Giáo sư Nguyễn Lân Hùng hướng dân nông dân nuôi nhím.
Rất phấn chấn vì Đại hội Đảng lần này đặc biệt quan tâm đến nông dân, nông nghiệp và nông thôn là chia sẻ của Giáo sư Nguyễn Lân Hùng, một trong những nhà nông học hàng đầu của Việt Nam với phóng viên Vietnam+.
- Thưa ông, là một “giáo sư của nông dân”, ông nhận thấy Đại hội Đảng lần này đã đề cập nhiều đến nông nghiệp, nông thôn?
Giáo sư Nguyễn Lân Hùng: Chúng tôi rất mừng vì có lẽ, chưa có Đại hội Đảng nào quan tâm đến nông dân một cách quyết liệt như Đại hội Đảng năm nay, không một Đại hội Đảng nào nói nhiều về nông nghiệp như Đại hội này. Đứng về phía bà con nông dân thì đây là hồi còi báo hiệu chuyển biến lớn trên mặt trận nông nghiệp.
Chúng tôi tán thành báo cáo của Ban chấp hành Trung ương Đảng và phương hướng đặt ra, tôi rất mong việc thực hiện phải như nghị quyết, bám chắc nghị quyết. Chẳng hạn, theo nghị quyết là học tập theo tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh. Bác hồ luôn luôn lo cho nông dân, gắn bó với nông dân, chúng ta nhìn thấy Chủ tịch là thấy ông già xuống đạp nước với bà con, tát nước với bà con, rớt nước mắt khi thấy bà con thiếu ăn.
Phải làm sao đưa cuộc sống của người nông dân đi lên. Chúng ta đang xây dựng nông thôn mới nhưng không nên theo hướng Nhà nước rót tiền xây điện, đường, trường, trạm mà phải theo hướng làm sao nâng cao đời sống người dân, họ có tiền để tự đóng góp xây dựng quê hương.
- Nhưng làm cách nào để nâng cao đời sống nông dân, thưa ông?
Giáo sư Nguyễn Lân Hùng: Để nâng cao đời sống kinh tế xã hội thì phải công nghiệp hóa. Khi tiến hành công nghiệp hóa, cần chuyển một phần sản xuất nông nghiệp sang công nghiệp, đó là điều tất yếu. Nhưng phải làm sao người nông dân sau khi rời ruộng vườn vào làm công nhân phải có đời sống khá hơn, chứ không chỉ lương vài trăm nghìn đồng.
Muốn như vậy thì doanh nghiệp phải có trách nhiệm đào tạo tay nghề cho dân. Đào tạo nghề cho nông dân phải được đưa vào là một trong những điều kiện quan trọng nếu doanh nghiệp muốn lấy đất của dân làm xưởng sản xuất. Lấy đất của nông dân thì phải nâng cao đời sống của dân chứ không phải công nghiệp hóa mà dân lại nghèo đi.
Với diện tích nông nghiệp còn lại, phải nâng cao hiệu quả kinh tế bằng cách chuyển đổi sản xuất. Tôi cho rằng người dân mình không thể làm giàu với cây lúa được.
Có hàng vạn cây, con để người nông dân có thể nuôi, trồng, tùy vào điều kiện tự nhiên từng nơi để chọn giống phù hợp. Anh Cao Xuân Hậu ở Hà Giang thu 1,9 tỷ đồng một năm từ nuôi nhím. Ngay vùng đất cát trắng Bình Thuận, Ninh Thuận, cũng có thể trồng cây nim, nuôi nhông cát, đem lại lợi ích kinh tế cao. Vùng núi có thể trồng cây bông thay cho cây ngô, trồng xen bơ với cà phê…
Chưa kể đến việc khi nâng cao kỹ thuật chế biến, lợi ích kinh tế còn lớn hơn gấp nhiều lần. Tôi sang Thái Lan, thấy họ trồng me kín mấy tỉnh để chế biến xuất khẩu. Me của họ sao bằng sấu, bằng trám của Việt Nam, nhưng chúng ta không khai thác được?
Vấn đề quan trọng là Nhà nước và lãnh đạo các địa phương phải biết lắng nghe các nhà khoa học để họ giúp về mặt chọn giống phù hợp, về kỹ thuật nuôi. Nếu biết tận dụng tiềm năng khoa học thì ngay chỗ khó khăn nhất chúng ta vẫn biết tìm cách để làm giàu cho nông dân.
- Điều này cũng là một trong những nội dung của việc hiện đại hóa nông nghiệp. Theo Giáo sư, để hiện đại hóa nông nghiệp, cần phải làm gì?
Giáo sư Nguyễn Lân Hùng: Hiện đại hóa nông nghiệp cũng là một hình thức công nghiệp nhưng phải đi từng bước.
Ví dụ, trước tiên cần có những điển hình, và là những điển hình hợp lý, có tính thực tiễn cao, khả năng hoàn vốn và thu lãi nhanh chứ không phải kiểu đầu tư tiền tỷ để trồng rau, làm sao dân theo được?
Thứ nữa là cần nâng cao dân trí để bà con tiếp cận được với khoa học kỹ thuật, có ý thức cao trong sản xuất. Ý thức người dân thấp là nguyên nhân dẫn đến tình trạng các mô hình rau sạch của ta chưa phát triển mạnh mẽ. Người tiêu dùng mất lòng tin khi thấy rau chỉ được rửa sạch chứ không sạch dư lượng phân đạm.
Một điều quan trọng không kém là sự vào cuộc của chính quyền địa phương. Ví dụ, sản xuất nấm ăn là việc ai cũng có thể làm được, nhưng sản xuất đúng quy trình, trên quy mô lớn thì còn nhiều trục trặc. Trong liên kết bốn doanh nghiệp rất tích cực vì học sẽ có lãi, nông dân và nhà khoa học thì rất cần cù, nhưng Nhà nước còn hạn chế.
- Sau Đại hội, ông có kỳ vọng Nhà nước sẽ vào cuộc tích cực hơn?
Giáo sư Nguyễn Lân Hùng: Tôi rất mừng khi thấy Đại hội Đảng lần này có một chuyển biến lớn là Đảng đã dám mạnh dạn nhìn vào thiếu sót, đó là tín hiệu cho chúng ta kỳ vọng vào một đội ngũ lãnh đạo khóa mới. Tôi tin, với quyết tâm của Đại hội lần này, Đảng sẽ đổi mới mạnh hơn, đất nước sẽ đi lên, đời sống người dân Việt Nam nói chung và nông dân nói riêng sẽ được cải thiện hơn nữa./.
Theo TTXVN
Ngày 19-1, tại phiên bế mạc Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, đồng chí Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa XI, đã đọc Diễn văn bế mạc. Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam xin trân trọng giới thiệu toàn văn Diễn văn này .
(HBĐT)- Đợt rét lịch sử hồi đầu năm 2008 làm gần 1.000 con trâu, bò chết rét đã làm thâm hụt đáng kể đàn trâu, bò của huyện Cao Phong. Sau ba năm, rét đậm, rét hại xuất hiện trở lại. Tính đến ngày 17/1, trên toàn tỉnh đã có 491 con trâu, bò bị chết rét, nhưng cả huyện Cao Phong chỉ có 4 con chủ yếu là trâu, bò già và bê, nghé non.
(HBĐT) - Nhận thức rõ ý nghĩa, tầm quan trọng của CVĐ “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” trong giai đoạn hiện nay, 4 năm qua, xã Lạc Lương (Yên Thủy) đã có 2.850 lượt cán bộ, đảng viên và nhân dân tự nguyện tham gia học tập các chuyên đề CVĐ.
Hôm nay (19/1), Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng bế mạc, khép lại 9 ngày làm việc tập trung, khẩn trương với nhiều nội dung, quyết sách quan trọng. Đồng chí Nguyễn Phú Trọng được bầu làm Tổng Bí thư BCHTW Đảng khoá XI.
Sáng 18/1, Đại hội làm việc tại Hội trường về văn kiện Đại hội và nhân sự Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI.