Đó là các anh Doãn Văn Cao, 36 tuổi, quê Bắc Giang; Trần Văn Kỳ, 43 tuổi, quê Nghệ An; Trần Văn Bằng, 39 tuổi, quê Thanh Hóa và Trần Văn Hoài, 38 tuổi, quê tại Thái Bình.

 

 

 Những lao động cuối cùng rời phi trường Tripoli vui vẻ ngồi dùng bữa tại thị trấn Ben Gerdeane, Tunisia, cách biên giới khoảng 40 km - Ảnh: Việt Phương

Cả 4 người may mắn về đến cửa khẩu Ras Jadire ở biên giới Libya - Tunisia vào trưa qua và được mời ngay lên xe để về phi trường Zanzis, Djerba của Tunisia, chờ về nước.

Khẩn trương đưa lao động tại Libya về nước

Trưa 4.3, tại buổi làm việc với lãnh đạo các bộ ngành, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tiếp tục chỉ đạo các biện pháp cấp bách để đảm bảo an toàn về tính mạng, tài sản cho người lao động VN tại Libya và khẩn trương đưa họ về nước trong thời gian sớm nhất. Hiện còn 289 người vẫn đang ở trong nội địa của Libya và vẫn giữ được liên lạc thường xuyên.

Cũng trong ngày hôm qua 4.3, Vietnam Airlines (VNA) tiếp tục mở rộng cầu hàng không, tăng thêm 2 chuyến bay tới Tunisia ngày 6 và 7.3, nâng số chuyến bay của hãng tới các nước lân cận Libya lên 9 chuyến. Theo đó, ngày 6.3, VNA sẽ thực hiện đồng thời 2 chuyến bay tới Djerba và Istanbul (Thổ Nhĩ Kỳ). Riêng ngày 7.3 sẽ thực hiện 2 chuyến bay cách nhau 2 tiếng cùng tới Djerba.

Cổng TTĐT Chính phủ - M.Hà

10 ngày kẹt ở phi trường Tripoli

Cả 4 anh em cùng làm việc cho một công ty chủ người Ba Lan tên là Polimex. Sau 2 ngày cắt phiên trực trại đề phòng người biểu tình đốt phá, ngày 23.2, chủ thông báo cả công ty di tản và mua vé máy bay điện tử cho tất cả 26 công nhân Việt Nam rời Tripoli qua ngả Amsterdam. Mỗi người được chủ cho 20 dina (1 USD = 1,2 dina) và hầu như không còn thêm khoản tiền nào nữa vì lương tháng đã được chuyển gửi thẳng về Việt Nam và hằng tháng, họ chỉ được phát 100 dina tiêu vặt.

Ra đến phi trường, tất cả các chuyến bay đi Amsterdam đều bị hủy. Chủ người Ba Lan đổi vé đi Dubai nhưng do chỉ mua vé điện tử và chuyển khoản, cả 26 lao động Việt Nam tiếp tục bị kẹt. Đến lúc này, một người vay mượn được người thân 5.000 USD nhưng số tiền này cũng chỉ đủ giúp mua vé bằng tiền mặt được cho 22 người. Thế là cả 4 anh em bị kẹt.

Thời gian kẹt ở Tripoli cũng chính là lúc Libya có những “biến động” buồn cười. “Tôi chẳng hiểu tại sao lúc đó hãng điện thoại Libyan lại khuyến mãi liên tục. Lúc thì 10 dina, lúc thì 20 dina nên dù chúng tôi bị kẹt nhưng điện thoại lại có thể liên lạc thoải mái”, anh Cao nói.  “Tôi đã liên hệ được với người của Công ty Vinaconex và đã được công ty cấp tiền mặt mua vé. Tuy nhiên, 3 ngày trước có tiền mặt thì mua được vé, bây giờ họ lại không bán vì bảo là phải có visa vào Dubai họ mới bán”.

“Một số lao động khác làm cho chủ Thổ Nhĩ Kỳ di tản qua ngả Istanbul đều đi được”, anh Bằng cho biết. “Biết bọn tôi kẹt lại, nhiều người góp tất cả thực phẩm còn lại cho chúng tôi và ôm nhau trước khi lên máy bay”.

Đến 8 giờ sáng qua, với sự giúp đỡ của Công ty Vinaconex và Đại sứ quán Việt Nam tại Libya, 4 người mới được hướng dẫn rời phi trường và thoát khỏi Tripoli bằng đường bộ. Chiếc xe taxi 7 chỗ được sứ quán Việt Nam và Vinaconex thuê chở thẳng họ ra biên giới.

“Taxi cứ chạy một chút lại gặp một bốt gác. Nhiều bốt lắm, không thể nhớ là bao nhiêu cái. Bốt nào cũng có 2 chiếc xe tăng, còn súng 12 li 7 thì khắp nơi. Lính chính phủ chặn hỏi hộ chiếu. Biết người Việt Nam họ đều cho đi, song họ lục điện thoại và lấy hết sim card và thẻ nhớ”, anh Cao cho biết. “Tuy nhiên, vừa khoát tay cho đi họ lại bắn hàng loạt AK phía sau đuôi khiến ông tài xế hoảng hồn, phanh xe đến dúi cả đầu”.

Theo ông Thái Xuân Dũng, Phó tổng lãnh sự Việt Nam tại Macau và Hồng Kông đi theo đoàn công tác, trong số lao động Việt Nam về đến biên giới Libya-Tunisia tối qua, có một người bị gãy chân, một người bị liệt và một người có dấu hiệu hoảng loạn thần kinh. Cả ba đã được tổ chức IOM đưa đi chăm sóc, điều trị và sau đó dùng xe chở thẳng ra sân bay Djerba. Vietnam Airlines đã tạo điều kiện cho 3 người này được ưu tiên về nước trước.

 

N.Thịnh - V.Phương

Cuộc đào thoát của 4 người mất hơn 3 giờ đồng hồ thì đến Ras Jadire. Suốt sáng qua tại đây, tôi chỉ thấy toàn lao động Bangladesh, mãi đến trưa mới phát hiện 4 lao động Việt Nam. Đây cũng là những lao động Việt Nam cuối cùng ở biên giới Libya -Tunisia tính đến 2 giờ trưa hôm qua (6 giờ chiều, giờ Việt Nam). Cả 4 đã được ông Thái Xuân Dũng - Phó tổng lãnh sự Việt Nam tại Macau và Hồng Kông cùng đi với Thứ trưởng Ngoại giao Đoàn Xuân Hưng hướng dẫn lên chiếc Land Cruiser của phóng viên Thanh Niên và đại diện Vietnam Airlines chở về Djerba.

“Bọn em về được đến đây phải nói là nhờ phía Đại sứ quán Việt Nam tại Libya và Công ty Vinaconex giúp đỡ rất nhiều”, anh Bằng nhìn nhận. “Bên kia người ta biểu tình, xông vào đánh nhau trong phi trường nhiều lần bọn em tưởng phải chết”. Trên xe, cả bốn đều đã liên lạc được với gia đình qua điện thoại. “Anh gọi đi”, anh Cao khởi động lại điện thoại và bảo tôi. “Cứ nhá máy là người nhà thấy mã điện thoại lạ sẽ gọi lại ngay”.

Sau lần đầu gọi thẳng, lần sau tôi nhá máy. Quả thực người nhà các anh lần lượt gọi lại với giọng mừng rỡ. Riêng tôi còn được một phụ huynh nhắn nhủ: “Em nó vừa về rất cực khổ. Anh xem có thể giúp cho em nó mượn một ít tiền tiêu trong trường hợp cần thiết rồi anh sẽ trả lại”.

Toàn bộ lao động Việt Nam đã có chỗ trú an toàn

Cho đến 12 giờ trưa qua, không còn lao động Việt Nam nào phải nằm vạ vật giữa trời ở biên giới Ras Jadire, Tunisia nữa. Tất cả đều được đưa vào các khu trại hoặc về sân bay Djerba. Cũng trong sáng qua, đoàn công tác do Thứ trưởng Đoàn Xuân Hưng dẫn đầu đã đi thăm nơi người Việt trú ở khu trại do Cao ủy LHQ về người tị nạn (UNHCR) dựng lên và làm việc với Tổ chức Di dân quốc tế (IOM). Khu vực những lao động Việt Nam ở được phân biệt rõ ràng với cờ đỏ sao vàng cắm trên đỉnh. Mọi người cho hay sau nhiều ngày nằm ngoài trời thì giờ được vào trại thế này là tốt lắm rồi.

Tại đây, hằng ngày mọi người được phân phát nước uống, sữa, bánh mì, bánh ngọt,... thỉnh thoảng có cả mì. Một lao động mang thùng rau sa mạc hái để cải thiện bữa ăn ra cho phóng viên Thanh Niên xem. Tuy nhiên, tất cả đều cảm thấy an tâm vì đã được vào trại nằm và đang chờ ngày ra sân bay, đón chuyên cơ của Vietnam Airlines về nước.

Trao đổi với phóng viên Thanh Niên, chuyên viên cấp cao của UNHCR Hovig Etyemezian cho hay đến giờ thì mọi người trong trại này đều đã được chăm lo đầy đủ. Người lao động Việt Nam thì càng an tâm vì đã có chính phủ và IOM. Họ chỉ còn đợi ngày ra sân bay thôi. Còn việc người lao động phải đi bộ từ cửa khẩu qua cả chục km để đến khu trại thì ông Etyemezian giải thích rằng vì có quá nhiều người mà xe cộ lại không đủ.

Lúc 16 giờ chiều qua (tức 22 giờ, giờ Việt Nam), một chuyến bay nữa của Vietnam Airlines đã hạ cánh xuống sân bay Djerba, đón thêm hơn 300 lao động về nước. Đây cũng là chuyến bay thứ 3 đến Tunisia. Các chuyến bay tiếp theo sẽ tiếp tục được thực hiện.

 

                                             Theo ThanhNien

Các tin khác


Kỷ niệm 134 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh: Lãnh đạo Đảng, Nhà nước vào Lăng viếng Bác

Trước anh linh Chủ tịch Hồ Chí Minh, Đoàn đại biểu đã bày tỏ lòng biết ơn vô hạn, thành kính tưởng nhớ công lao to lớn của Người đối với sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc ta.

Quy định chuẩn mực đạo đức cách mạng của cán bộ, đảng viên giai đoạn mới

Thay mặt Bộ Chính trị, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã ký ban hành Quy định số 144-QĐ/TW (ngày 9/5/2024) Quy định chuẩn mực đạo đức cách mạng của cán bộ, đảng viên giai đoạn mới (Quy định số 144).

Phát huy vai trò nêu gương của cán bộ, đảng viên

Những năm qua, việc thực hiện Quy định số 34-QĐi/TU, ngày 28/01/2019 của Ban Chấp hành (BCH) Đảng bộ tỉnh quy định trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên (CB,ĐV), trước hết là Ủy viên Ban Thường vụ (BTV) Tỉnh ủy, Ủy viên BCH Đảng bộ tỉnh đã đạt kết quả tích cực. Tỉnh ủy coi đây là phương thức lãnh đạo quan trọng của Đảng; là biện pháp thiết thực, hiệu quả góp phần xây dựng, chỉnh đốn Đảng.

Đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức phong cách Hồ Chí Minh, xây dựng tỉnh Hòa Bình ngày càng giàu đẹp, văn minh

Bùi Đức Hinh, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh 


Chủ tịch Hồ Chí Minh, vị lãnh tụ thiên tài, kiệt xuất của dân tộc, người thầy vĩ đại của cách mạng Việt Nam. Người "là biểu tượng cao đẹp nhất của chủ nghĩa yêu nước và chủ nghĩa anh hùng cách mạng Việt Nam. Người là kết tinh rạng ngời của đạo đức, trí tuệ, khí phách, lương tri của dân tộc và thời đại”. Trọn cả cuộc đời, Người dâng hiến cho sự nghiệp giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp và giải phóng con người. Tư tưởng, đạo đức, phong cách của Người là tài sản tinh thần vô giá của Đảng và dân tộc ta. Học tập và làm theo Người là nhiệm vụ hết sức quan trọng, không thể thiếu đối với tất cả các tổ chức đảng, đảng viên trong việc tu dưỡng, rèn luyện, cống hiến và phụng sự đất nước.

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Cần đa dạng hóa nguồn lực phát triển nhà ở xã hội

Chiều tối 17/5, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì họp với các bộ, ngành bàn các giải pháp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong đầu tư phát triển nhà ở xã hội, thực hiện Đề án "Đầu tư xây dựng ít nhất 01 triệu căn hộ nhà ở xã hội cho đối tượng thu nhập thấp, công nhân khu công nghiệp giai đoạn 2021-2030”. Cùng dự có Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà; lãnh đạo các bộ, ngành, cơ quan Trung ương.

Triển khai hiệu quả nhiệm vụ khoa học lý luận chính trị, bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng

Sáng 17/5, tại Hà Nội, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức Lễ kỷ niệm Ngày Khoa học và Công nghệ Việt Nam (18/5).

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục