cơ chế để triển khai tốt chính sách đã đề ra và thành lập Hội đồng về năng lực cạnh tranh quốc gia. Giáo sư M.E.Po-tơ đưa ra một số khuyến nghị làm thế nào phải nâng cao năng suất, nhất là năng suất lao động của Việt Nam, phát triển công nghiệp phụ trợ, tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước, cổ phần hóa.

* Năng lực cạnh tranh chủ yếu của Việt Nam hiện nay đều dựa trên những lợi thế tự nhiên được thừa hưởng, đặc biệt là vị trí địa lý và đặc điểm dân số. Việt Nam vẫn chưa tạo dựng được các lợi thế mới, đặc trưng. Ðây là một trong những phát hiện chính của Báo cáo năng lực cạnh tranh Việt Nam 2010 được công bố tại hội thảo do Văn phòng Chính phủ phối hợp Viện Nghiên cứu Quản lý kinh tế Trung ương (CIEM thuộc Bộ Kế hoạch và Ðầu tư) và Học viện Năng lực cạnh tranh châu Á (Xin-ga-po) tổ chức ngày 30-11, tại Hà Nội. Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải dự và phát biểu ý kiến.

Lần đầu tiên, báo cáo này được xây dựng nhằm đánh giá toàn diện và sâu sắc năng lực cạnh tranh của Việt Nam trên các khía cạnh, đồng thời đề xuất một chương trình hành động tổng thể nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia. Báo cáo được thực hiện bởi nhóm nghiên cứu của CIEM và Học viện Năng lực cạnh tranh châu Á với sự chỉ đạo về chuyên môn của Giáo sư Mai-cơn Po-tơ (Ðại học Ha-vớt, Hoa Kỳ). 

Trình bày một số kết quả chính của Báo cáo, Giáo sư Mai-cơn Po-tơ cho rằng, Việt Nam đã đạt được mức tăng trưởng ấn tượng trong hai thập kỷ qua, tỷ lệ nghèo giảm đi trên diện rộng, đồng thời hồi phục nhanh sau khủng hoảng kinh tế toàn cầu. Mặc dù vậy, mức độ thịnh vượng và năng suất còn thấp so với nhiều quốc gia khác. Sự tăng năng suất lao động của Việt Nam chủ yếu là do kết quả của gia tăng vốn đầu tư cùng với sự chuyển dịch lao động từ nông nghiệp sang khu vực chế biến, chế tạo và dịch vụ. Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài là một động lực chính thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu. Với sự dẫn dắt của đầu tư nước ngoài, xuất khẩu đã tăng trưởng mạnh mẽ. Tuy nhiên, giá trị gia tăng và năng suất trong khu vực xuất khẩu của Việt Nam còn thấp... Theo Giáo sư Mai-cơn Po-tơ, trong một môi trường toàn cầu đang thay đổi,  mô hình tăng trưởng hiện nay của Việt Nam cần phải thay đổi nếu muốn có bước nhảy vọt mới.

Năng lực cạnh tranh được xây dựng dựa trên những yếu tố nền tảng như lợi thế tự nhiên; năng lực cạnh tranh kinh tế vi mô (gồm chất lượng môi trường kinh doanh quốc gia; trình độ phát triển cụm ngành; độ tinh thông về hoạt động và chiến lược công ty) và năng lực cạnh tranh kinh tế vĩ mô (gồm hạ tầng xã hội và thể chế chính trị; các chính sách kinh tế vĩ mô). Việt Nam không chỉ dựa vào lợi thế tự nhiên để tăng năng lực cạnh tranh mà còn cần phải dựa vào hai yếu tố còn lại, trong đó cần chú ý xây dựng, phát triển cụm ngành. Báo cáo đã đề xuất sáng kiến phát triển cụm ngành thí điểm như cụm ngành điện tử và cơ khí ở Hà Nội và các tỉnh lân cận; cụm ngành du lịch ở khu vực miền trung; cụm ngành dệt may ở khu vực TP Hồ Chí Minh...

Ðể nâng cao năng lực cạnh tranh Việt Nam, Báo cáo đã đưa ra các ưu tiên chính sách chiến lược. Ðó là điều chỉnh những mất cân bằng kinh tế vĩ mô ngày càng tăng; giải quyết những nút thắt vi mô đang xuất hiện trong lĩnh vực cơ sở hạ tầng, kỹ năng lao động và năng lực hành chính; tạo nền tảng cho năng suất cao hơn. Báo cáo cũng đưa ra kiến nghị xây dựng một Chiến lược kinh tế quốc gia cho Việt Nam, trong đó làm rõ những vị thế cạnh tranh của Việt Nam trong khu vực và thế giới, tạo dựng, phát huy các thế mạnh đặc thù, độc đáo, đồng thời bắt kịp và duy trì vị thế ngang bằng các nước bạn. 'Việt Nam cần một chiến lược riêng cho mình, không thể cạnh tranh tốt nếu chỉ giảm điểm yếu mà cần phải phát huy những điểm mạnh', Giáo sư Mai-cơn Po-tơ kết luận.

Tại hội thảo, cũng đã diễn ra cuộc thảo luận bàn tròn về Chương trình hành động Nâng cao năng lực cạnh tranh Việt Nam với các khách mời là Giáo sư Mai-cơn Po-tơ, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc; Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam Vũ Tiến Lộc; Giám đốc quốc gia Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam Vích-to-ri-a Qua-qua; Tổng Giám đốc Công ty Intel Products Việt Nam Rích Hô-oát và Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hội Doanh nhân trẻ Việt Nam Nguyễn Mạnh Cường.

Phát biểu ý kiến kết luận hội thảo, Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải đánh giá cao sự tham gia hướng dẫn của Giáo sư Mai-cơn Po-tơ cũng như sự nỗ lực của nhóm nghiên cứu trong thời gian ngắn đã hoàn thành bản Báo cáo này. Báo cáo được công bố đúng lúc chúng ta đang lấy ý kiến đóng góp của toàn dân vào các văn kiện của Ðại hội Ðảng lần thứ XI, đồng thời các bộ, ngành, doanh nghiệp đang xây dựng quy hoạch, chiến lược phát triển giai đoạn 2011-2015. Việt Nam đang chịu tác động của khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu, rất cần tìm ra những giải pháp vượt qua khó khăn để bước vào giai đoạn phát triển mới. Ðể thực hiện chương trình hành động nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia, điều quan trọng là cần quan tâm hơn tới việc triển khai và giám sát việc triển khai hiệu quả các giải pháp. Việc triển khai chương trình này đòi hỏi nỗ lực của các cấp, các ngành, địa phương, Chính phủ, doanh nghiệp và đặc biệt là của người dân. Phó Thủ tướng khẳng định, những nội dung trong Báo cáo này sẽ giao cho các bộ, ngành nghiên cứu, bổ sung vào Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2020, nghiên cứu để xây dựng các chương trình hành động cụ thể... Chính phủ sẽ tiếp tục lắng nghe những kiến nghị, đề xuất của người dân, doanh nghiệp, các tổ chức quốc tế để bảo đảm nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia và cải thiện môi trường hoạt động cho doanh nghiệp.

                                                                              Theo Báo Nhandan

Các tin khác


Quy định chuẩn mực đạo đức cách mạng của cán bộ, đảng viên giai đoạn mới

Thay mặt Bộ Chính trị, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã ký ban hành Quy định số 144-QĐ/TW (ngày 9/5/2024) Quy định chuẩn mực đạo đức cách mạng của cán bộ, đảng viên giai đoạn mới (Quy định số 144).

Phát huy vai trò nêu gương của cán bộ, đảng viên

Những năm qua, việc thực hiện Quy định số 34-QĐi/TU, ngày 28/01/2019 của Ban Chấp hành (BCH) Đảng bộ tỉnh quy định trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên (CB,ĐV), trước hết là Ủy viên Ban Thường vụ (BTV) Tỉnh ủy, Ủy viên BCH Đảng bộ tỉnh đã đạt kết quả tích cực. Tỉnh ủy coi đây là phương thức lãnh đạo quan trọng của Đảng; là biện pháp thiết thực, hiệu quả góp phần xây dựng, chỉnh đốn Đảng.

Đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức phong cách Hồ Chí Minh, xây dựng tỉnh Hòa Bình ngày càng giàu đẹp, văn minh

Bùi Đức Hinh, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh 


Chủ tịch Hồ Chí Minh, vị lãnh tụ thiên tài, kiệt xuất của dân tộc, người thầy vĩ đại của cách mạng Việt Nam. Người "là biểu tượng cao đẹp nhất của chủ nghĩa yêu nước và chủ nghĩa anh hùng cách mạng Việt Nam. Người là kết tinh rạng ngời của đạo đức, trí tuệ, khí phách, lương tri của dân tộc và thời đại”. Trọn cả cuộc đời, Người dâng hiến cho sự nghiệp giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp và giải phóng con người. Tư tưởng, đạo đức, phong cách của Người là tài sản tinh thần vô giá của Đảng và dân tộc ta. Học tập và làm theo Người là nhiệm vụ hết sức quan trọng, không thể thiếu đối với tất cả các tổ chức đảng, đảng viên trong việc tu dưỡng, rèn luyện, cống hiến và phụng sự đất nước.

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Cần đa dạng hóa nguồn lực phát triển nhà ở xã hội

Chiều tối 17/5, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì họp với các bộ, ngành bàn các giải pháp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong đầu tư phát triển nhà ở xã hội, thực hiện Đề án "Đầu tư xây dựng ít nhất 01 triệu căn hộ nhà ở xã hội cho đối tượng thu nhập thấp, công nhân khu công nghiệp giai đoạn 2021-2030”. Cùng dự có Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà; lãnh đạo các bộ, ngành, cơ quan Trung ương.

Triển khai hiệu quả nhiệm vụ khoa học lý luận chính trị, bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng

Sáng 17/5, tại Hà Nội, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức Lễ kỷ niệm Ngày Khoa học và Công nghệ Việt Nam (18/5).

Đường Hồ Chí Minh từ kỳ tích đến mạch máu đất nước - Bài cuối: Đi tới tương lai thịnh vượng

Đất nước thống nhất, sứ mệnh của đường mòn Trường Sơn đã hoàn thành. Nhưng một ước muốn lại cháy bỏng, đó là phát huy giá trị của tuyến đường lịch sử này trong phát triển kinh tế - xã hội hôm nay. Ước vọng đó thành hiện thực khi ngày 5/4/2000, tại bến phà Xuân Sơn, huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình, Thủ tướng Chính phủ đã phát lệnh khởi công xây dựng công trình đường Hồ Chí Minh.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục