Ngày làm việc thứ ba Đại hội (ĐH) XI của Đảng, các đại biểu tiếp tục thảo luận tại hội trường về nhiều vấn đề trọng đại, cấp thiết. PV Hànộimới đã ghi nhận một số ý kiến của đại biểu bên hành lang hội trường.

 
Đại biểu đoàn Thái Bình Phạm Xuân Bắc: Nền giáo dục - đào tạo phải đổi mới căn bản, toàn diện
Trong Chiến lược phát triển giai đoạn 2011-2015, chúng ta đã đề cập tới chỉ số phát triển con người (HDI) và đến năm 2020, chỉ số HDI của ta sẽ thuộc tốp trung bình cao của thế giới; giáo dục - đào tạo (GD-ĐT), khoa học - công nghệ sẽ phải đáp ứng yêu cầu của CNH, HĐH. Chúng tôi rất tâm đắc với 3 khâu đột phá chiến lược, trong đó có sự phát triển nguồn nhân lực nhanh chóng, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao. Chúng ta phải thực sự coi GD-ĐT là quốc sách hàng đầu và đầu tư cho lĩnh vực này chính là đầu tư phát triển. Nền GD-ĐT của ta phải được đổi mới căn bản, toàn diện và sâu sắc. Chúng tôi cho rằng GD nghề nghiệp, GD đại học (ĐH) sẽ là ưu tiên phát triển trong giai đoạn 2011-2015. Chất lượng GD ĐH của chúng ta sẽ phải đáp ứng yêu cầu mà quốc tế và khu vực đặt ra. Một vấn đề cần hết sức quan tâm là đầu tư cho GD-ĐT. Nếu không có mức đầu tư mới, đủ cho GD-ĐT là một quốc sách thì việc nâng cao chất lượng GD toàn diện vẫn là bài toán nan giải. Bản thân ngành GD-ĐT cũng phải có bước phát triển mới. Chất lượng đội ngũ cũng như chất lượng nội dung chương trình, phương pháp giảng dạy sẽ là vấn đề mà ngành GD phải tập trung đầu tư.

Đại biểu đoàn Đồng Nai Huỳnh Văn Tới: Phòng chống tham nhũng - vai trò người đứng đầu
Về việc đấu tranh PCTN, trong các giải pháp đã nêu thì giải pháp nào là đột phá? Theo tôi là ở vai trò người đứng đầu. Vì người đứng đầu là người có trọng trách, phải nêu gương chống tham nhũng và bản thân người đứng đầu không được tham nhũng, phải chịu trách nhiệm về hành vi tham nhũng ở cơ quan mình. Trong báo cáo mới đây của Ban Chỉ đạo TƯ về PCTN, có mấy số liệu đáng lưu ý: chỉ có 276 người đứng đầu là cấp trưởng và cấp phó bị xử lý kỷ luật; trong khi đó đã đưa ra xét xử 944 vụ và hơn 1.600 vụ xét xử hành chính của các cơ quan, tập thể. Rõ ràng là nhiều người đứng đầu không chịu trách nhiệm đối với các hành vi tham nhũng ở cơ quan mình, vì 276 vị nói trên là các vị có hành vi liên quan tới tham nhũng. Đáng lẽ, đúng như giải pháp mà Ban Chỉ đạo TƯ nêu thì có bao nhiêu cơ quan, đơn vị có tham nhũng thì phải có bấy nhiêu người đứng đầu phải chịu trách nhiệm từ hành chính tới hình sự. Vì vậy tiếp theo, nên tập trung vào giải pháp trách nhiệm người đứng đầu.

Đại biểu đoàn Đồng Nai Huỳnh Tấn Kiệt: Nói tới đời sống là nói tới việc làm
Đảng ta rất quan tâm tới vấn đề phát triển nguồn lực con người, quyền lợi của người lao động, đó là vấn đề của CNH, HĐH. Nói tới đời sống của người lao động hiện nay, trước tiên phải nói tới việc làm. Theo tôi, muốn có chất lượng cuộc sống cao thì bản thân người lao động phải tự nâng cao trình độ văn hóa, nghề nghiệp của mình. Nếu trình độ văn hóa, nghề nghiệp vững chắc thì việc làm cũng vững chắc, thu nhập sẽ tăng, đó là cốt lõi của vấn đề giải quyết cuộc sống người lao động về lâu dài. Bên cạnh đó, Nhà nước cũng cần có chính sách hỗ trợ nhiều mặt như nhà ở, nhà trẻ, đào tạo cho người lao động. Muốn thực hiện tốt vấn đề này thì cả nước phải có cơ chế, chính sách đồng bộ. Các ngành, các cấp, đặc biệt là Tổng LĐLĐ và Bộ LĐ,TB&XH phải cùng kết hợp, xây dựng thành chương trình tổng thể. Tôi mong muốn Chính phủ có chương trình quốc gia về nhà ở cho công nhân và về đào tạo người lao động.

Đại biểu đoàn Vĩnh Long Trương Văn Sáu: Phải quy hoạch tổng thể nông thôn
Nhiệm vụ xây dựng, phát triển kinh tế nông thôn, xây dựng nông thôn mới, đòi hỏi phải tiếp tục quy hoạch tổng thể vùng kinh tế nông thôn, chi tiết tới từng xã. Quy hoạch xây dựng toàn diện hệ thống giao thông, thủy lợi, hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật và hạ tầng xã hội nông thôn, ngoài yếu tố phục vụ phát triển kinh tế, còn phải bảo đảm phục vụ đời sống mọi mặt một cách toàn diện và đồng bộ. Cần huy động sức mạnh ở ngay từng địa phương, từ ngân sách nhà nước và huy động nguồn lực từ các doanh nghiệp để đầu tư cho phát triển nông thôn; mặt khác cần phát huy vai trò của nông dân trong vấn đề này.

Đại biểu đoàn Tây Ninh Nguyễn Văn Nên: Quy hoạch vùng là cực kỳ quan trọng
Về cơ chế phát triển kinh tế vùng, có lẽ bài tham luận của đoàn TP Hồ Chí Minh có nhiều điều để chúng ta suy nghĩ. ĐH cũng nên căn cứ vào đó để bàn luận thêm, các nhà lãnh đạo cũng nghiên cứu thêm để chỉ đạo. Quy hoạch vùng là vấn đề cực kỳ quan trọng, nên tránh để từng địa phương tự lo, tự lo thì sẽ xảy ra tình trạng manh mún, thiếu nguồn đầu tư đúng mức, quá trình phát triển sẽ có những bất cập. Cho nên, tôi thống nhất quan điểm đề nghị quy hoạch và phát triển vùng cạnh tranh. Lấy thực tế từ Tây Ninh, vừa nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, vừa là cửa ngõ biên giới phía Tây Nam, có đường xuyên Á đi qua. Nhưng, nếu để Tây Ninh tự lo với nguồn lực của mình thì khó mà theo kịp các tỉnh lân cận khác cũng như khó đáp ứng yêu cầu của một tỉnh trong vùng kinh tế trọng điểm, theo hướng phát triển chung. Chính phủ đã có chỉ đạo quy hoạch, đã cho hướng tính toán phát triển vùng kinh tế, nhưng việc đầu tư thực hiện vẫn còn nhiều khó khăn…
 
 
                                                                              Theo HaNoiMoi
 
 

Các tin khác

Không có hình ảnh
Đại diện lãnh đạo Đài PT-TH tỉnh trao giấy khen cho các tập thể CTV tích cực, tiêu biểu năm 2010.

Rét đậm, rét hại kéo dài, người dân cần chủ động phòng - chống đói rét cho trâu, bò

(HBĐT) - Từ đầu tháng 1 đến nay, tình hình thời tiết diễn biến hết sức phức tạp, đặc biệt, rét đậm, rét hại đã ảnh hưởng lớn đến sản xuất, nhất là đối với đàn gia súc, gia cầm. Để tìm hiểu rõ những ảnh hưởng của đợt rét đậm, rét hại tới chăn nuôi, phóng viên Báo Hòa Bình đã phỏng vấn ông Phạm Vinh Xương, phó Chi cục Thú y. Sau đây là nội dung phỏng vấn:

Chiều 13/1, Đại hội thảo luận các văn kiện tại Hội trường

Chiều 13/1, dưới sự điều hành của đồng chí Nguyễn Phú Trọng - Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội, Đại hội XI của Đảng thảo luận tại Hội trường, đóng góp ý kiến vào các văn kiện Đại hội.

Đẩy mạnh phát triển kinh tế tri thức, đưa nước ta phát triển nhanh và bền vững

Một trong những điểm nhấn đặc biệt quan trọng được nêu trong Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2020 là việc khẳng định Việt Nam cần thay đổi mô hình tăng trưởng, từ chiều rộng sang phát triển hợp lý giữa chiều rộng và chiều sâu, tức là thay đổi một trong các yếu tố rất cơ bản đã giúp công cuộc đổi mới đạt được những thành công to lớn về kinh tế trong 25 năm qua.

Chỉ thị của Bộ Chính trị về bầu cử ĐBQH khóa XIII

Bộ Chính trị vừa ra Chỉ thị số 50-CT/TW về lãnh đạo cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XIII và bầu cử đại biểu Hội đồng Nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2011-2016.

Tập trung nâng cao chất lượng nguồn nhân lực

Như đã đưa tin, ngay sau phiên khai mạc ĐH, chiều 12 và sáng 13-1, các Đoàn đại biểu đã tiến hành thảo luận về các văn kiện trình ĐH toàn quốc lần thứ XI của Đảng.

430 học sinh trường Trung cấp Y tế tham gia hiến máu tình nguyện

(HBĐT) - Ngày 13/1, Đoàn thanh niên trường Trung cấp Y tế đã tổ chức lễ phát động và hưởng ứng phong trào hiến máu tình nguyện năm 2011.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục